Củng cố, kiện toàn chi bộ, chi ủy; nâng cao chất lượng sinh hoạt của TCCSĐ

Một phần của tài liệu Chất lượng tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa của tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 79 - 87)

TCCSĐ

- Củng cố, kiện toàn chi bộ, chi ủy của TCCSĐ trong doanh nghiệp

Chi bộ là tế bào trong hệ thống tổ chức của đảng, có vị trí, vai trò rất quan trọng ở cơ sở, là nơi tổ chức cho đảng viên thực hiện vai trò lãnh đạo của mình, là nơi quản lý, giáo dục và rèn luyện đảng viên, phân công công tác cho đảng viên… Chi bộ hoạt động tốt, phát huy vai trò lãnh đạo là hạt nhân chính trị ở cơ sở là môi trƣờng thuận lợi để đảng viên học tập, rèn luyện, phấn đấu và trƣởng thành. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: chi bộ là gốc rễ của Đảng trong quần chúng nhân dân. Chi bộ tốt thì mọi chính sách của Đảng đều đƣợc thi hành tốt, mọi công việc đều tiến bộ không ngừng. Trái lại chi bộ kém thì công việc không trôi chảy. Vì vậy, nâng cao chất lƣợng các TCCSĐ trong DNNN đã cổ phần hóa trƣớc hết cần tập trung kiện toàn chi bộ vững mạnh.

Một trong những yếu tố để nâng cao chất lƣợng của TCCSĐ trong DNNN đã cổ phần hóa ở Bắc Ninh là củng cố các chi bộ ở xƣởng sản xuất, đảm bảo thƣờng xuyên phù hợp giữa hệ thống tổ chức đảng với cơ chế quản lý mới trong doanh nghiệp. Phải kiện toàn lại các TCCSĐ trong DNNN đã cổ phần hoá cho phù hợp với sự chuyển đổi của doanh nghiệp. Căn cứ theo số lƣợng đảng viên và đặc điểm tổ chức hoạt động của doanh nghiệp để thành lập các chi bộ trực thuộc đảng uỷ, hoặc các tổ chức đảng trực thuộc chi uỷ, chi bộ. Các chi bộ hoặc tổ đảng đƣợc thành lập phải gắn với xí nghiệp và tổ đội sản xuất - kinh doanh, sao cho phù hợp với hệ thống tổ chức cuả doanh nghiệp đó.

Phải chú trọng việc nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp uỷ đảng ngay từ khi chuẩn bị cổ phần hoá. Chất lƣợng cấp uỷ đảng là một trong những nhân tố quan trọng và có ý nghĩa quyết định tới uy tín, vai trò lãnh đạo của TCCSĐ trong doanh nghiệp. Vì vậy, cần đặc biệt quan tâm kiện toàn, nâng cao chất lƣợng cấp uỷ đảng.

Để nâng cao chất lƣợng cấp uỷ đảng, thật sự phát huy đƣợc hiệu lực lãnh đạo trong doanh nghiệp cổ phần hoá cần chú ý:

Một là, coi trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ đảng

và cán bộ quản lý trong doanh nghiệp. Bố trí đội ngũ cấp uỷ, đặc biệt là bí thƣ chi bộ bảo đảm chất lƣợng, đây là vấn đề quan trọng trong việc đảm bảo vai trò lãnh đạo của chi bộ. Ngƣời đƣợc bầu vào cấp uỷ phải có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, có tín nhiệm với đảng viên và quần chúng. Đội ngũ cấp uỷ và bí thƣ chi bộ phải đƣợc quan tâm bồi dƣỡng, tập huấn để nắm vững nghiệp vụ công tác đảng, cách thức điều hành sinh họat chi bộ. Chú trọng đánh giá đúng đội ngũ chi uỷ để kịp thời động viên và thông tin những hoạt động tiêu biểu, giới thiệu kinh nghiệm của các chi bộ khác. Quan tâm đổi mới, trẻ hoá đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở, kết hợp các độ tuổi, bảo đảm tính liên tục, kế thừa và phát triển. Tạo điều kiện để tuyển lựa, đào tạo cơ bản, chính quy cho những cán bộ có phẩm chất, thành tích học tập tốt, trở về công tác ở cơ sở, ở doanh nghiệp. Bảo đảm cho mọi cán bộ đảng và cán bộ quản lý trong doanh nghiệp cổ phần có vốn Nhà nƣớc đƣợc dự các lớp học lý luận chính trị theo chƣơng trình chung hàng năm, tất cả các cấp uỷ viên, nhất là bí thƣ đảng uỷ, bí thƣ chi bộ đƣợc nghiên cứu, học tập, nắm vững và thực hiện tốt phƣơng pháp công tác đảng tại cơ sở.

