Tăng cường biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các tập

Một phần của tài liệu Lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu Kinh nghiệm trên thế giới và bài học đối với Việt Nam (Trang 75 - 77)

I. Bài học cho chính phủ Việt Nam

4. Tăng cường biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các tập

Việc quan trọng cuối cùng mà chính phủ nên chú trọng chính là việc đưa ra các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp và các tập đoàn để phần nào giảm bớt những gánh nặng kinh doanh mà họ phải gánh chịu trong khủng hoảng toàn cầu. Để giải quyết khó khăn cho cả ngân hàng và các DN, Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ khó khăn cho các doanh nghiệp như giảm

Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44 70

thuế nhập khẩu một số mặt hàng thuộc nhóm cân đối lớn, giảm thuế thu nhập DN cho một số DN…sẽ gián tiếp hỗ trợ các ngân hàng. Nếu điều kiện cho phép nới lỏng chính sách tiền tệ thì nên điều chỉnh từng bước nhỏ để hoạt động ngân hàng thích ứng dần, tránh điều chỉnh những bước dài sẽ gây sốc.

Chính phủ cần khẩn trương cơ cấu lại hệ thống Quỹ bảo lãnh tín dụng của Chính phủ để bảo lãnh cho các DNNVV vay vốn ngân hàng, giúp các DNNVV dễ tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng giúp hệ thống ngân hàng đảm bảo an toàn trong hệ thống tín dụng. Nguồn lực quốc gia hạn hẹp của chúng ta đang bị phung phí quá mức bởi các tập đoàn kinh tế nhà nước độc quyền. Để nối lại được mạch tăng trưởng thì Việt Nam nhất định phải triệt để cải tổ các tập đoàn độc quyền trong các ngành công nghiệp xương sống của đất nước.

Bên cạnh các doanh nghiệp các tập đoàn lớn thì các doanh nghiệp nhỏ và những người có điều kiện kinh tế khó khăn trong xã hôi là những đối tượng rất cần phải được Chính phủ bảo vệ và hỗ trợ trong khủng hoảng để giảm bớt các khó khăn. Họ là bộ phận dễ bị lãng quên và không được đại diện một cách thích đáng nhưng lại là một trong những tài nguyên có giá trị nhất cho phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay.

Một biện pháp hỗ trợ hay dùng của chính phủ là thực hiện gói kích cầu. Về gói kích cầu, chính phủ cần có cơ chế giám sát thực thi trong quá trình triển khai, làm thế nào để tránh kích cầu hàng ngoại, cơ cấu mục tiêu ưu tiên (quan hệ giữa kiềm chế suy giảm tăng trưởng GDP, ngăn chặn thất nghiệp, cứu doanh nghiệp và hạn chế thâm hụt ngân sách). Đó là những giải pháp cần thiết, kịp thời và hợp lòng dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một yếu tố quan trọng khác, là sự hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước về mặt chính sách, giúp cho doanh nghiệp giải quyết đầu ra như thực hiện các biện pháp xúc tiến thương mại là những giải pháp mang tính hiệu quả lâu dài mà nhiều doanh nghiệp đang rất cần. Bên cạnh đó, những thông tin dự báo của Nhà nước cũng

Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44 71

là yếu tố cực kỳ quan trọng, tạo thuận lợi nhiều hơn cho sự điều hành của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu Kinh nghiệm trên thế giới và bài học đối với Việt Nam (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)