I. Bài học cho chính phủ Việt Nam
2. Đánh giá sớm và chính xác các tác động của cuộc khủng hoảng
Trong khoảng hơn một năm qua, Việt Nam thực sự đã trải qua hai cuộc khủng hoảng, một do chúng ta tự gây ra hồi đầu năm 2008 và một do ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu từ hồi cuối 2008. Cuộc khủng hoảng tài chính, nhà đất, chứng khoán, cùng các vấn đề liên quan đến cán cân xuất nhập khẩu và tỷ giá cần phải được mổ xẻ và tìm bằng được lời giải để ngăn chặn các trường hợp tương tự trong tương lai. Qua các cuộc khủng hoảng như thế, điều mà chính phủ Việt Nam nên quan tâm chú trọng là cần đặc biệt quan tâm hơn đến công việc dự báo và đưa ra những đánh giá chính xác và sớm nhất có thể về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng để từ đó dự trù xây dựng tốt những nền tảng cơ bản cho phát triển hệ thống và thị trường tài chính như khuôn khổ pháp lý về giám sát và tổ chức giám sát tài chính, việc phát triển các định chế đầu tư dài hạn, định mức tín nhiệm, hệ thống động lực, việc tổ chức lại hai
Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44 66
sàn giao dịch chứng khoán... Việc xây dưng hệ thống thông tin minh bạch cũng là cơ sở để giúp tăng cường công tác dự báo và qua đó cũng củng cố thêm niềm tin của công chúng. Bởi nhiều khi sự đỗ vỡ của ngân hàng bắt nguồn từ tâm lý hoảng loạn thái quá của dân chúng. Bài học này liên quan đến việc sử dụng tốt một công cụ kiểm soát là bảo hiểm tiền gửi (BHTG). Tổ chức BHTG cần phát huy tốt vai trò của mình để tạo được niềm tin của công chúng đối với hệ thống tài chính ngân hàng và tham gia ngăn chặn, xử lý những rủi ro nhằm hạn chế sự đổ vỡ mang tính dây chuyền. Vì thế, hệ thống thông tin minh bạch và sự phân công, phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan giám sát tài chính là đặc biệt quan trọng.
Đối với Việt Nam, việc đánh giá đúng tác động của cuộc khủng hoảng trong điều kiện đã hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới là một công việc hết sức quan trọng và đòi hỏi chính phủ phải quan tâm. Bài học từ cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực khởi đầu từ ngày 2/7/1997 tại Thái Lan, khi mà Việt Nam nằm ngoài vòng xoáy của cuộc khủng hoảng, nhưng do không chủ động đề ra các giải pháp hữu hiệu nên đã chịu tác động nặng nề, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút trong 5 năm liền, đầu tư nước ngoài ở vào trạng thái trì trệ từ năm 1998 đến năm 2004.
Để tránh lặp lại tình trạng đó, nước ta cần nghiên cứu để nhận dạng đầy đủ tác động của cuộc khủng hoảng, đề ra các giải pháp đồng bộ và phối hợp với các nước khác thực hiện các chủ trương chung để đối phó, đồng thời phải từ bài học kinh nghiệm của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ có liên quan đến thị trường bất động sản và sự lỏng lẻo tín dụng của nhiều ngân hàng để xem xét một cách khách quan tình hình đất nước, trong đó có hoạt động tín dụng của các ngân hàng Việt Nam, nhất là những khoản tín dụng đối với thị trường nhà đất đang có dấu hiệu bất ổn mà hậu quả rất khó lường đối với tình hình tài chính – tiền tệ của đất nước.
Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44 67