Đặc điểm TCCSĐ trong DNNN đã cổphần hoá của tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Chất lượng tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa của tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 37 - 43)

Đảng bộ Khối Doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh đƣợc thành lập và đi vào hoạt động từ 1/3/2009, trên cơ sở tiếp nhận 2.223 đảng viên thuộc 71 TCCSĐ

(gồm 19 đảng bộ, 52 chi bộ) thuộc 8 Huyện uỷ, Thị uỷ, Thành uỷ và Đảng uỷ

khối Cơ quan Dân chính Đảng tỉnh. Để hoạt động của Đảng bộ mang lại hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế, tháng 8 năm 2009 Ban Thƣờng vụ Đảng uỷ Khối đã sắp xếp lại TCCSĐ theo cơ cấu ngành với 54 TCCSĐ trực thuộc

(gồm 20 đảng bộ và 34 chi bộ), 2.252 đảng viên.

Đến 31/12/2015, Đảng bộ khối Doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh có 57 TCCSĐ trực thuộc (trong đó có 19 đảng bộ, 38 chi bộ, số chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở là 138) với tổng số 2.416 đảng viên. Tính riêng số DNNN đã cổ phần hóa, có tổng số 54 TCCSĐ, trong đó có 19 đảng bộ, 35 chi bộ với tổng số đảng viên là 2.389 ngƣời.

Do những đặc điểm của DNNN đã cổ phần hoá ở Bắc Ninh nên TCCSĐ ở đây có những đặc điểm sau:

Một là, TCCSĐ trong DNNN đã cổ phần hoá ở Bắc Ninh đều đã có từ

trước khi doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá.

Khác với phần lớn TCCSĐ trong doanh nghiệp tƣ nhân, doanh nghiệp liên doanh phải xây dựng từ đầu sau khi doanh nghiệp hình thành, TCCSĐ trong DNNN đã cổ phần hoá ở Bắc Ninh đều đã đƣợc thành lập và hoạt động khá lâu trong doanh nghiệp trƣớc khi cổ phần hoá. Sự tồn tại và hoạt động của tổ chức đảng đã trở thành bình thƣờng trong DNNN.

Đặc điểm này vừa có mặt thuận lợi vừa nảy sinh không ít khó khăn. Thuận lợi là đảng viên và tổ chức đảng ở đây đã có những nền nếp và kinh nghiệm tổ chức, hoạt động. Nhiệm vụ chủ yếu của việc xây dựng, củng cố TCCSĐ sau khi cổ phần hoá là tiếp tục củng cố, phát triển tổ chức đảng đã có, không phải lo đầu tƣ cho việc xây dựng cơ sở chính trị từ đầu.

Tuy nhiên, vƣớng mắc khó khăn thƣờng gặp phải là việc chuyển đổi nhận thức, tƣ duy của cấp uỷ, cán bộ, đảng viên, phƣơng thức hoạt động của tổ chức đảng, là việc khắc phục những thói quen không còn phù hợp với điều kiện mới. Sau khi chuyển đổi cổ phần hoá, nhiều cán bộ, ngƣời lao động trong doanh nghiệp vẫn giữ thói quen, tâm lý bao cấp, ỷ lại thời DNNN, chƣa thực sự chủ động sáng tạo, vƣơn lên kịp thời với sự thay đổi của doanh nghiệp. Đây là hậu quả do thời kỳ kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp quá dài, các DNNN trong tỉnh hầu nhƣ chỉ thực hiện nhiệm vừa sản xuất, cung cấp, phân phối theo kế hoạch, không cần tính toán hiệu quả kinh tế; từ cán bộ quản lý cho đến ngƣời lao động mang nặng tƣ duy, thói quen thụ động, trông chờ cấp trên.

Hai là, đa số thành viên bộ máy lãnh đạo (Hội đồng quản trị, Ban

Giám đốc mới) trong DNNN đã cổ phần hoá ở Bắc Ninh là những người tham gia trong TCCSĐ, nắm giữ các chức vụ bí thư, phó bí thư hoặc cấp uỷ viên.

