6. Cấu trúc luận văn
1.2.2. Điều kiện tự nhiên
1.2.2.1. Địa hình
Gia Lai có độ cao trung bình 800 - 900 m, với đỉnh cao nhất là Kon Ka Kinh thuộc huyện K’Bang: 1.748m và nơi thấp nhất là vùng hạ lưu sông Ba: 100m. Địa hình có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, nghiêng từ Đông sang Tây với 3 kiểu địa hình chính: địa hình đồi núi, địa hình cao nguyên và địa hình thung lũng (Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Gia Lai, 2018).
1.2.2.2. Khí hậu, thời tiết
Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, trong năm chia làm 2 mùa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vùng Tây Trường sơn có lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.200 đến
2.500 mm, vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 đến 1.750 mm; nhiệt độ trung bình năm từ 220C đến 250C, khí hậu Gia Lai nhìn chung thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp, kinh doanh tổng hợp nông lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc (Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Gia Lai, 2018).
1.2.2.3. Nguồn nước, thủy văn
Gia Lai có tổng trữ lượng khoảng 23 tỉ m3, phân bố trên hệ thống các con sông lớn như: sông Sê San, sông Ba, sông Srê Pook. Tiềm năng nước ngầm có trữ lượng khá lớn, chất lượng tốt, phân bố chủ yếu trong phức hệ nước phun trào bazan có tổng trữ lượng cấp A+B là 23.894m3/ngày, cấp C1/là 61.065 m3/ngày và cấp C2 là 989.600 m3/ngày, cùng với hệ thống nước bề mặt đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân trong địa bàn tỉnh trong việc trồng và cung cấp đủ nước cho cây chanh dây phát triển đạt năng suất (Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Gia Lai, 2018).