Thực trạng DNNN đã cổphần hoá

Một phần của tài liệu Chất lượng tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa của tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 31 - 37)

* Khái quát về tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xƣa, mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống khoa bảng và nền văn hóa lâu đời.Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Đông giáp tỉnh Hải Dƣơng. Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có các hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với các tỉnh trong vùng nhƣ quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn; Đƣờng cao tốc 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long; Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dƣơng - Hải Phòng; Trục đƣờng sắt xuyên Việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn và Trung Quốc; Mạng đƣờng thủy sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình rất thuận lợi nối Bắc Ninh với hệ thống cảng sông và cảng biển của vùng tạo cho Bắc Ninh là địa bàn mở gắn với phát triển của thủ đô Hà Nội, theo định hƣớng xây dựng các thành phố vệ tinh và sự phân bố công nghiệp của Hà Nội. Đây là những yếu tố rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và giao lƣu của Bắc Ninh với bên ngoài.

Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và là một trong 8 tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, khu vực có mức tăng trƣởng kinh tế cao, giao lƣu kinh tế mạnh của cả nƣớc, tạo cho Bắc Ninh nhiều lợi thế về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Là cửa ngõ phía Đông Bắc và là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và trên hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà

Nội - Hải Phòng - Hạ Long và có vị trí quan trọng về kinh tế và an ninh quốc phòng.

* Quá trình cổ phần hóa DNNN tỉnh Bắc Ninh

Khi tỉnh Bắc Ninh đƣợc tái lập, các DNNN do tỉnh quản lý chủ yếu đƣợc hình thành từ chia tách các DNNN của tỉnh Hà Bắc (cũ). Chỉ có 02 doanh nghiệp thành lập mới là Công ty Xây dựng Bắc Ninh và Công ty In Bắc Ninh. Trong đó Công ty In Bắc Ninh bị giải thể ngay sau đó do không hoạt động đƣợc.

Ngay từ năm 1997, tỉnh đã quan tâm đến công tác đổi mới, sắp xếp DNNN, trong đó có công tác cổ phần hoá, nhƣng do những hạn chế về chính sách và nhận thức lúc đó, các phƣơng án đổi mới, sắp xếp DNNN giai đoạn 1997- 2000 đều khó thực hiện, thậm chí thiếu tính khả thi và ảnh hƣởng khá nhiều đến tâm lý ngƣời lao động. Về chính sách, chế độ cổ phần hóa giai đoạn này, thực hiện theo Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ, các doanh nghiệp cổ phần hoá trong giai đoạn này đều kéo dài hàng năm gây ảnh hƣởng đến sản xuất, kinh doanh. Tính đến hết tháng 12-2001, toàn tỉnh mới chỉ cổ phần hoá đƣợc tổng số 9 đơn vị, doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa 06 doanh nghiệp và 03 bộ phận doanh nghiệp.

Ngày 19-6-2002, Chính phủ ban hành Nghị định 64/2002/NĐ-CP về việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần tạo động lực và cơ chế quản lý năng động hơn cho DNNN khi cổ phần hóa. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, UNND tỉnh đã xây dựng Phƣơng án tổng thể đổi mới, sắp xếp cổ phần hóa DNNN và đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 995/QĐ- TTg ngày 31-10-2002 bao gồm 16 doanh nghiệp. Quyết định này có tính pháp lý cao để thực hiện kiên quyết chủ trƣơng đổi mới, sắp xếp DNNN. Thực hiện Quyết định 995/QĐ-TTg, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị quán triệt, các quy định của Nhà nƣớc. Trong thời gian 2002-2003, UBND tỉnh đã ban hành quyết định cổ phần hoá đối với từng doanh nghiệp trên. Tuy nhiên, do công tác cổ phần hoá khá phức tạp, trong khi chủ yếu cán bộ làm việc kiêm nhiệm; đồng thời phía doanh nghiệp và một số cơ quan Nhà nƣớc tham gia chỉ đạo