Có 41/54 doanh nghiệp mà Bí thƣ đảng uỷ là Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc công ty (chiếm 75,9%); 100% thành viên HĐQT, BGĐ là đảng viên. Đây là thuận lợi lớn nhất hiện nay của các TCCSĐ, nhƣng về lâu dài, do tính đa sở hữu và sự biến động của cơ cấu sở hữu sẽ làm cho bộ máy cán bộ dễ biến

dạng, thành viên hội đồng quản trị, bộ máy quản lý doanh nghiệp có thể sẽ không còn là đảng viên. Bởi vậy, ngay từ bây giờ phải có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng và tạo điều kiện kinh tế để họ có đủ sức mạnh và tiêu chuẩn tham gia vào ban lãnh đạo doanh nghiệp. Đây là vấn đề công tác tổ chức, cán bộ trong các DNNN cổ phần hoá cần đặt ra cho dự tính lâu dài.

Ba là, chức năng, nhiệm vụ của TCCSĐ có phần thu hẹp so với TCCSĐ

trong DNNN.

Đối với các TCCSĐ trong công ty cổ phần có vốn Nhà nƣớc, tuy vẫn có chức năng, nhiệm vụ “tham gia xây dựng và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của công ty” nhƣng mức độ, cách thức phải “căn cứ vào điều lệ và các quy chế, quy định của công ty để tham gia”; trong công tác tổ chức, cán bộ, cấp uỷ đảng không còn nhiệm vụ “xây dựng quy hoạch, quy chế, quy định về công tác cán bộ của doanh nghiệp “ mà chỉ còn “tham gia ý kiến với hội đồng quản trị về chủ trƣơng sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật cán bộ trong công ty”.

Đối với các TCCSĐ trong công ty cổ phần không còn vốn Nhà nƣớc, chức năng, nhiệm vụ hàng đầu chỉ còn là: “Lãnh đạo đảng viên, ngƣời lao động trong doanh nghiệp và tuyên truyền, vận động… các thành viên hội đồng quản trị và ban giám đốc thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, hợp đồng và các thỏa ƣớc lao động đã ký kết” [4; tr. 2]. Trong công tác tổ chức, cán bộ, TCCSĐ chỉ có nhiệm vụ: “Chủ động tham gia với chủ doanh nghiệp, giám đốc trong việc đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng cán bộ quản lý, lao động kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ trong doanh nghiệp”; không còn đặt ra nhiệm vụ “tham gia ý kiến với hội đồng quản trị về chủ trƣơng sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật cán bộ trong công ty”.

Vai trò lãnh đạo của các TCCSĐ gặp không ít khó khăn trƣớc những thay đổi từ bên trong của doanh nghiệp, từ chỗ chỉ độc tôn sở hữu nhà nƣớc nay thành đa sở hữu. Ban giám đốc do Nhà nƣớc bổ nhiệm nay bị chia sẻ cho các đại diện của những cổ đông là thành viên hội đồng quản trị. Sự thay đổi này làm cho không ít TCCSĐ lúng túng trong lãnh đạo.

Sự thay đổi về sở hữu và loại hình doanh nghiệp dẫn đến cơ cấu tổ chức, phƣơng thức quản lý, điều hành, hoạt động của doanh nghiệp có nhiều thay đổi lớn, làm thay đổi môi trƣờng hoạt động và đối tƣợng lãnh đạo của TCCSĐ so với trƣớc khi cổ phần hoá. Trong môi trƣờng hoạt động của doanh nghiệp cổ phần, điều kiện hoạt động của TCCSĐ không còn thuận lợi nhƣ trong DNNN, ngay cả ở những DNNN còn nắm một phần vốn, do sự chi phối của mối quan tâm hàng đầu, sống còn của doanh nghiệp là vấn đề lợi nhuận.

