Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội đạt được trong những năm qua đã tạo ra thế và lực mới cho tỉnh Quảng Ninh. Do đó, những năm tới môi
trường đầu tư trên địa bàn Tỉnh sẽ ngày càng được cải thiện, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, các dự án động lực được triển khai đồng bộ như đường cao tốc, cảng hàng không…Cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực; chất lượng tăng trưởng đã có những cải thiện; lợi thế của từng ngành, từng địa phương được phát huy. Bên cạnh đó, Quảng Ninh có vị thế quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, đồng thời nằm trong các khu vực hợp tác kinh tế với Trung Quốc và các nước ASEAN nên có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển. Hệ thống chính trị đang được đổi mới mạnh mẽ, với tinh thần quyết tâm chính trị rất cao. Đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng bộ tỉnh tiếp tục giữ vững bản lĩnh chính trị; năng động, sáng tạo, giám nghĩ, giám làm và ngày càng được chú trọng bồi dưỡng, rèn luyện. Tuy nhiên, tỉnh vẫn phải đối mặt với các mâu thuẫn, thách thức, hạn chế, yếu kém đã được nhận diện và các yếu tố mới do tiếp tục thực hiện đổi mới hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế, chuyển đổi phương thức phát triển theo hướng bền vững. Mô hình tăng trưởng chủ yếu vẫn theo chiều rộng; quy mô kinh tế còn nhỏ; năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp còn thấp; chất lượng nguồn nhân lực còn yếu; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, trật tự an toàn xã hội còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên quan liêu, tham nhũng, giảm sút ý chí phấn đấu đang là những lực cản và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, đạo đức, lối sống, tinh thần nhiệt tình cách mạng.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2015-2020)
đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ, công nghiệp (Có cơ cấu dịch vụ là chủ yếu); là trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực, một trong những cực tăng trưởng kinh tế của miền Bắc với hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô
thị đồng bộ; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giảm nghèo bền vững; tổ chức đảng và hệ thống chính trị vững mạnh; giữ vững chủ quyền biên giới; bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; bảo vệ và cải thiện rõ rệt môi trường sinh thái; gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa, sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc; bảo tồn và phát huy bền vững các giá trị của Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và các khu danh thắng, di tích lịch sử. Tỉnh Quảng Ninh cũng đạt ra một số chỉ tiêu quan trọng như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 11 - 12%/năm; Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 7.000 - 8.000 USD; Cơ cấu ngành kinh tế đến năm 2020: Dịch vụ 48 - 49%; Công nghiệp - xây dựng 47 - 48%; Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 3 - 5%; Thu ngân sách nội địa tăng tối thiểu 10%/năm, thu xuất nhập khẩu phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch Trung ương giao. Về xã hội, đến năm 2020: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 84 - 89%; Số bác sỹ/1 vạn dân đạt trên 12 bác sỹ; Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 90%; Tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,7%/năm (theo tiêu chí mới). Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước hợp vệ sinh trên 98%. Về xây dựng Đảng, phấn đấu hàng năm: Số tổ chức cở sở đảng được đánh giá chất lượng trong sạch, vững mạnh đạt 50% (theo quy định mới); Đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên đạt trên 75% trở lên; Kết nạp đảng viên từ 4-5%.
Đối với các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, hệ thống các văn bản chỉ đạo cụ thể của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo Trung ương và các văn bản của tỉnh Quảng Ninh về chế độ học tập LLCT và nâng cao chất lượng ĐTBD cán bộ cơ sở đang được quan tâm triển khai thực hiện tích cực. Các qui định bắt buộc cán bộ, đảng viên đạt chuẩn theo từng chức danh đối với cán bộ, đảng viên ở cơ sở sẽ là nguồn lớn để các trung tâm bồi dưỡng chính trị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có điều kiện thuận lợi tiến hành mở các lớp đáp ứng tốt nhu cầu được ĐTBD trên địa bàn. Ngoài ra, cùng với phong trào tự nghiên cứu, học tập và học tập suốt đời cũng sẽ là
điều kiện thuận lợi để các trung tâm phát huy khả năng ĐTBD đáp ứng yêu cầu thực tế của đời sống xã hội.