thiếu quyết tâm, nên mặc dù số lƣợng doanh nghiệp của tỉnh Bắc Ninh không nhiều, nhƣng tiến độ thực hiện chậm. Trong phƣơng án đổi mới sắp xếp doanh nghiệp theo Quyết định 995/QĐ-TTg, đến tháng 06/2004 (trong vòng 2 năm), chỉ hoàn thành cổ phần đƣợc 01 đơn vị: Xí nghiệp Khảo sát thiết kế giao thông. Vẫn còn 15/16 DNNN phải giao và cổ phần hoá (trong đó có 03 doanh nghiệp đã xác định xong giá trị). Đứng trƣớc những thách thức, khó khăn mới do thực tế công tác cổ phần hóa, đổi mới doanh nghiệp đặt ra, tại phiên họp ngày 22-6-2004, Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ đã có chỉ đạo cần phải có giải pháp đột phá để việc cổ phần hoá hoàn thành đúng tiến độ do Chính phủ quy định.

Ngày 16-11-2004, Chính phủ ban hành Nghị định 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nƣớc thành công ty cổ phần thay thế Nghị định 64/2002/NĐ-CP. Đứng trƣớc tình hình mới, nhằm thực hiện tốt chỉ đạo của chính phủ về công tác sắp xếp, cổ phần hóa DNNN, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành một số chính sách phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng, chủ động yêu cầu các ngành, các cấp phối hợp thực hiện. Do vậy công tác cổ phần hóa đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng.

Thực hiện chỉ đạo trên của Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ, Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh đã xây dựng kế hoạch giao 02 doanh nghiệp và cổ phần hoá 13 doanh nghiệp và 01 bộ phận doanh nghiệp: Xí nghiệp thảm len Bắc Ninh (do không sáp nhập vào Tổng Công ty May Việt Nam) đƣợc UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 1076/QĐ-CT ngày 06-7-2004. Trên cơ sở đó, Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp tỉnh phối hợp với các Sở, Ngành tập trung chỉ đạo quyết liệt, thƣờng xuyên xin ý kiến của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ƣơng để tháo gỡ các vƣớng mắc. Nhờ vậy, công tác cổ phần hoá đã có chuyển biến tích cực và đạt kết quả cao.

Quyết định 1076/QĐ-CT ngày 06-07-2004 của Chủ tịch UBND tỉnh đã quy định chi tiết về thời gian thực hiện từng bƣớc của quá trình cổ phần hoá: xác định giá trị doanh nghiệp, xây dựng phƣơng án cổ phần hoá, phƣơng án sắp xếp lao động, thời gian tiến hành bán cổ phần, Đại hội cổ đông, đăng ký

kinh doanh và chính thức chuyển sang công ty cổ phần. Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp đã làm việc với Giám đốc các doanh nghiệp để cán bộ quản lý doanh nghiệp yên tâm cổ phần hoá; lựa chọn doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, ít phức tạp về tài chính để tiến hành trƣớc, rút kinh nghiệm; kiện toàn các tổ công tác cổ phần hoá, phân công công việc để thực hiện theo nguyên tắc gối đầu các bƣớc, có thể thực hiện đồng thời các bƣớc nhƣ: khi Tổ công tác thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải xây dựng phƣơng án cổ phần hoá để khi UBND tỉnh công bố giá trị doanh nghiệp thì sau 5-10 ngày doanh nghiệp có thể hoàn thành phƣơng án cổ phần hoá trình cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

Trong quá trình tổ chức thực hiện cổ phần hoá, Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp đều tiếp xúc với đại diện số đông hoặc toàn thể cán bộ, công nhân viên, ngƣời lao động trong doanh nghiệp để giải quyết các vƣớng mắc và xung đột lợi ích trong quá trình cổ phần hoá. Nhờ kiên trì giải thích, thuyết phục và có biện pháp giải quyết tại chỗ nên cán bộ công nhân viên, ngƣời lao động đều yên tâm; nhiều buổi tiếp xúc liên tục từ sáng đến chiều để giải quyết vƣớng mắc đã làm ngƣời lao động cảm động, tin tƣởng và từ đó hƣởng ứng mạnh mẽ hơn. Khi ngƣời lao động tin tƣởng, hƣởng ứng thì mọi khó khăn, vƣớng mắc đều vƣợt qua và thực hiện thuận lợi; điển hình nhƣ Công ty Xuất nhập khẩu, Công ty Vật liệu xây dựng Cầu Ngà, Công ty Thƣơng mại Bắc Ninh.

Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh làm việc và ký biên bản với các Sở quản lý doanh nghiệp về tiến độ thực hiện và phối hợp giải quyết khi vƣớng mắc xảy ra. Lãnh đạo UBND tỉnh đặc biệt quan tâm đến công tác cổ phần hoá, dành nhiều thời gian nghe, cho ý kiến các vấn đề cụ thể. Trên cơ sở đó, Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh trình UBND tỉnh giải quyết các vấn đề bằng văn bản rất nhanh chóng, thƣờng chỉ 2-3 ngày, nhiều vấn đề đƣợc giải quyết trong ngày.

Với các biện pháp đồng bộ nhƣ trên từ tháng 06-12/2004, Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh đã hoàn thành cổ phần hóa 12 doanh nghiệp,

bộ phận doanh nghiệp. Trong đó: cổ phần hoá đƣợc 10 doanh nghiệp: Công ty Giống cây trồng, Công ty Tƣ vấn xây dựng, Công ty Tƣ vấn xây dựng nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty Xây dựng, Công ty Đầu tƣ phát triển nhà, Công ty Sách giáo khoa và Thiết bị trƣờng học, Công ty Sách và Vật phẩm văn hoá, Công ty Nông sản, Công ty Vật liệu xây dựng Cầu Ngà, Công ty XNK Bắc Ninh và cổ phần hóa 02 đơn vị bộ phận doanh nghiệp: Xí nghiệp Thảm len Bắc Ninh, Cửa hàng thƣơng nghiệp Gia Bình.

Năm 2005 tiếp tục hoàn thành cổ phần hoá 04 doanh nghiệp: Công ty May Bắc Ninh, Công ty Sông Cầu, Công ty Du lịch, Công ty Thƣơng mại Bắc Ninh. Nhƣ vậy giai đoạn từ tháng 6-2004 đến tháng 12-2005, UBND tỉnh đã hoàn thành cổ phần hóa 16 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các doanh nghiệp cổ phần hóa giai đoạn này đều phải giải quyết tồn tại về tài chính theo Nghị định 187/NĐ-CP ngày 16-11-2004 của Chính phủ. Trong quá trình thực hiện các doanh nghiệp đều thực hiện đúng quy trình bán đấu giá cổ phần. Có 02 doanh nghiệp đạt giá trị cao so với mệnh giá ban đầu khi đấu giá: Công ty Nông sản đạt mức giá bình quân 108.000/1 cổ phần mệnh giá 100.000 đ; Công ty Thƣơng mại đạt 17.233/1 cổ phần mệnh giá 10.000 đ. Nghị định 187/NĐ-CP đã tạo ra cơ chế mới để thực hiện cổ phần hoá thuận lợi hơn, phù hợp với cơ chế thị trƣờng. Nhƣ vậy đến hết năm 2005, chỉ còn 02 doanh nghiệp, đơn vị chƣa cổ phần hoá: Công ty vật tƣ kỹ thuật nông nghiệp Bắc Ninh, Xí nghiệp Giống thủy sản. Do tính chất phức tạp của các đơn vị này, nên đến năm 2009 mới cổ phần hóa xong Công ty vật tƣ kỹ thuật nông nghiệp (do phải cơ cấu tài sản).

Trong đó giao 03 doanh nghiệp cho tập thể ngƣời lao động là: Công ty cổ phần Tƣ vấn đầu tƣ xây dựng Bắc Ninh; Công ty cổ phần tƣ vấn nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Ninh và Công ty cổ phần Tƣ vấn xây dựng giao thông Bắc Ninh.

