Mục tiêu, phƣơng hƣớng, nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Chất lượng bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh quảng ninh hiện nay (Trang 75 - 77)

3.2.1. Mục tiêu

3.2.1.1. Mục tiêu tổng quát

Từ nay đến năm 2020 các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh Quảng Ninh phải tích cực nâng cao chất lượng ĐTBD để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIV, Đại hội các Đảng bộ cấp huyện (nhiệm kỳ 2015-2020) đã đề ra. Trước hết phải góp phần bảo vệ vững chắc và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng, đó là Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, củng cố, tăng cường sự thống nhất về tư tưởng chính trị trong Đảng, sự đồng thuận về chính trị và tinh thần trong nhân dân; phát huy sức mạnh của nền dân chủ XHCN, khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao ý chí quyết tâm phấn đấu thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN; góp phần thực hiện có hiệu quả cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng; nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở theo tinh thần Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ IX (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng; đổi mới cách thức tổ chức, quản lý các lớp bồi dưỡng, hệ thống các qui chế, qui định; đổi mới tổ chức, bộ máy, đội ngũ giảng viên, báo cáo viên; sự phối hợp, liên kết với các ngành và đổi mới về cơ sở vật chất, kinh phí,…Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở- nguồn nhân lực chất lượng cao cho hệ thống chính trị của các huyện, thành, thị ở tỉnh Quảng Ninh.

3.2.1.2. Mục tiêu cụ thể

Để nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ, đảng viên trong thời gian tới, các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh Quảng Ninh cần đạt được mộ số mục tiêu cụ thể như sau:

Một là, củng cố, kiện toàn bộ máy, tổ chức cán bộ của trung tâm, đội

ngũ giảng viên kiêm chức, báo cáo viên, tuyên truyền viên đạt trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ và chính trị đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng ĐTBD tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện. Đặc biệt, cần có quy chế về giảng viên kiêm chức với các quy định đảm bảo tính thực thi cao (kể cả trách nhiệm và quyền lợi).

Hai là, đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, hiện đại về cơ sở vật chất, trường,

lớp, trang thiết bị phục vụ dạy và học ở tất cả các trung tâm bồi dưỡng chính trị. Đảm bảo nguồn kinh phí hợp lý cho các trung tâm bồi dưỡng chính trị thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Phấn đấu 100% trung tâm bồi dưỡng chính trị có trụ sở với diện tích khuôn viên hợp lý, kết cấu các khối công trình được bố trí đầy đủ, phù hợp, đảm bảo phục vụ tốt các nhu cầu sinh hoạt, giảng dạy và học tập của cán bộ, giảng viên và học viên; giải quyết đúng và kịp thời các chế độ, chính sách cho giảng viên và học viên theo quy định mới nhất của Nhà nước về ĐTBD.

Ba là, tổ chức đầy đủ và bảo đảm chất lượng các chương trình ĐTBD

theo quy định của Trung ương và các yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị cấp huyện, thành, thị và cấp cơ sở. Từng bước đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng phương pháp dạy học tích cực, ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập. Nâng cao ý thức trách nhiệm học tập của học viên trong học tập LLCT và tiếp thu thông tin mới, thông tin định hướng của Đảng.

Một phần của tài liệu Chất lượng bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh quảng ninh hiện nay (Trang 75 - 77)