Cân nhắc với thị trường ngoại và các hoạt động Mua lại và Sát nhập

Một phần của tài liệu Lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu Kinh nghiệm trên thế giới và bài học đối với Việt Nam (Trang 85 - 86)

II. Bài học cho các nhà lãnh đạo

3. Đưa ra các chính sách mới tương thích với tình hình kinh tế chung

3.4. Cân nhắc với thị trường ngoại và các hoạt động Mua lại và Sát nhập

(M&A)

Khi phải chịu áp lực về chi phí, các công ty thường nghĩ đến các nước đang phát triển hoặc các thị trường mới nổi, nhưng thật ra nền kinh tế tại các nước này cũng đã chuyển mình mạnh mẽ. Giá nhân công tại các nhà máy ở Trung Quốc hay Malaysia liên tục tăng trưởng như một làn sóng khi các quốc gia này có sự nhảy vọt về kinh tế. Trong khi đó tại Mỹ, số lượng lao động bị thất nghiệp liên tục gia tăng, và khoảng cách về tiền lương giữa các quốc gia này ngày càng được rút ngắn hơn. Giá dầu khi đã hạ sau khi lên đến đỉnh cũng vẫn cao hơn nhiều so với cách đây năm năm và theo phân tích của nhiều chuyên gia thì không có dấu hiệu đi xuống. Do đó, chi phí cho việc vận chuyển cũng có thể là một trong các yếu tố góp phần vào việc chấm dứt làn sóng đầu tư ra nước ngoài. Không chỉ thế, chi phí đầu tư cho trụ sở, máy móc, thuế, hải quan, thời gian, tốc độ sản xuất… có thể tạo thành một khoản lớn. Trong thời điểm mà tất cả chi phí đều đội giá như thế này, đầu tư ra nước ngoài không hẳn là ý kiến hay. Chính vì thế khi quyết định đầu tư ra thị trường nước ngoài thì các nhà lãnh đạo cần cân nhắc kĩ tình hình tài chính, các điều kiện kinh doanh hay mặt hàng… của mình có phù hợp với tình hình nước định đầu tư không để đưa ra quyết định đúng đắn.

Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế cũng là thời điểm thuận lợi nhất để mua lại tài sản của các công ty với giá rẻ. Hoạt động sáp nhập có khuynh

Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44 80

hướng lên đến đỉnh cao khi hầu hết công ty đều xem khủng hoảng như một thời điểm cho việc tích trữ nguồn lực cho đến khi thị trường phục hồi. Đây là cơ hội lớn để thâu tóm các công ty nhỏ và nhân tài của họ. Các công ty nên cân nhắc nhu cầu kinh doanh trong suốt thời kỳ phát triển lẫn suy sụp của nền kinh tế, chứ đừng chỉ dựa trên trực giác. Khi khủng hoảng kinh tế kết thúc, đường đua lại rộng mở với sự hứa hẹn về một tương lai tươi sáng, vị trí của công ty so với các đối thủ phụ thuộc vào nhà lãnh đạo ngay từ lúc này.

Một phần của tài liệu Lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu Kinh nghiệm trên thế giới và bài học đối với Việt Nam (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)