Hai là, tổ chức đảng phải có đại diện của mình là thành viên HĐQT,

ban giám đốc, ban kiểm soát tại doanh nghiệp, trong đó chú trọng nhất là thành viên hội đồng quản trị. Về điều kiện hoạt động, TCCSĐ cần nhận đƣợc sự hỗ trợ của chính sách Nhà nƣớc về vốn cổ phần, hoặc có quy định cụ thể về yêu cầu công tác đảng chuyên trách trong doanh nghiệp cổ phần hoá, để chỉ định đảng viên có đủ tiêu chuẩn bầu làm bí thƣ cấp uỷ và nằm trong HĐQT doanh nghiệp. Từ đó, thông qua vai trò cá nhân đảng viên là ngƣời trực tiếp lãnh đạo công tác đảng và tham gia quản lý doanh nghiệp để TCCSĐ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mình là lãnh đạo xây dựng phƣơng hƣớng, kế hoạch phát triển doanh nghiệp trong từng giai đoạn.

Ba là, tổ chức đảng phải lựa chọn đúng ngƣời đại diện cho mình để đảm nhận trọng trách là ngƣời trực tiếp tham gia vào công tác quản lý của doanh nghiệp, trong HĐQT, Ban giám đốc, ban kiểm soát doanh nghiệp. Để khắc phục hiện tƣợng ngƣời đại diện, ngƣời của tổ chức đảng đƣợc cử vào tham gia quản lý trong doanh nghiệp cổ phần lại hoạt động đơn phƣơng hay chỉ có quan hệ với HĐQT mà xem nhẹ vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng tại doanh nghiệp, đồng thời để nâng cao hiệu lực lãnh đạo của tổ chức đảng, cần phải có kế hoạch lựa chọn những đảng viên có đủ tiêu chuẩn, nhất là có tính đảng cao để bầu làm bí thƣ cấp uỷ đảng. Việc lựa chọn, đào tạo, bố trí đúng những cán bộ, đảng viên trung thực và có tài phải trở thành yêu cầu quan trọng hảng đầu trong công tác đảng ở doanh nghiệp cổ phần hoá hiện nay.

Bốn là, các cấp uỷ viên phải thƣờng xuyên tiếp xúc, lắng nghe ý kiến

và trả lời các chất vấn của cổ đông và ngƣời lao động trong doanh nghiệp; định kỳ làm việc với ban chấp hành các đoàn thể, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ, vai trò chủ động, sáng tạo của tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, phụ nữ...tiếp thu những chất vấn của họ tham gia với Đảng.

- Nâng cao chất lượng sinh hoạt của TCCSĐ

Sinh hoạt đảng ở cơ sở, nhất là sinh hoạt chi bộ là nơi thể hiện vai trò, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ. Bởi vậy, phải coi trọng đổi mới, nâng cao chất lƣợng sinh hoạt của TCCSĐ trong DNNN đã cổ phần hoá, nhất là sinh hoạt chi bộ.

Cần tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho đảng viên, kể cả đảng viên giữ các chức vụ trong hội đồng quản trị, giám đốc về mục đích, ý nghĩa của việc duy trì và nâng cao chất lƣợng sinh hoạt chi bộ để mọi đảng viên hiểu sinh hoạt chi bộ là nơi giáo dục, rèn luyện đảng viên, nơi đấu tranh giữ vững đƣờng lối, quan điểm của Đảng, nơi tổ chức, động viên mọi đảng viên thực hiện các đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, Điều lệ, quy định của doanh nghiệp. Chất lƣợng sinh hoạt

chi bộ là nhân tố quan trọng đảm bảo cho chi bộ phát huy tốt vai trò hạt nhân chính trị ở doanh nghiệp.

Thực hiện nghiêm túc việc duy trì sinh hoạt chi bộ, cấp uỷ định kỳ theo đúng quy định của Điều lệ Đảng, đồng thời cải tiến, nâng cao chất lƣợng sinh hoạt chi bộ, cấp uỷ. Sinh hoạt đảng phải bảo đảm 3 tính chất: lãnh đạo, giáo dục và chiến đấu.

Nội dung sinh hoạt chi bộ, cấp uỷ phải thiết thực, cụ thể, sát với chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo chính trị và đặc điểm tình hình của doanh nghiệp, nhu cầu của đảng viên. Sinh hoạt chi bộ trong doanh nghiệp cổ phần hoá phải luôn gắn với nhiệm vụ chuyên môn, sản xuất- kinh doanh, dành thời gian bàn thảo, làm rõ trách nhiệm của chi bộ, của cán bộ, đảng viên trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị. Chính việc bám sát nhiệm vụ chuyên môn sẽ tạo cho các buổi sinh hoạt sống động, tạo cho sự lãnh đạo của chi bộ bám sát thực tiễn và cụ thể hơn.

