Khái quát về tình hình đặc điể mở tỉnh Quảng Ninh và cấp huyện của tỉnh Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu Chất lượng bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh quảng ninh hiện nay (Trang 30 - 33)

huyện của tỉnh Quảng Ninh.

2.1.1.1.Về tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là một tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo nằm ở địa đầu Đông Bắc Việt Nam. Phía Bắc tỉnh Quảng Ninh giáp Trung Quốc với đường biên giới trên bộ dài 118,825 km; phía Đông giáp Biển Đông, phía Nam giáp thành phố Hải Phòng, phía Tây giáp các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn. Tổng diện tích tự nhiên 609.897,94ha.

Với truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời, một trong những cái nôi của người Việt cổ, trong quá trình Quảng Ninh đã ghi dấu son chói lọi với những chiến công hiển hách của Ngô Quyền năm 938, của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn năm 1288 và cuộc Tổng bãi công của hàng vạn thợ mỏ tháng 11/1936.

Tại kỳ họp thứ 7, ngày 30/10/1963, Quốc hội Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khóa II đã phê chuẩn việc hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành tỉnh Quảng Ninh. Sau khi được thành lập, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh đã phát huy tốt truyền thống, ra quân đánh thắng ngay từ trận đầu khi đế quốc Mỹ triển khai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc ngày 05/8/1964; cùng các địa phương miền Bắc đóng góp sức người, sức của cùng miền Nam ruột thịt làm nên Chiến thắng lịch sử 30/4/1975. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, cả nước đi lên

chủ nghĩa xã hội, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh đã khẩn trương hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, đồng thời tiếp tục đấu tranh giữ vững độc lập, chủ quyền vùng phên dậu Đông Bắc của Tổ quốc. Bên cạnh bề dày lịch sử hào hùng, Quảng Ninh còn là nơi chứa đựng các giá trị văn hóa hết sức phong phú, đa dạng với 541 di sản văn hoá vật thể, hơn 2.800 hồ sơ di sản văn hoá phi vật thể (những phong tục, tập quán, trò chơi dân gian…). Các giá trị văn hóa ở Quảng Ninh cùng với truyền thống công nhân vùng mỏ đã góp làm phong phú thêm văn hóa dân tộc Việt Nam.

Về tôn giáo, do là vùng đất có nền văn hoá lâu đời, dân cư có nhiều nguồn gốc khác nhau, nên tôn giáo ở Quảng Ninh khá phong phú. Trong đó, đạo Phật phát triển từ rất sớm gắn với sự kiện rời ngai vàng lên núi hóa Phật của Vua Trần Nhân Tông. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, hiện trên đất Quảng Ninh hiện có trên dưới 30 ngôi chùa cùng với hệ thống 27 nhà thờ của 9 xứ thuộc 41 họ đạo nằm ở 8 huyện, thị xã, thành phố. Số giáo dân khoảng hơn một vạn người.

Về dân số, tính đến 31/12/2015 dân số Quảng Ninh có 1.237.202 người, 22 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 12,53%, bao gồm dân tộc Dao, Tày, Nùng, Sán Dìu, Hoa... Các dân tộc Quảng Ninh có ở các ngữ hệ lớn như: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường; nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me; nhóm ngôn ngữ Tày – Thái; nhóm ngôn ngữ H’mông – Dao; nhóm ngôn ngữ Hán - Tạng.

* Kế kinh tế - xã hội

Những năm qua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, XIII, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2010 liên tục đạt trên 12%; giai đoạn 2011- 2015 đạt 9,2%. Tổng vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2011-2015 đạt 220.941 tỷ đồng, tăng 1,6 lần so với giai đoạn 2015-2010. Quy mô kinh tế đến năm 2015 đạt trên 100 ngàn tỷ đồng. Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 3.900 USD,

bằng 1,76 lần so với năm 2010 và gấp 1,77 lần so với bình quân chung của cả nước. Thu ngân sách nhà nước ước đạt 160 ngàn tỷ đồng, tăng gấp 2,2 lần so với giai đoạn 2006 – 2010 và luôn đứng trong nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về thu ngân sách. Cơ cấu kinh tế những năm gần đây có xu hướng chuyển dịch theo hướng dịch vụ, công nghiệp với tỷ trọng các ngành: Dịch vụ- công nghiệp – nông nghiệp là: 39,3% - 53,4% - 7,3%.

