Đảm bảo hiệu suất trên phương diện sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu Kinh nghiệm trên thế giới và bài học đối với Việt Nam (Trang 29 - 31)

III. Lý luận về lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu

2.1.Đảm bảo hiệu suất trên phương diện sử dụng vốn

2. Nhiệm vụ của lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu

2.1.Đảm bảo hiệu suất trên phương diện sử dụng vốn

Hầu như mỗi công ty ngày nay đều có những phương pháp chủ yếu của mình để xác định việc sử dụng vốn. Ở đây quản lý cấp cao đã dự tính một quyết định tổng thể cho cả những xí nghiệp mà trong đó các trưởng các bộ phận lớn còn rảnh rỗi và đối với những khoản đầu tư tương đối nhỏ bé. Dĩ nhiên sẽ hoàn toàn vô nghĩa khi các nhà lãnh đạo dành quá nhiều thời gian cho các quyết định đầu tư, và không còn quan tâm đến những diễn biến sau các quyết định đó. Ở đây, cần phải so sánh lãi suất các khoản vốn vay thực tế với lãi suất mong đợi, đồng thời phải đối chứng sự tác động của các quyết định đầu tư với tổng năng suất và hiệu quả với các mong đợi trước đó.

Tuy nhiên, năng lực và hiệu suất của lãnh đạo không cho phép kiên định mãi việc sử dụng vốn bằng cách so sánh các kinh nghiệm đã thu được trong đầu tư với các kế hoạch đặt ra bởi nó đòi hỏi khả năng lãnh đạo đảm bảo chi phí duy trì hoạt động ở mức phù hợp đồng thời duy trì khả năng thanh toán và sức mạnh tài chính.

2.1.1. Đảm bảo chi phí duy trì hoạt động ở mức phù hợp

Một nhiệm vụ cơ bản của nhà lãnh đạo là giảm các chi phí duy trì hoạt động bởi lẽ, một công ty bao giờ cũng phải cố gắng duy trì sự tồn tại của mình. Những chi phí này không phải là chi phí tương lai mà là những khoản

Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44 24

mục chi tiêu nảy sinh ngày hôm nay, mà mãi sau mới được bù đắp lại. Mỗi một hoạt động kinh tế bao giờ cũng gây ra những chi phí phát sinh cần phải được tiết kiệm, nhờ vậy mà một công ty, một nền kinh tế có thể tồn tại trong tương lai. Các chi phí duy trì hoạt động này khác với các chi phí được thanh toán theo mô hình kế toán ở chỗ chúng còn nảy sinh trong đó phải đảm bảo chi phí duy trì hoạt động không bao giờ được phép thấp hơn chi phi tư bản. Do vậy, một công ty với tổng tư bản của mình mà không trang trải được các khoản lãi suất tư bản thì sẽ ở trong tình trạng thua lỗ và sống nhờ vào chi phí tương lai của chính mình.

Việc bù đắp chi phí hoạt động nằm trong nhiệm vụ của nhà lãnh đạo. Họ phải gánh lấy trách nhiệm về các chi phí duy trì hoạt động và do vậy cho cả tương lai của tổ chức mình đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu. Các nhà lãnh đạo phải suy nghĩ về độ lớn của chi phí duy trì hoạt động để từ đó có thể trang trải được, hoặc tối thiểu cũng có thể đưa vào dự đoán. Điều quan trọng nhất ở đây là nhà lãnh đạo nhất thiết phải giải thích cho cổ đông, công chúng và những người nộp thuế về mức độ và ý nghĩa của chi phí duy trì hoạt động, tức là về chi phí cho sự mạo hiểm, sự đổi mới doanh nghiệp. Chi phí duy trì hoạt động cho phép lãnh đạo có thế dự tính được trước cho nhiều năm với một xác suất tương đối cao, bởi vì chúng không phải là chi phí cho tương lai mà là chi phí giao dịch. Các nhà lãnh đạo phải tự chính mình tính toán được chi phí duy trì hoạt động và coi chúng như là chi phí thực sự. Nếu không như vậy sẽ xuất hiện tình trạng mang tính nghịch lý trong thời đại khủng hoảng và lạm phát bởi công ty của họ mặc dù liên tục có những lợi nhuận kỉ lục nhưng rồi lại sụp đổ dưới gáng nặng của thua lỗ thực tế tiềm tàng.

2.1.2. Duy trì khả năng thanh toán và sức mạnh tài chính

Trong thời kì khủng hoảng, cân đối trở nên quan trọng hơn là hạch toán lỗ lãi. Vì vậy, công tác lãnh đạo phải cố gắng đạt được sức mạnh tài chính hơn là lợi nhuận cao, và trong bất kì trường hợp nào cũng phải biết được chỉ

Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44 25

số tối thiểu về khả năng thanh toán mà công ty cần có để duy trì khả năng tồn tại của mình. Trong thời kì biến động, một công ty không thể tiếp tục tiến lên, nếu suy nghĩ rằng trong khủng hoảng, có thể chờ đợi tình trạng thắt chặt tín dụng hoặc một sự giảm phát đột ngột. Vì vậy, người lãnh đạo của một công ty cần phải chăm lo sức mạnh tài chính, khả năng thanh toán, doanh số thị trường và vị trí thị trường cũng như sự đổi mới và lợi nhuận. Thực ra, khả năng thanh toán không phải là mục đích tự thân, song trong khủng hoảng thì nó trở thành một giới hạn quyết định cho sự an toàn của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu Kinh nghiệm trên thế giới và bài học đối với Việt Nam (Trang 29 - 31)