I. Thực trạng lãnh đạo của các công ty trên thế giới trong bối cảnh khủng
2. Tác động của khủng hoảng toàn cầu đối với hoạt động lãnh đạo của các
công ty trên thế giới
2.1. Hiệu suất trên phương diện sử dụng vốn
Trái ngược với niềm tin các nhà lãnh đạo chính trị và các ngành ngân hàng trung ương trên toàn thế giới cho rằng các vấn đề về phương tiện thanh toán mà họ đang phấn đấu để giải quyết để làm cho lãi suất giảm xuống và tạo ra dòng tiền không giới hạn không phải là nguyên nhân mà là hậu quả của cuộc khủng hoảng hiện nay. Các khoản nợ xấu đang chạm xuống đáy trong
13
Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44 34
đó tính thanh khoản của các công ty này đang ở mức báo động. Nó đang làm cho các ngân hàng cạn kiệt vốn để cho vay tín dụng mà còn đồng thời đang làm tăng số hộ gia đình mắc nợ và số lượng các công ty phá sản. Tính thanh khoản của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng từ 48,3 trong tháng 1 xuống còn mức 22,6 vào ngày 20/11 và 26,1 vào tháng 12. (Biểu đồ 2.1.).14
Số lượng doanh nghiệp Mỹ nộp đơn xin bảo hộ phá sản tăng khá nhiều so với những lần suy thoái kinh tế trước đây. Thời kỳ kinh tế suy giảm năm 2001, tỷ lệ xin bảo hộ phá sản tăng 19%, thập niên 1980, tỷ lệ này là 15%. Trong suy thoái hiện nay, số lượng doanh nghiệp Mỹ tuyên bố phá sản đang tăng rất nhanh trong bối cảnh suy thoái kinh tế bất chấp chính phủ Mỹ đưa ra luật mới cho việc này do muốn trốn tránh các khoản nợ, các công ty không đảm bảo được hiệu suất trên phương diện sử dụng vốn ở mức an toàn. Trong khủng hoảng, số lượng các vụ phá sản tăng lên mức 1,2 triệu vụ. Tháng 3/2009, tổng số vụ xin bảo hộ phá sản là 130.381 – tăng 46% so với tháng 3/2008 và tăng 81% so với tháng 3/2007. Tỷ lệ phá sản tăng cao là một chỉ báo tệ hại về nền kinh tế bởi xin bảo hộ phá sản là lựa chọn cuối cùng của một doanh nghiệp.15
Biểu đồ 2.1. Tính thanh khoản của các công ty ở Mỹ sụt giảm kỉ lục năm 2008
(Nguồn: CreditSlips, 01/2009) 14 http://www.blacklistednews.com/news-3005-0-3-3--.html 15 http://cafef.vn/2009041408168676CA32/ty-le-pha-san-tang-cao-bat-chap-no-luc-cua-chinh-phu-my.chn
Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44 35
Với khả năng thanh khoản ngày càng giảm sút của các công ty, hàng loạt các công ty đệ đơn xin phá sản trong khủng hoảng. Số lượng các công ty giải thể tăng lên một cách chóng mặt. Biểu đồ 2.2 thống kê về số lượng các công ty Mỹ phá sản hàng ngày được thống kê từ tháng 1/2006 đến tháng 11/2008 tăng lên một cách đáng báo động cho thấy khả năng lãnh đạo đảm bảo hiệu suất trên phương diện sử dụng vốn công ty không đủ khả năng vượt qua cơn bão tài chính nếu nhà lãnh đạo không có những biện pháp ứng phó kịp thời.
Biểu đồ 2.2. Số lƣợng doanh nghiệp Mỹ phá sản tính từ tháng 1/2006 đến tháng 11/2008
(Nguồn: CreditSlips, 01/2009)
Với hàng loạt doanh nghiệp đang mấp mé bờ vực phá sản, đã đến lúc, người đứng đầu nên đổi mới lối tư duy lãnh đạo, để đưa doanh nghiệp mình vượt qua khủng hoảng tiến về đích. Chính vì thế, thay vì đóng cửa, cấm đoán mọi chất vấn, nhà lãnh đạo nên thiết lập một hệ thống và quy trình xử lý nguồn thông tin phản hồi để tăng tính minh bạch buộc người lãnh đạo phải nâng cao tinh thần trách nhiệm.
Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44 36
2.2. Hiệu suất trên phương diện các quyết định về nhân sự
Trong khủng hoảng, lợi nhuận đi xuống và áp lực cắt giảm chi phí sản xuất đè nặng lên vai các nhà lãnh đạo buộc các nhà lãnh đạo phải tính đến phương án cắt giảm nhân sự.
Tính riêng ở Mỹ, trong tháng 3/2009 đã có 663 người bị sa thải, nâng tổng số nhân công thất nghiệp từ đầu cuộc suy thoái đến nay tại nước này là 5,1 triệu người. Một thống kê gần đây cho thấy 71% số công ty trong diện điều tra tại Mỹ thừa nhận đã sa thải nhân viên. 25% những công ty được hỏi cắt giảm lương thưởng (Biểu đồ 2.3.). Đến hết năm 2008, số người mất việc tại Hoa Kỳ lên tới nửa triệu bao gồm cả nhóm lao động có kỹ năng và trình độ chuyên môn cao trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng và quản trị. Tuy nhiên, một số ít doanh nghiệp vẫn kiên quyết duy trì lực lượng lao động với mục đích khi nền kinh tế ấm trở lại, họ có thể đẩy mạnh sản xuất ngay lập tức. Nhiều công ty khác thay vì sa thải nhân viên, cắt giảm triệt để những chi phí không cần thiết như thưởng, hoãn trả lương hoặc áp dụng biện pháp cắt giảm giờ làm việc từ 40 giờ xuống còn 32 giờ. Tuy vậy, trong nhiều tình huống việc sa thải nhân công là không thể tránh khỏi do đó tỷ lệ thất nghiệp tại nước này gia tăng nhanh chóng.
Biểu đồ 2.3. Lãnh đạo công ty Mỹ đối phó với khủng hoảng dựa trên các quyết định về nhân sự
71% 25%
4%
Cắt giảm nhân công Cắt giảm lương, thưởng Cắt giảm giờ làm
Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44 37
Tây Ban Nha là quốc gia phát triển trong lĩnh vực xây dựng, chính vì thế mà khi bong bóng ngành bất động sản sụp đổ theo khủng hoảng, thì tỷ lệ số người thất nghiệp ở Tây Ban Nha cao nhất cũng là điều dễ hiểu. Qúy I/2009, tỷ lệ người thất nghiệp tại Tây Ban Nha đã tăng 17,36% trở thành đất nước có tỷ lệ người thất nghiệp cao nhất Liên minh châu Âu với trên 4 triệu người không có việc làm. Cơ quan thống kê của Anh cũng thông báo số lượng người nhận trợ cấp thất nghiệp tăng 75.700 người lên mức 1,07 triệu, mức cao nhất từ tháng 7/2000.16
Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ thất nghiệp ở Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha tăng lên trong khủng hoảng
(Nguồn: website http://www. voxeu.org)
Trên toàn cầu tỷ lệ thất nghiệp gia tăng mạnh do lãnh đạo các tập đoàn và công ty cho rằng cắt giảm chi phí bằng biện pháp cắt giảm nhân công sẽ đảm bảo chi phí duy trì hoạt động cho công ty. (Biểu đồ 2.4.) 17
16
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=91875
17
Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44 38