0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Xây dựng các tổ chức đoàn thể quần chúng trong doanh nghiệp vững mạnh, phát huy mạnh vai trò tham gia xây dựng doanh

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐÃ CỔ PHẦN HÓA CỦA TỈNH BẮC NINH HIỆN NAY (Trang 87 -91 )

nghiệp vững mạnh, phát huy mạnh vai trò tham gia xây dựng doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi người lao động, xây dựng tổ chức Đảng

Xây dựng, củng cố các đoàn thể quần chúng trong doanh nghiệp vững mạnh chính là một nội dung quan trọng của việc xây dựng, củng cố TCCSĐ. Vì vậy, xây dựng, củng cố TCCSĐ trong DNNN đã cổ phần hoá không thể thành công nếu không kết hợp chặt chẽ với xây dựng, củng cố Công đoàn, Đoàn thanh niên, và các đoàn thể quần chúng khác trong doanh nghiệp. Thực tiễn cho thấy, nếu trong doanh nghiệp có tổ chức đảng, công đoàn, đoàn thanh niên thì mọi hoạt động có nền nếp, quan hệ với các đối tác cũng dễ dàng vì có

sự tin tƣởng và yên tâm hơn. Sự gắn bó giữa cấp ủy và chính quyền địa phƣơng trong việc lãnh đạo phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội của cộng đồng dân cƣ ở địa phƣơng tốt hơn. Trong công tác tổ chức cán bộ, một số cấp uỷ trong DN nơi đây cũng giữ vai trò quan trọng trong công tác cán bộ, chủ động phối hợp với ban quản trị, chủ nhiệm, ban kiểm soát lãnh đạo xây dựng và thực hiện các quy chế về công tác tổ chức, cán bộ trong DN, bảo đảm dân chủ, công khai; chủ động giới thiệu với ban quản trị những đảng viên có đủ tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực để bầu tham gia vào bộ máy quản lý, điều hành của các chi bộ đảng trong doanh nghiệp.

Để làm tốt công tác lãnh đạo xây dựng các đoàn thể chính trị, xã hội vững mạnh, thực hiện công tác vận động quần chúng, ngƣời lao động trong các DNNN cổ phần hoá, cần giải quyết tốt các vấn đề sau đây:

Một là, ngay sau khi cổ phần hoá doanh nghiệp, tổ chức đảng phải quan

tâm kiện toàn, củng cố Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các đoàn thể quần chúng khác trong doanh nghiệp theo đúng pháp luật của Nhà nƣớc và Điều lệ của mỗi đoàn thể. Đảng ủy, chi ủy cần thƣờng xuyên theo dõi giúp đỡ, lãnh đạo các đoàn thể phát huy đƣợc sức mạnh và khả năng của họ trên cơ sở thực hiện tốt quy chế dân chủ, công khai, minh bạch mọi mặt, đặc biệt là trong kinh tế, trong việc thực hiện chế độ chính sách. Đồng thời phát huy vai trò các đoàn thể, quần chúng tham gia xây dựng Đảng, phát hiện, giới thiệu những quần chúng ƣu tú kết nạp vào Đảng.

Hai là, phải đổi mới toàn diện công tác cán bộ đoàn thể, từ khâu lựa

chọn, bồi dƣỡng, đào tạo, bố trí sử dụng đến chính sách đối với cán bộ của các đoàn thể. Cán bộ đoàn thể cần đƣợc lựa chọn từ phong trào quần chúng, là ngƣời tâm huyết, có trách nhiệm cao, đƣợc quần chúng tin yêu, tín nhiệm để làm đại diện cho họ. Đồng thời cán bộ phải có trình độ chuyên môn, có năng lực thực sự trong việc chỉ đạo phong trào và tham gia có hiệu quả các hoạt động phối hợp với lãnh đạo doanh nghiệp.

Ba là, phải đổi mới nội dung, phƣơng thức hoạt động của các đoàn thể

phải nghiên cứu nắm vững đặc điểm, cơ chế quản lý và các mối quan hệ liên quan đến tổ chức và hoạt động của các đoàn thể, đến công nhân lao động trong công ty cổ phần. Đây là vấn đề quan trọng để từ đó có cơ sở đề ra các chƣơng trình hành động và nội dung sinh hoạt của đoàn thể phù hợp. Đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền, giáo dục sao cho thiết thực, hiệu quả, đúng định hƣớng chính trị, đƣa chủ trƣơng của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc đến với đông đảo đoàn viên, công nhân, ngƣời lao động trong doanh nghiệp. Hoạt động của đoàn thể phải tập trung vào những vấn đề có ý nghĩa thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất-kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo môi trƣờng thuận lợi cho công nhân, ngƣời lao động phấn đấu trƣởng thành về mọi mặt.

Bốn là, tăng cƣờng sự lãnh đạo của cấp uỷ và chỉ đạo sâu sát của các

đoàn thể cấp trên đối với cơ sở. Quan tâm tới những cơ sở mới đƣợc chuyển sang công ty cổ phần đang còn nhiều khó khăn phức tạp. Chỉ đạo các hoạt động giám sát đối với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Cấp uỷ và ban chấp hành các đoàn thể phân công cán bộ đi sâu, đi sát quần chúng, lắng nghe ý kiến quần chúng để phối hợp công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đảm bảo phát huy dân chủ của đoàn viên, ngƣời lao động ngay tại cơ sở, thực hiện tốt quy chế dân chủ. Không để tình trạng đoàn viên, ngƣời lao động mất chỗ dựa, quay lƣng lại với đoàn thể, hành động một cách tự phát.

