II. Bài học cho các nhà lãnh đạo
3. Đưa ra các chính sách mới tương thích với tình hình kinh tế chung
3.3. Tiếp tục đầu tư vào thế mạnh của doanh nghiệp
Nhà quản lý khi lãnh đạo doanh nghiệp phải luôn nắm chắc và phát huy thế mạnh của các doanh nghiệp, tập trung cho hoạt động chính, vì đây là gốc rễ để phát triển doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tập trung vào ngành kinh doanh chủ đạo thay vì tham gia vào nhiều ngành hàng mà công ty không có nhiều lợi thế cạnh tranh. Trong bối cảnh khủng hoảng, việc đầu tiên các doanh nghiệp nghĩ đến là cắt giảm các chi phí không cần thiết cho hoạt động kinh doanh song các doanh nghiệp cũng nên cân nhắc vào vị thế của doanh nghiệp để tiếp tục đầu tư cho các mặt mạnh của mình.
Là nhà quản lý trụ cột của công ty, người lãnh đạo cần phải nắm vững tình trạng và các con số thống kê hoạt động của công ty mình. Bản báo cáo của công ty không thể bỏ qua những khó khăn phải đương đầu trong cơn khủng hoảng, cũng như phải bao quát được các vấn đề như tình hình sản xuất, vấn đề tài chính, cơ cấu nhân viên, trình độ quản lý của các cấp trung gian. Lãnh đạo phải đối chiếu với thực trạng chung của nền kinh tế, đồng thời tập trung mọi nguồn nhân lực xây dựng những chiến lược phù hợp để duy trì hoạt động trên cơ sở bản báo cáo đó từ đó ưu tiên cho các giải pháp liên quan đến vấn đề tài chính. Đó là các giải pháp như tái cơ cấu vốn, tài sản, các giải pháp
Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44 79
về xử lý các vấn đề liên quan đến đầu tư và dòng tiền mặt bổ sung, cũng như các giải pháp kiểm soát và quản lý tiền mặt. Qua đó, nhà lãnh đạo sẽ định hình được việc có nên tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực mà mình đang chiếm ưu thế hay không chứ không nên chuyển sang lĩnh vực khác để tiết giảm chi phí bắt đầu từ việc tổ chức lại quá trình sản xuất và phân phối, từ đó xác định tổng chi phí cần thiết nhằm phát triển cơ cấu vốn thích hợp nhằm hỗ trợ hiệu quả nhất cho mô hình kinh doanh mới theo dự trù của lãnh đạo.