Trong DNNN, ngƣời lao động đƣợc xếp vào cán bộ, công nhân, viên chức. Đảng viên trong TCCSĐ đều là cán bộ, công nhân viên chức của doanh nghiệp. Tất cả cán bộ trong hội đồng quản trị, ban giám đốc đều là cán bộ, viên chức của doanh nghiệp; tất cả đảng viên trong hội đồng quản trị, ban giám đốc đều là đảng viên của tổ chức đảng trong doanh nghiệp. Đối tƣợng lãnh đạo của TCCSĐ trong DNNN rất rõ ràng, bao gồm toàn bộ cán bộ, công nhân, viên chức của doanh nghiệp, toàn bộ đảng viên đồng thời cũng là cán bộ, công nhân, viên chức trong doanh nghiệp.

Sau khi cổ phần hóa thì chỉ có cổ đông và ngƣời lao động trong doanh nghiệp. Ngƣời lao động có thể là cổ đông của doanh nghiệp hoặc chỉ là lao động thuần túy; mặt khác cổ đông của doanh nghiệp có thể là ngƣời lao động trong doanh nghiệp hoặc chỉ là cổ đông của doanh nghiệp. Do đó, đối tƣợng lãnh đạo của TCCSĐ trong doanh nghiệp cổ phần hoá không còn đơn giản nhƣ trƣớc đây về vai trò, sự hiểu biết... Đối tƣợng lãnh đạo của TCCSĐ ở doanh nghiệp lúc này chỉ gồm ngƣời lao động và những cổ đông là ngƣời lao động trong doanh nghiệp.

Về đảng viên, TCCSĐ ở doanh nghiệp chỉ quản lý những đảng viên là ngƣời lao động trong doanh nghiệp, còn đảng viên là cổ đông, nhƣng không

phải là ngƣời lao động trong doanh nghiệp thì họ sinh hoạt ở tổ chức đảng khác. Đội ngũ đảng viên của DNNN đã cổ phần hoá ở Bắc Ninh hiện nay hầu hết là những ngƣời vừa là cổ đông vừa là ngƣời lao động trong doanh nghiệp chiếm gần 95%, nên sự lãnh đạo của TCCSĐ doanh nghiệp còn khá thuận lợi.

Tuy nhiên, cũng có một số doanh nghiệp mà cổ đông của doanh nghiệp là ngƣời ngoài doanh nghiệp, hoặc những đối tác chiến lƣợc, họ là đảng viên nhƣng không phải ngƣời lao động trong doanh nghiệp nên họ không chịu sự quản lý, lãnh đạo của TCCSĐ trong doanh nghiệp đó. Việc TCCSĐ doanh nghiệp tuyên truyền, vận động họ cũng gặp nhiều khó khăn.

Năm là, sau khi cổ phần hoá, các doanh nghiệp đã tự chủ về quản lý, sản xuất kinh doanh, lấy hiệu quả kinh tế, lợi nhuận làm mục tiêu và động lực

để phấn đấu, nó có ý nghĩa quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.

Khi DNNN chuyển sang cổ phần hoá, Nhà nƣớc chỉ nắm giữ một phần hoặc thậm chí không còn nắm giữ vốn nhà nƣớc trong doanh nghiệp. Đây là đặc điểm cơ bản quyết định toàn bộ các chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm khác của doanh nghiệp. Từ chỗ độc tôn vốn nhà nƣớc, một số doanh nghiệp đã có những ngộ nhận, lấy độc quyền Nhà nƣớc làm độc quyền doanh nghiệp, nay có nhiều chủ thể nắm giữ và chi phối doanh nghiệp, tạo thành doanh nghiệp đa sở hữu. Sau khi cổ phần hóa các doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc nắm giữ chi phối trên 50% chỉ có 02/54 doanh nghiệp, chiếm 3,7 %; sở hữu vốn nhà nƣớc từ 10% đến 50% đạt 14/54 doanh nghiệp chiếm 25,9% số lƣợng doanh nghiệp; còn lại là các DNNN không nắm giữ hoặc nắm giữ rất ít cổ phần.

