Đặc điểm doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu Kinh nghiệm trên thế giới và bài học đối với Việt Nam (Trang 55 - 59)

II. Thực trạng lãnh đạo của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh

1.1. Đặc điểm doanh nghiệp Việt Nam

Số liệu mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, hiện cả nước có 349.309 doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh, trong đó hơn 95% là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Các doanh nghiệp này chỉ mang lại giá trị GDP 80 tỷ đôla, trong khi đó ở Mỹ riêng Microsoft đã mang lại giá trị 125 tỷ USD và có khoảng 100 công ty mang lại 50 - 70 tỷ USD. Cơ sở vật chất của doanh nghiệp còn nghèo nàn, công nghệ lạc hậu. Hiện tượng các doanh nghiệp thiếu minh bạch tài chính, trốn thuế, hóa đơn giá trị gia tăng dễ dàng mua bán vẫn còn phổ biến. Các doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) chủ yếu chỉ quan hệ tốt với khách hàng còn quan hệ với nhà sản xuất lại không được chú trọng nên hiệu quả sản xuất thấp, dễ xảy ra rủi ro khi một nhà cung cấp gặp trục trặc.

Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44 50

Bảng 2.1. So sánh đặc điểm DNVN và doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Doanh nghiệp cổ điển (ở Việt Nam hiện nay)

Doanh nghiệp hiện đại

(các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng)

Các vấn đề phải đối mặt (A)

Đặc điểm doanh nghiệp (B) Các vấn đề phải đối mặt (A’) Đặc điểm doanh nghiệp (B’) 1. Đặc điểm thị trường: - Hạn hẹp, sơ khai - Dễ tính - Tự cung tự cấp ít biến động - Cạnh tranh ít và đơn giản (chủ yếu là về chất lượng về giá) - Chức năng còn thiếu & yếu 2. Luật pháp chưa đầy đủ đồng bộ

-Hoạt động đơn giản chủ yếu là sản xuất kinh doanh -Doanh nghiệp tự lo từ A->Z

-Cơ cấu doanh nghiệp còn giản đơn

-Công nghệ thấp -Quan hệ hạn hẹp

-Thiếu thực tiễn thị trường -Trách nhiệm xã hội thấp -Quy mô nhỏ

-Quản lý theo kinh nghiệm -Hiệu quả thấp -Thiếu minh bạch 1.Đặc điểm thị trường: - Thị trường rộng - Khó tính - Biến động liên tục

-Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh khắc nghiệt -Độ rủi ro lớn 2.Luật pháp dần được hoàn thiện

- Có nhiều chức năng *

- Doanh nghiệp tự lo từ A-> H, từ I-> Z đi thuê ngoài

- Cơ cấu doanh nghiệp phức tạp - Công nghệ cao được cập nhật liên tục - Quan hệ mở rộng và luôn phát triển -Trách nhiệm xã hội cao - Quy mô lớn - Công nghệ quản lý hiện đại - Hiệu quả cao -Tính minh bạch cao

( Nguồn: Bài giảng của TS. Nguyễn Quốc Phồn)

Chức năng của DNVN còn thiếu & yếu chỉ có 6 chức năng chính: sản xuất, kinh doanh, kế toán, hành chính, nhân sự, marketing (Hình 2.1.)Trong khi

Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44 51

doanh nghiệp hiện đại cần có nhiều chức năng*: Quản trị kinh doanh; Marketing; Quản trị thông tin; Dự báo; Tổ chức quản lý; Quản trị nghiên cứu và triển khai R&D; Quản trị rủi ro; Quản trị mâu thuẫn, Quản trị áp lực, Quản trị thời gian; Quản trị chất lượng; Quản trị tài chính; Quản trị chiến lược; Quản trị sản xuất; Văn hóa doanh nghiệp (Hình 2.2.).