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 6,3%/năm. Tổng số khách du lịch đến Quảng Ninh trong 5 năm ước đạt hơn 36,1 triệu lượt, tăng bình quân 7,4%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 16,5%/năm. Xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực. Sau 5 năm triển khai thực hiện, toàn tỉnh có 23/111 xã đạt 19/19 tiêu chí, 63/111 xã cơ bản đạt tiêu chí, 03 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng ổn định, giá trị tăng thêm bình quân 4,7%/năm.

Văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ; an sinh xã hội được bảo đảm. Chi cho đảm bảo an sinh xã hội giai đoạt 2011-2015 đạt 4.690 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với giai đoạn 2005-2010. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 7,68% đầu nhiệm kỳ đến nay còn 1,55%. Nhiều chỉ tiêu đạt cao so với bình quân chung của cả nước như: Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 70% (cả nước 37,7%); đạt tỷ lệ 12 bác sỹ/1 vạn dân; dẫn đầu cả nước về tỷ lệ che phủ rừng (đến nay đạt trên 53,5%).

2.1.1.2. Về cấp huyện ở tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính cấp huyện, với 186 xã, phường, thị trấn ( gồm 111 xã và 75 phường, thị trấn); 1.569 thôn, bản, khu phố. Địa phương Nếu phân loại theo mức độ phát triển đô thị có các nhóm: Thành phố, gồm:

Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí, Cẩm Phả. Thị xã gồm: Đông Triều, Quảng Yên. Các huyện gồm: Hoành Bồ, Vân Đồn, Cô Tô, Ba Chẽ, Tiên Yên, Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà Dân số các thành phố cụ thể là: Thành phố Hạ Long: 233.485 người; thành phố Cẩm Phả: 189.558 người; thành phố Uông Bí 114.469 người và thành phố Móng Cái 100.387 người.

Phân loại theo dân số, số lượng đảng viên: Nhóm 1 gồm: thành phố Hạ Long (233.484 người, 15730 đảng viên), Cẩm Phả (189.558 người, 8.195 đảng viên), Đông Triều (168.507 người, 7.836 đảng viên), Quảng Yên (133.290 người, 4.750 đảng viên), Uông Bí (114.649 người, 6.319 đảng viên), Móng Cái (100.387 người, 3.428 đảng viên). Nhóm 2 gồm: Hải Hà (57.126 người, 2.545 đảng viên), Hoành Bồ 50.924 người (2.552 đảng viên), Tiên Yên (49.439 người, 2.294 đảng viên), Vân Đồn (44.869 người, 2.426 đảng viên), Đầm Hà (37.320 người, 1.776 đảng viên). Nhóm 3 gồm: Bình Liêu (30.758 người, 1916 đảng viên), Ba Chẽ (21.099 người, 1.718 đảng viên) và Cô Tô 5.701 người, 522 đảng viên.

Phân loại theo thu nhập bình quân đầu người: Nhóm các địa phương có thu nhập cao hơn bình quân cả nước gồm: Hạ Long (7.100 USD), Uông Bí (4.500 USD), Cẩm Phả (3.300 USD), Móng Cái (3.170). Nhóm các địa phương có thu nhập bình quân gần ngang bằng với bình quân cả nước gồm: Đông Triều (2.200 USD), Cô Tô (2050 USD) và Quảng Yên (1.990 USD), Vân Đồn (1.800 USD). Nhóm các địa phương có thu nhập thấp nhiều so với bình quân cả nước gồm: Tiên Yên (1.500 USD), Hoành Bồ (1.121 USD), Bình Liêu (1.056 USD), Đầm Hà (1.056 USD), Hải Hà (1019 USD) và Ba Chẽ (900 USD).

Một phần của tài liệu Chất lượng bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh quảng ninh hiện nay (Trang 30 - 33)