dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên
Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, giảng viên trung tâm là việc làm hết sức cần thiết để đáp ứng yêu cầu công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tỉnh. Do đó, khi đề bạt, bố trí cán bộ về công tác tại trung tâm cần chú ý tiêu chuẩn về năng lực giảng dạy. Đối với số cán bộ trẻ, có năng lực, yêu nghề và có nguyện vọng làm công tác giảng dạy cần được quy hoạch, đào tạo và bố trí, sử dụng một cách căn bản.
Tiếp tục kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ của các trung tâm ngoài phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn phải có lòng yêu nghề, ham học hỏi để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tỉnh trong thời kỳ mới. Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ trung tâm cần đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định của Ban Tuyên giáo Trung ương tại quy chế hoạt động của trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
Lấy Quy chế giảng viên của Ban Tuyên giáo Trung ương làm cơ sở để giảng viên phấn đấu, thực hiện luân chuyển cán bộ khi không đáp ứng yêu cầu và tuyển dụng giảng viên vào công tác tại trung tâm. Khi quyết định công nhận giảng viên kiêm chức cần chú ý tiêu chuẩn: là cán bộ công tác tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, các ban ngành, đoàn thể, được giám đốc trung tâm đề nghị và cấp ủy ra quyết định công nhận; phải có trình độ cao cấp LLCT; có khả năng sư phạm và khả năng truyền đạt kiến thức chuyên môn trong lĩnh
vực LLCT; có khả năng thu nhập, xử lý, tổng hợp những vấn đề thực tiễn; có uy tín đối với cán bộ, đảng viên.
Đội ngũ giảng viên phải tự ý thức được vai trò người thầy trong giảng dạy LLCT để không ngừng phấn đấu, rèn luyện đạo đức, năng lực chuyên môn đảm bảo các yêu cầu và tiêu chuẩn theo quy định. Phải có ý thức tự đào tạo thông qua hoạt động nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu đối với giảng viên rất đa dạng có thể là nghiên cứu những vấn đề đặt ra từ thực tiễn, những vấn đề bức xúc trong nhân dân để đưa vào giải quyết trong nội dung, chương trình bồi dưỡng không còn phù hợp; có thể là nghiên cứu để biên soạn nội dung các chuyên đề bổ sung trong các chương trình hiện hành. Để thực hiện tốt điều này các trung tâm cần tổ chức thực hiện tốt chế độ sinh hoạt chuyên môn để rút kinh nghiệm tổ chức học tập, trao đổi về nội dung chương trình, thảo luận những chuyên đề nghiên cứu, đổi mới phương pháp giảng dạy.
Vấn đề nâng cao chất lượng bài giảng của giảng viên là một trong những giải pháp quan trọng nhằm đổi mới công tác bồi dưỡng của trung tâm bởi hoạt động của người giảng viên đều tập trung ở bài giảng, năng lực của giảng viên cũng được thể hiện qua bài giảng. Một bài giảng tốt, tháo gỡ được nhiều vướng mắc cho người học, cung cấp được nhiều kiến thức sẽ gây ấn tượng sâu sắc và lâu bền trong người học. Để làm tốt điều này cần thực hiện đồng bộ việc cung cấp thông tin, tổ chức giảng mẫu, dự giờ góp ý, rút kinh nghiệm sau mỗi khóa học.
Cùng với việc nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đó là phải tạo cho đội ngũ giảng viên có bề dày thực tiễn. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Phải lựa chọn rất cẩn thận những người phụ trách việc giảng dạy các lớp bồi dưỡng cán bộ. Những người lãnh đạo phải tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng cán bộ đảng, các trung tâm cần tham mưu cho ban thường vụ lựa chọn
đội ngũ giảng viên đủ tiêu chuẩn và năng lực là vấn đề quan trọng, nó quyết định trực tiếp đến chất lượng bồi dưỡng của các trung tâm. Công tác bồi dưỡng của trung tâm bồi dưỡng chính trị có đáp ứng được nhu cầu hay không phụ thuộc phần lớn vào chất lượng đội ngũ giảng viên. Vì vậy, cần lựa chọn đội ngũ giảng viên đủ chuẩn và có năng lực thực tiễn, mạnh dạn thay thế trường hợp đủ chuẩn nhưng không đáp ứng được yêu cầu.