Hình 2.1. Mô hình chức năng của doanh nghiệp Việt Nam

(Nguồn: Bài giảng của TS. Nguyễn Quốc Phồn)

Hình 2.2. Mô hình chức năng của doanh nghiệp hiện đại trong nền kinh tế kinh tế thị trƣờng

Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44 52

Các chức năng quản trị trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn chưa hoàn thiện: Thực tế cho thấy trong các DNVN nhiệm vụ của một Phòng chức năng không được lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm sát sao. Chẳng hạn chức năng của phòng kinh doanh là phải thực hiện đầy đủ công việc kinh doanh, quản trị nhân sự của phòng kinh doanh, quản trị rủi ro của phòng, quản trị R&D, quản trị hiệu quả, quản trị chiến lược, quản trị sự thay đổi và các chức năng khác giống như chức năng quản trị toàn doanh nghiệp; sau đó, chức năng của các phòng được tập hợp thành chức năng của toàn công ty.

Quản trị hành chính: còn gò bó, thực hiện theo hình thức chấm công, đi làm đúng giờ. Trong khi ở các nước khác, quản trị hành chính được thực hiện kinh doanh hóa trong hoạt động doanh nghiệp.

Quản trị sự thay đổi: trong khi ở các nước khác đổi mới liên tục và tài năng hóa công ty, các doanh nghiệp Việt Nam không chú trọng đến công tác này nên còn gặp nhiều khó khăn khi rủi ro xảy ra hoặc công ty có sự thay đổi về quy mô sản xuất.

Quản trị sản xuất : Trong khi trên thế giới, định mức và quản trị tổng thể của đầu vào chất lượng đo lường bằng tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm toàn diện ISO 9000 ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất TQM, quản trị tổng thể hiệu quả, hiệu suất của sản xuất thì ở Việt Nam quản lý chất lượng sản phẩm chỉ được thực hiện bằng việc kiểm tra sản phẩm ở công đoạn cuối cùng KCS.

Quản trị tài chính: Trong các doanh nghiệp Việt Nam thường không có phòng tài chính, chỉ có phòng kế toán tài vụ do đó các chức năng của quản trị tài chính như hoạch định tài chính doanh nghiệp, tìm kiếm nguồn vốn hợp lý, phân bổ các nguồn lực trong công ty, quản trị quay vòng vốn, tính thanh khoản và quản trị sự phân phối (phân chia lợi ích) ăn lãi ít nhất trên một sản phẩm, nguồn vốn chưa được sử dụng một cách có hiệu quả.

Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44 53  Quản trị nhân sự: Trong khâu tuyển dụng, có nhiều đơn vị tuyển dụng nhân viên vào vị trí lãnh đạo vì họ có thâm niên công tác và (hoặc) bằng cấp cao, đặc biệt những người tốt nghiệp từ những cơ sở đào tạo có uy tín ở các nước phát triển vì lãnh đạo cho rằng những người này có thể đem lại nhiều sự cải tiến mang tính thuyết phục cao mà họ đã học hỏi được ở nước ngoài để áp dụng vào thực tế. Ở Việt Nam vẫn còn tồn tại chế độ gia đình hóa trong doanh nghiệp do đó không thu hút được nhân tài.

Quản trị kinh doanh: Việt Nam quan niệm kinh doanh là mua vào và bán ra. Nhưng thực chất quản trị kinh doanh là quản lý khoa học của đầu vào và đầu ra sản phẩm và quản lý kinh doanh.

Một sự khác biệt rất lớn giữa các DNVN và DNNN là trong khi vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp nước ngoài là công nghệ thông tin và tiến bộ kỹ thuật, thị trường cung cấp và tiêu thụ thì DNVN lại chủ yếu quan tâm đến các thông tin về cơ chế chính sách liên quan đến DN. Điều này cho thấy các DNVN mới ở trình độ kinh doanh rất sơ khai.

Nhìn chung, DNVN còn gặp nhiều trở ngại về nhận thức lãnh đạo cũng như cách điều hành trong doanh nghiệp của nhà lãnh đạo cũng như người tham gia vào nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, để hoàn thiện doanh nghiệp mình, các nhà lãnh đạo cần phải nhận thức đầy đủ về kinh tế thị trường và doanh nghiệp Việt Nam phải đặt mình trong bối cảnh kinh tế toàn cầu để từ đó nâng cao kĩ năng lãnh đạo doanh nghiệp của các nhà quản lý.

Một phần của tài liệu Lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu Kinh nghiệm trên thế giới và bài học đối với Việt Nam (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)