Năm là, về cơ chế chính sách và việc ban hành các văn bản quy phạm

pháp luật, văn bản của các đoàn thể chính trị - xã hội cần tiến hành đồng bộ, kịp thời sát thực tế, sớm định hƣớng cho cơ sở thực hiện. Các văn bản này nhằm xác lập địa vị pháp lý, vị trí và vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội hoạt động trong công ty cổ phần. Trƣớc khi ban hành văn bản, các cơ quan soạn thảo cần khảo sát, nắm bắt tình hình thực tế, trao đổi và thống nhất với các đoàn thể chính trị - xã hội, để văn bản đƣợc ban hành mang tính khả thi cao.

Sáu là, xây dựng quy chế phối hợp hoạt động giữa các đoàn thể chính

trị - xã hội với hội đồng quản trị và ban giám đốc công ty. Các đoàn thể cần chủ động phối hợp với lãnh đạo công ty chỉnh sửa, bổ sung những quy chế

không còn phù hợp. Đặc biệt phải quy định rõ mối quan hệ công tác, trách nhiệm của các bên và trách nhiệm của ngƣời đứng đầu các tổ chức; quy định định kỳ kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện các quy chế đã đƣợc cam kết.

Qua thực tế lãnh đạo xây dựng các đoàn thể trong DNNN đã cổ phần hoá ở Bắc Ninh, cho thấy cần chú ý thêm một số vấn đề sau:

- Tuyên truyền làm rõ mục đích và mục tiêu hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội là góp phần làm giàu cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho công ty và ngƣời lao động, bảo đảm sự ổn định và phát triển doanh nghiệp đó; đặc biệt là trong việc giữ vững kỷ luật lao động và khơi dậy khí thế thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong doanh nghệp. Quán triệt tinh thần đó, Hội đồng quản trị và ban giám đốc phải thông suốt và ủng hộ một cách tích cực.

- Các đoàn thể chính trị - xã hội cấp trên nên bố trí một bộ phận cán bộ chuyên trách, tập trung chỉ đạo, theo dõi hoạt động của đòan thể mình trong các DNNN đã cổ phần hoá. Từng thời điểm thích hợp, phải có đề tài nghiên cứu khoa học, có khảo sát đánh gía việc xây dựng tổ chức và hoạt động của đoàn thể chính trị - xã hội, kịp thời đề ra chủ trƣơng, giải pháp tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của cấp trên trƣớc yêu cầu mới đang đặt ra trách nhiệm rất lớn cho tổ chức mình.

- Nhà nƣớc cần có chính sách tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí hoạt động, trang bị cơ sở vật chất, đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, tăng cƣờng giao lƣu, trao đổi kinh nghiệm học tập các đơn vị điển hình tiên tiến. Quan tâm đến đời sống công nhân lao động, nhà ở, việc làm, tay nghề,... thông qua đầu tƣ, giao việc cho các tổ chức đoàn thể là ngƣời đại diện chăm lo lợi ích cho ngƣời lao động.

- Cần cụ thể hoá chức năng giám sát và phản biện xã hội của đoàn thể chính trị-xã hội trong công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đề nghị các cơ quan chức năng nghiên cứu trình Quốc hội bổ sung, sửa đổi luật công đoàn cho phù hợp với đặc điểm của tình hình, khi

đã có nhiều loại hình cơ sở mới ra đời trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nƣớc ta hiện nay.

- Nhà nƣớc cần luật hoá việc lãnh đạo của tổ chức công đoàn tham gia thành viên hội đồng quản trị với tƣ cách là đại diện tập thể cổ đông là những đoàn viên công đoàn. Có nhƣ vậy, vị trí của công đoàn trong doanh nghiệp cổ phần hoá mới phát huy tốt và có trách nhiệm cao hơn trong việc bảo vệ lợi ích chính đáng hợp pháp cho đoàn viên và ngƣời lao động tại doanh nghiệp. Tuy về mặt pháp lý, công đoàn đại diện bảo vệ quyền và lợi ích của ngƣời lao động trong công ty cổ phần, nhƣng không có cơ chế đủ để công đoàn ở cơ sở thực hiện chức năng đó. Do vậy, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động trong công ty cổ phần gặp nhiều khó khăn hơn so với khi còn là DNNN. Nên cần có cơ chế để công đoàn đƣợc tham gia hội đồng quản trị, ban kiểm soát, trong bộ máy quản lý công ty nhằm phát huy vai trò ngƣời đại diện bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động trong doanh nghiệp đã cổ phần hoá.

- Cần có chính sách ƣu đãi đối với ngƣời lao động nghèo trong doanh nghiệp, giúp họ có thể sở hữu cổ phần khi doanh nghiệp cổ phần hoá,thông qua đó mà nâng cao tính tích cực chính trị của ngƣời lao động, thúc đẩy họ tham gia vào xây dựng doanh nghiệp và tổ chức đảng, đoàn thể.

Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá là yêu cầu khách quan của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nƣớc. Các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò rất quan trọng trong việc tuyên truyền giáo dục và tổ chức động viên đoàn viên, ngƣời lao động thi đua thực hiện tốt các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, ổn định và phát triển doanh nghịêp, không ngừng nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động. Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện kịp thời cho các đoàn thể chính là từng bƣớc thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

3.2.6. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của cấp ủy, tổ chức đảng cấp trên trực tiếp là Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh Bắc

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐÃ CỔ PHẦN HÓA CỦA TỈNH BẮC NINH HIỆN NAY (Trang 87 -91 )

×