Giai đoạn 2011 – 2015, toàn tỉnh có 3 DNNN thuộc diện cổ phần hóa. Đến nay, các bƣớc thực hiện cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu đề ra, trong đó, Công ty TNHH một thành viên Quản lý và Xây dựng giao thông Bắc Ninh

hoàn thành việc CPH vào tháng 11/2015, Công ty TNHH một thành viên Môi trƣờng và Công trình đô thị Bắc Ninh đã xác định xong giá trị tài sản của doanh nghiệp, hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2015. Riêng với Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nƣớc Bắc Ninh, do thay đổi phƣơng án nên dự kiến sẽ hoàn thành việc cổ phần hóa vào đầu năm 2016.

Nhƣ vậy, quá trình cổ phần hóa, chuyển đổi DNNN tỉnh Bắc Ninh bắt đầu từ năm 1997. Tính đến cuối năm 2015, có 54 doanh nghiệp của tỉnh Bắc Ninh đã hoàn thành cổ phần hóa.

Sau cổ phần hoá, các Tổ công tác tiếp tục giúp đỡ các Công ty cổ phần ổn định sản xuất, kinh doanh. Đối với Công ty cổ phần Cầu Ngà, mặc dù ngƣời đại diện phần vốn Nhà nƣớc là chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty vi phạm pháp luật, phải đình chỉ quản lý Công ty, nhƣng công ty vẫn hoạt động ổn định, hiệu quả tăng lên. Tất cả các doanh nghiệp đều khắc phục đƣợc tình trạng kinh doanh thua lỗ, nợ Ngân sách; thực hiện tốt chế độ cho ngƣời lao động. Đa số các doanh nghiệp chuyển sang công ty cổ phần đều kinh doanh đã có lãi, tình hình tài chính và thu nhập của ngƣời lao động đƣợc cải thiện, chi phí sản xuất kinh doanh giảm đáng kể, hiệu quả và sức cạnh tranh tăng lên. Sau một thời gian cổ phần hoá, hình ảnh Công ty đƣợc thay đổi, đến nay, cơ bản bán hết phần vốn Nhà nƣớc, phát hành thêm cổ phần (trừ công ty cổ phần Dabaco Việt Nam).

Cơ cấu về cổ đông công ty, một số doanh nghiệp tỷ lệ cổ đông cá nhân ngoài doanh nghiệp có tăng lên đáng kể từ khi cổ phần hóa. Có một số cổ đông chiến lƣợc tham gia mua cổ phần tại các doanh nghiệp cổ phần hóa nhƣ: Công ty cổ phần Dabaco; Công ty cổ phần Sông Cầu, Công ty cổ phần thƣơng mại và du lịch Bắc Ninh; Công ty cổ phần Cầu Ngà. Qua đó cho thấy việc huy động vốn, kinh nghiệm kinh doanh, năng lực quản lý tại các công ty cổ phần đƣợc mở rộng và hiệu quả hơn. Đến nay, chƣa có đơn vị doanh nghiệp cổ phần hóa rơi vào tình trạng giải thể, phá sản. Qua đó khẳng định, sau khi cổ phần hóa các doanh nghiệp cổ phần vẫn duy trì hoạt động, một số doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả cao đáp ứng đƣợc mục tiêu về cổ phần hóa.

Sự phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng các dự án đầu tƣ, thúc đẩy hình thành cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ phụ trợ vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh nhà. Các doanh nghiệp đã góp phần rất quan trong trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một số dự án lớn đã tạo động lực tăng trƣởng kinh tế, có những đóng góp lớn cho GDP của tỉnh, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, thực hiện xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.

Tuy vậy, phần lớn các doanh nhiệp sau cổ phần hoá vẫn là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với quy mô nhỏ, công nghệ thiết bị sản xuất lạc hậu, thiếu đồng bộ, chƣa tận dụng và huy động đƣợc nhiều đồng vốn đầu tƣ chiều sâu để tăng cƣờng khả năng cạnh tranh; sản lƣợng và chủng loại hàng hoá còn ít, chất lƣợng sản phẩm chƣa cao, chƣa mở rộng đƣợc thị trƣờng xuất khẩu. Các doanh nghiệp sau cổ phần hoá chƣa thực sự là chủ lực trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh.

Một phần của tài liệu Chất lượng tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa của tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)