Đảm bảo quản lý các quyết định theo mục tiêu

Một phần của tài liệu Lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu Kinh nghiệm trên thế giới và bài học đối với Việt Nam (Trang 32 - 35)

III. Lý luận về lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu

2. Nhiệm vụ của lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu

2.3. Đảm bảo quản lý các quyết định theo mục tiêu

Trong thời kì khủng hoảng, một công ty phải được tổ chức và lãnh đạo chặt chẽ và linh hoạt để có thể vừa vượt qua được các thời kì căng thẳng, vừa tận dụng một cách nhanh chóng các cơ hội bất ngờ nhằm đạt được các ưu thế. Điều này càng cần thiết đối với các công ty đã trải qua một thời gian tương đối dài yên tĩnh, trầm lắng và có thể dự đoán trước được một tình trạng có thể đưa tổ chức vào tình trạng trì trệ và suy yếu một cách quá đáng. Cái tối thiểu mà doanh nghiệp mong đợi ở một nhà quản lý là họ phải luôn cố gắng thực hiện được các mục tiêu đã được đặt ra với những phương pháp tốt nhất có thể. Việc sử dụng các nguồn định hướng vào kết quả đòi hỏi một sự kiểm soát liên tục nhằm từ bỏ một cách hợp lý các lĩnh vực hứa hẹn ít kết quả và ít hiệu quả hơn so với một nhiệm vụ mới được đề ra như phát triển sản phẩm mới với giá rẻ hơn phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng trong thời buổi khủng hoảng trong khi so với thời kinh tế phát triển họ sẵn sàng bỏ tiền ra để mua những đồ xa xỉ, đắt tiền.

Trong cuốn Thực hành quản lý (1954), Drucker đã đưa ra cụm từ “quản lý theo mục tiêu” cho đến nay vẫn còn thời thượng. Ông cho rằng giới quản lý phải biết đặt ra những mục tiêu dài hạn rõ ràng và biết biến những mục tiêu này thành những yêu cầu ngắn hạn cụ thể cho giới quản lý trung gian thi hành. Người lãnh đạo có năng lực trong cơn khủng hoảng đòi hỏi phải có trình độ về việc lên kế hoạch và cam kết điều hành doanh nghiệp của mình

Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44 27

theo kế hoạch. Bởi công việc của người lãnh đạo không hề đơn giản, nó bao gồm một chuỗi các hành động: lên kết hoạch cho thảm hoạ, chiến lược ứng phó với nó, phát triển sản xuất, nhân sự hay marketing để chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra. Ngay từ hôm nay, kế hoạch hóa có nhiệm vụ tối ưu hóa các xu thế trong tương lai. Chiến lược cần phải được định hướng vào đó để vạch ra và đánh giá được các cơ hội mới trong tương lai. Chẳng hạn như nó phải hiểu rằng khách hàng của mình trả tiền cho cái gì và họ đánh giá cái gì là có giá trị. Và mỗi công ty cần phải suy nghĩ về những sức mạnh riêng có của mình là ở đâu, có đúng là các thế mạnh và nó có đủ lớn không, có đúng là nó sẽ đem lại hiệu quả khi đem ra sử dụng có mục tiêu hay không. Ngoài ra, nó cũng phải tỉm cách xác định cho được ranh giới giữa thị trường hiện tại và thị trường tiềm tàng của mình trong tương lai. Lý do là trên nhiều thị trường chỉ những công ty có sự khác biệt rõ rệt so với đối thủ cạnh tranh mới thành đạt.

Drucker đã chỉ ra rằng trong khoa học, có những khái niệm được biết tới là “những điều kiện biên”. Và một quyết định không làm thỏa mãn những điều kiện biên này còn tệ hại hơn cả những quyết định xác định sai vấn đề”. Drucker đã thuật lại chi tiết việc cựu Tổng thống Mỹ Roosevelt đã mở rộng các điều kiện biên của bản thân ông sau vụ “sụp đổ kinh tế đột ngột” giữa mùa hè năm 1932 và mùa xuân năm 1933. Trước đó, Roosevelt đã theo đuổi một chính sách tương đối bảo thủ về phục hồi kinh tế. Nhưng khi tình trạng khủng hoảng ngày càng tệ hại hơn, mục tiêu của ông đã chuyển từ không chỉ phục hồi mà còn là cải tổ hoàn toàn nền kinh tế. Đây là một ví dụ điển hình về “mở rộng các điều kiện biên” của các nhà lãnh đạo trong lịch sử.

Bởi vậy, một quyết định chiến lược thực chất là một sự lựa chọn thời điểm đúng đắn và phương thức đúng đắn cho sự thay đổi. Trong khi việc lựa chọn thời điểm quá sớm có thể gây nguy hại đến vị trí lãnh đạo hiện thời của một sản phẩm vẫn còn tốt, thì sự lựa chọn thời điểm quá muộn lại làm nảy

Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44 28

sinh vấn đề sự tồn tại của công ty trong tương lai. Chẳng hạn một công ty quản lý định hướng vào chiến lược tăng trưởng trong khủng hoảng thì đó phải là chiến lược hoàn toàn đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng. Trong sự tiếp nối của các thời kì khủng hoảng theo chu kì, mỗi thời kì là một sự bi đát lớn không thể tránh khỏi, và sau đó tất cả đều tin rằng không có sự tăng trưởng nào nữa. Tuy nhiên, cứ mỗi lần trải qua một thời kì suy thoái, tăng trưởng lại được dồn nén lại. Vì vậy, các công ty nhất thiết phải nỗ lực tìm ra cho được các lĩnh vực tăng trưởng phù hợp với sức mạnh của mình và tập trung vào các nguồn lực vào các lĩnh vực mới, hấp dẫn trong tương lai. Mỗi công ty muốn tồn tại, về cơ bản ít nhất phải đạt được sự tăng trưởng cực tiểu nào đó, và trong trường hợp thị trường được mở rộng thì sự tăng trưởng này sẽ ngày càng phải tương ứng với sự thay đổi cơ cấu ngành trong đó làm tăng tổng hiệu quả của tất cả các yếu tố.11

11

Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44 29

CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG LÃNH ĐẠO TRONG

Một phần của tài liệu Lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu Kinh nghiệm trên thế giới và bài học đối với Việt Nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)