Trong sinh hoạt chi bộ cần chọn những vấn đề trọng tâm và chuẩn bị kỹ nội dung của mỗi kỳ sinh hoạt, đi đôi với giữ nghiêm nề nếp sinh hoạt, ý thức tổ chức kỷ luật, gắn với phát huy dân chủ trong sinh hoạt chi bộ. Từ đó làm tốt công tác quản lý đảng viên, xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh về mọi mặt. Với những chi bộ trực tiếp sản xuất, thời gian eo hẹp hơn, bí thƣ chi bộ và chi uỷ phải đầu tƣ thời gian chuẩn bị, nắm bắt đầy đủ tình hình hoạt động của đơn vị và sự chỉ đạo của cấp uỷ cấp trên để đề ra nội dung sinh hoạt ngắn gọn, cụ thể thiết thực, thể hiện đƣợc tính chiến đấu của sinh hoạt chi bộ.

Một thực tế đang đặt ra là khi chuyển sang công ty cổ phần thì sinh hoạt chi bộ, đảng bộ ít đi, nội dung sinh hoạt đơn giản, thậm chí có khi còn đại khái... Đó là xuất phát từ việc thay đổi diễn ra trong nội tại doanh nghiệp về áp lực của cổ tức, lãi vay ngân hàng, nghĩa vụ Nhà nƣớc, thu nhập của ngƣời lao động... Nói chung là sự lo nghĩ tập trung vào "cơm, áo, gạo, tiền" thiết thực hàng ngày với đời sống đã làm cho họ ít quan tâm hơn về sinh hoạt chính trị, tƣ tƣởng. Hoặc những sinh hoạt rƣờm rà, dài dòng, có khi còn vô bổ của các TCCSĐ cũng ảnh hƣởng đến thời gian sản xuất - kinh doanh của

doanh nghiệp. Vì vậy, cần đổi mới nội dung để sinh hoạt chi bộ, đảng bộ một cách ngắn gọn, có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo chất lƣợng, thiết thực hơn với đời sống doanh nghiệp.

Hình thức tổ chức sinh hoạt cần cải tiến trên cơ sở kết hợp hai hình thức chủ yếu: sinh hoạt định kỳ và sinh hoạt chuyên đề. Thời gian, địa điểm sinh hoạt phải phù hợp với đặc điểm của từng doanh nghiệp, từng tổ chức đảng.

Cấp uỷ cần tạo cho đảng viên ý thức nghiêm túc chấp hành Điều lệ Đảng, tích cực chủ động chuẩn bị ý kiến phát biểu

* Trong sinh hoạt đảng, phải giữ vững và thực hiện đúng các nguyên tắc tập trung dân chủ, đoàn kết thống nhất, tự phê bình và phê bình.

Tập trung dân chủ là nguyên tắc quan trọng nhất chỉ đạo mọi hoạt động

tổ chức, sinh hoạt, lãnh đạo của Đảng. Nếu vi phạm nguyên tắc này là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm giảm sức mạnh của Đảng, có thể làm Đảng tan rã nhanh chóng, giúp cho bọn cơ hội, phản động phá hoại Đảng dễ dàng. Trong những năm gần đây, Đảng ta với chủ trƣơng mở rộng dân chủ, phát huy mọi tiềm năng, trí tuệ của mỗi đảng viên, mỗi cấp đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nƣớc ngày càng giàu mạnh; đồng thời tăng cƣờng kỷ luật của Đảng, kiên quyết xử lý những trƣờng hợp vi phạm về nguyên tắc. TCCSĐ trong từng DNNN đã cổ phần hoá cũng phải thực hiện nghiêm túc nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ, nhất là trong sinh hoạt đảng.

Để thực hiện đúng nguyên tắc này cần tổ chức cho cán bộ, đảng viên học tập, nắm vững nội dung và các quy định có liên quan đến nguyên tắc tập trung dân chủ. Trong điều hành sinh hoạt đảng, ngƣời chủ trì phải tạo điều kiện cho mọi đảng viên đƣợc phát biểu, tham gia xây dựng chi bộ, đảng bộ, đồng thời sau khi thảo luận phải ra đƣợc nghị quyết để thống nhất hoạt động.