Tài sản doanh nghiệp từ sở hữu nhà nƣớc chuyển sang nhiều chủ sở hữu (đa sở hữu); quyền quyết định đối với doanh nghiệp thuộc về đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị do đại hội đồng cổ đông bầu ra. Sự thay đổi cơ bản này làm cho cơ cấu tổ chức, phƣơng thức quản lý, điều hành, hoạt động, cơ cấu tổ chức quản lý nhân sự, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi. Vị trí, vai trò của cá nhân, tập thể trong hệ thống quản lý, điều hành doanh nghiệp tùy thuộc vào số lƣợng cổ phần họ nắm giữ.

Khi còn là DNNN, các doanh nghiệp này đƣợc thành lập và trực thuộc cơ quan chủ quản của các ngành, hoặc UBND tỉnh, chịu sự lãnh đạo chỉ đạo sản xuất kinh doanh và thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do ngành và tỉnh giao, trong đó có những chỉ tiêu chỉ mang lại hiệu quả cho xã hội, mà không có lợi nhuận của doanh nghiệp. Thực hiện chủ trƣơng về việc thoái vốn nhà nƣớc, hoặc không tham gia vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp cổ phần hóa đến nay, chỉ còn Công ty cổ phần Dabaco Việt Nam là có cổ phần nhà nƣớc tham gia nắm giữ (UBND tỉnh đã thực hiện bàn giao cho Tổng công ty kinh doanh vốn nhà nƣớc SCIC quản lý) theo đúng quy định của nhà nƣớc. Sau cổ phần hoá, các doanh nghiệp này không có đơn vị chủ quản, mà chỉ hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và điều lệ công ty, đồng thời thực hiện chỉ tiêu Nhà nƣớc giao về nộp ngân sách và nộp lợi nhuận hàng năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sáu là, mối quan hệ của tổ chức đảng với hội đồng quản trị và cách thức hoạt động của TCCSĐ có những thay đổi quan trọng.

Đối với các TCCSĐ trong công ty cổ phần có vốn Nhà nƣớc, mối quan hệ của tổ chức đảng với hội đồng quản trị và ban giám đốc là quan hệ phối hợp, có trách nhiệm tạo điều kiện cho nhau. Hội đồng quản trị và giám đốc không phải có trách nhiệm “báo cáo” cấp uỷ về tình hình doanh nghiệp và những chủ trƣơng, nhiệm vụ của doanh nghiệp, nhƣng định kỳ hoặc khi cần, hội đồng quản trị, giám đốc vẫn có trách nhiệm “trao đổi” với cấp uỷ về những chủ trƣơng, nhiệm vụ của công ty”.

Đối với các TCCSĐ trong công ty cổ phần không còn vốn Nhà nƣớc, mối quan hệ của tổ chức đảng với hội đồng quản trị và ban giám đốc là quan

hệ “hợp tác” theo nguyên tắc “đồng thuận”

Trong cả hai loại công ty cổ phần trên, bí thƣ cấp uỷ đều phải chịu trách nhiệm trƣớc tổ chức đảng, còn chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc nếu không là đảng viên thì chỉ chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật khi xảy ra sai phạm trong công ty.

Cách thức hoạt động của TCCSĐ trong DNNN đã cổ phần hoá có những thay đổi. Do những thay đổi về sở hữu, cơ cấu và mục tiêu, nhiệm vụ

ƣu tiên của doanh nghiệp, hoạt động của tổ chức đảng không thể theo lối hành chính nhƣ trƣớc. Từ việc tổ chức sinh hoạt đến phƣơng thức lãnh đạo đều phải có sự điều chỉnh cho phù hợp theo hƣớng linh hoạt, hiệu quả.

Những đặc điểm của các DNNN đã cổ phần hoá ở Bắc Ninh có ảnh hƣởng lớn đến tổ chức và hoạt động của TCCSĐ ở đây. Vì vậy, trong quá trình nâng cao chất lƣợng của TCCSĐ trong các DNNN đã cổ phần hoá phải nắm đƣợc các đặc điểm này.

Một phần của tài liệu Chất lượng tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa của tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 37 - 43)