Cần có quy chế chặt chẽ để phát huy dân chủ nội bộ, bảo đảm cho những đảng viên tham gia thảo luận đƣợc quyền suy nghĩ, sáng tạo, góp phần bổ sung và hoàn thiện chủ trƣơng, chính sách của Đảng với tinh thần trách nhiệm và ý thức xây dựng. Chống mọi biểu hiện vi phạm quyền dân chủ, dân

chủ hình thức, dân chủ cực đoan hoặc lợi dụng dân chủ để mƣu cầu hạnh phúc riêng, cục bộ, bản vị... Những cấp uỷ, tổ chức đảng nào vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, cán bộ lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền, kéo bè, kéo cánh gây mất đoàn kết nội bộ thì cấp uỷ cấp trên chỉ đạo kiểm điểm, xử lý nghiêm minh những ngƣời có khuyết điểm để sớm ổn định tình hình; nơi không có khả năng khắc phục đƣợc thì phải giải tán về tổ chức, lập tổ chức mới theo quy định của Điều lệ Đảng. Các cấp uỷ đảng thƣờng xuyên chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nguyên tắc trong sinh hoạt đảng của các TCCSĐ trong doanh nghiệp cổ phần, kịp thời phát hiện và xử lý những vấn đề nổi cộm, nóng bỏng.

Tự phê bình và phê bình là một nguyên tắc cơ bản trong sinh hoạt đảng,

là quy luật phát triển, là một trong những đặc trƣng cơ bản thể hiện tinh thần triệt để cách mạng và khoa học của Đảng Cộng sản. Tự phê bình và phê bình là sự công khai thừa nhận sai lầm, khuyết điểm; tìm ra nguyên nhân của nó và đề ra biện pháp sửa chữa. Đối với Đảng ta: tự phê bình và phê bình, đó là thứ vũ khí sắc bén nhất, nó giúp cho Đảng ta mạnh và ngày càng thêm mạnh. Nhờ đó mà chúng ta sửa chữa khuyết điểm, phát triển ƣu điểm, tiến bộ không ngừng. Trƣớc lúc đi xa, trong bản di chúc viết ngày 10-5-1969 Bác căn dặn: "Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thƣờng xuyên nghiêm chỉnh tự phê

bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và

thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thƣơng yêu lẫn nhau".

Các TCCSĐ trong từng doanh nghiệp cổ phần hoá ở Bắc Ninh cần chú trọng tổ chức nghiêm túc, thƣờng xuyên việc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng. Bên cạnh việc đẩy mạnh tự phê bình và phê bình trong nội bộ các TCCSĐ trong từng doanh nghiệp, chú trọng hình thức cán bộ, đảng viên tự phê bình trƣớc tập thể ngƣời lao động và các cổ đông và để quần chúng phê bình cán bộ, đảng viên. Có nhƣ vậy, mới tăng cƣờng mối quan hệ gắn bó trong tập thể doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trƣờng, nếu không thực hiện tốt nguyên tắc này thì việc suy thoái về phẩm chất, lối sống cán bộ, đảng viên là khó tránh khỏi, hiện nay do những biểu hiện tiêu cực khá phổ biến và nghiêm trọng thì càng phải thực hiện nghiêm túc chế độ này.

Các TCCSĐ trong DNNN đã cổ phần hoá phải quán triệt và thực hiện nghiêm túc quan điểm của Đảng về tự phê bình từ trên xuống; từ cấp uỷ đến đảng viên. Những tổ chức đảng có khuyết điểm và mất đoàn kết thì Đảng ủy khối phải trực tiếp chỉ đạo việc tự phê bình và phê bình của cấp dƣới, kết hợp với công tác kiểm tra, thanh tra, xem xét để kết luận. Mọi đảng viên có quyền thảo luận, phê bình thẳng thắn, chân thành, lắng nghe ý kiến của nhau, không định kiến, quy chụp hoặc lợi dụng phê bình để đã kích cá nhân, gây mất đoàn kết nội bộ.

Tăng cƣờng công tác chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra của Đảng ủy Khối và đảng ủy cơ sở đối với sinh hoạt chi bộ trong DNNN đã cổ phần hoá. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất của cấp uỷ cấp trên góp phần giúp chi bộ thực hiện nghiêm chế độ sinh hoạt. Qua kiểm tra kịp thời uốn nắn những lệch lạc trong sinh hoạt, trên cơ sở đó có biện pháp chỉ đạo sát hợp và hiệu quả hơn.

* Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng

Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng, đặc biệt là đối với chính đảng của giai cấp vô sản và ngƣời cộng sản. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi. Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hay thất bại của chính sách đó là nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích. Nếu tổ chức việc kiểm tra cho chu đáo thì cũng nhƣ có ngọn đèn "pha ". Bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ƣu điểm và khuyết điểm, bao nhiêu cán bộ chúng ta đều thấy rõ. Có thể nói rằng: "Chín phần mƣời khuyết

Một phần của tài liệu Chất lượng tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa của tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 79 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)