Những vấn đề đặt ra về chất lượng bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của các trung trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh Quảng

Một phần của tài liệu Chất lượng bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh quảng ninh hiện nay (Trang 67 - 72)

viên của các trung trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay

2.3.3.1. Về nội dung, chương trình bồi dưỡng

Để nội dung, chương trình các lớp bồi dưỡng tại trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực, thì việc nghiên cứu, lựa chọn các chuyên đề, cân đối các nội dung trong quá trình soạn giáo trình, cần

phải vừa bám sát những vấn đề lý luận cơ bản nhất cần trang bị cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở, đồng thời cũng phải sát với thực trạng trình độ đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở. Nhất là đối với các chương trình bồi dưỡng cấp uỷ, công tác tuyên giáo, kiểm tra, dân vận, văn phòng; bồi dưỡng cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở cần hướng tới trang bị kỹ năng, phương pháp công tác, nhất là kỹ năng xử lý các tình huống cụ thể trong hoạt động ở cơ sở cho người học. Có như vậy, vừa tránh được lãnh phí thời gian, kinh phí, vừa tạo được tính hấp dẫn, thu hút sự tập trung của người học.

Bên cạnh đó, trong thiết kế chương trình các lớp, các trung tâm bồi dưỡng chính trị cần chú trọng quan tâm tổ chức cho học viên đi tham quan, nghiên cứu các di tích lịch sử, truyền thống; tham quan, học tập những mô hình hay, hiệu quả trên thực tế ở chính địa phương, hoặc ở các địa phương khách có đặc điểm, bối cảnh tương tự. Đây không chỉ là vấn đề đổi mới chương trình, nội dung mà còn là sự đổi mới về phương pháp, góp phần nâng cao hiệu quả các lớp bồi dưỡng.

2.3.3.2. Về phương pháp giảng dạy, học tập

Đây là vấn đề hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng các lớp bồi dưỡng. Do đối tượng các lớp bồi dưỡng không đồng nhất, thậm chí có những khác biệt về nhận thức, chênh lệnh xa về độ tuổi, do đó, phương pháp giảng dạy, học tập đối với các lớp bồi dưỡng tại trung tâm bồi dưỡng chính trị phải hết sức linh hoạt, uyển chuyển trong quá trình lên lớp.

Đối với các lớp bồi dưỡng cần tránh các phương pháp như các lớp bậc đại học hoặc các lớp đào tạo hệ trung cấp, cao cấp; mà phải chú trọng trao đổi thông tin hai chiều, khích lệ sự trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm giữa các học viên. Đây chính là kho tàng kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn rất phong phú. Do đó, vấn đề đặt ra đối với phương pháp lên lớp tại trung tâm bồi dưỡng chính trị là người giảng viên phải biết khích lệ, động viên, cổ vũ người học; phải có thái độ khiêm tốn, cầu thị, hết sức tránh phương pháp truyền thụ một chiều.

Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, đội ngũ cán bộ, giảng viên lý luận chính trị cần phải xác định rõ vị trí vai trò của mình không chỉ là người truyền thụ kiến thức khoa học, kinh nghiệm, mà còn phải là những người truyền bá lý luận cách mạng, là người bồi dưỡng, khích lệ tinh thần nhiệt tình cách mạng của các học viên. Có như vậy thì mọi phương pháp giảng dạy, học tập tại trung tâm bồi dưỡng chính trị mới thực sự hiệu quả, thiết thực.

2.3.3.3. Về công tác quản lý đào tạo

Hoạt động quản lý đào tạo của trung tâm bồi dưỡng chính trị bao gồm: Quản lý giáo trình, giáo án, đề cương bài giảng và hoạt động dạy học của của giảng viên; quản lý sỹ số, sự chấp hành giờ giấc, tinh thần, thái độ của người học và quản lý quá trình đánh giá kết quả học tập của học viên.

Về quản lý giáo trình, giáo án, đề cương bài giảng và hoạt động dạy học của của giảng viên, đối với giảng viên chuyên trách của trung tâm bồi dưỡng chính trị thì vấn đề này không có khó khăn, bởi đội ngũ giảng viên chuyên trách được hưởng lương để làm công tác giảng dạy và tổ chức hoạt động dạy học; hơn nữa đây là đội ngũ đã đươc trang bị kiến thức cơ bản về nghiệp vụ sư phạm. Vấn đề đặt ra khó nhất ở đây chính là việc quản lý đội ngũ giảng viên kiêm chức.

Bởi trên thực tế, các đồng chí giảng viên kiêm chức là uỷ viên thường vụ cấp uỷ, là trưởng các ban đảng; hoặc chí ít cũng là trưởng đoàn thể, phòng ban cấp huyện hầu hết là uỷ viên cấp uỷ cấp huyện, trong khi giám đốc trung tâm bồi dưỡng chính trị thậm chí không nằm trong cấp uỷ địa phương. Do đó đặt ra những yêu cầu về giáo án bài giảng, kiểm soát quá trình lên lớp của giảng viên kiêm chức là rất khó khăn.

Quá trình trực tiếp theo dõi, quản lý tại trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, tác giả Luận văn này đã từng chứng kiến có trường hợp lên lớp buổi sáng theo chương trình từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ, song chỉ đến 10 giờ giảng viên đã cho nghỉ; còn bài giảng chỉ mới được mục I và mục 1, còn các mục còn lại không thấy đâu.

Đối với việc quản lý sỹ số, giờ giấc lên lớp của học viên, cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Đó là, đối tượng về dự các lớp bồi dưỡng ở trung tâm bồi dưỡng chính trị chủ yếu là thường trực cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể cơ sở và đội ngũ cán bộ thôn, bản, khu phố. Đây là những người duy trì hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở; nhiều đồng chí đảm đương lượng công việc chuyên môn rất lớn nên thời gian về tham gia học tập tại trung tâm bị phân tâm là điều khó tránh khỏi. Có nhiều công tác lâu năm tại cơ sở, đối với các thành phố, thị xã, thì cán bộ cấp khu phố chủ yếu là hưu trí... đã rải qua rất nhiều lớp, nhiều lần ở trung tâm bồi dưỡng chính trị, nên rất dễ dẫn đến nhàm trán trong quá trình tham gia lớp bồi dưỡng.

Đây là một thực trạng đặt ra cần phải nghiên cứu, có giải pháp khắc phục hiệu quả thì hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tại trung tâm bồi dưỡng chính trị mới thực sự đi vào nền nếp, hiệu quả.

2.3.3.4. Về điều kiện vật chất – kỹ thuật

Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã có rất nhiều cố gắng trong việc tạo điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động của các trung tâm bồi dưỡng chính trị. Hệ thống cơ sở vật chất được trang bị khá khang trang, hiện đại, có thể nói là đã đáp ứng khá tốt cho hoạt động của đào tạo, bồi dưỡn của trung tâm.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây lại là chế độ cho cả người học và cả giảng viên lên lớp hiện nay còn rất nhiều bất cập. Đối với học viên, nhất là những cán bộ cấp thôn, bản đều là những người không được hưởng lương, thu nhập chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh của gia đình. Song khi về dự lớp bồi dưỡng tại trung tâm bồi dưỡng chính trị chỉ được hỗ trợ tiền ăn 50.000 đồng/ ngày, đối với các trường hợp ở xa trên 15 km được hỗ trợ thêm 50.000 đồng tiền phương tiện đi lại. Với mức hỗ trợ này thì người học phải bù thêm tiền cá nhân mới đảm bảo sinh hoạt trong những ngày tham gia lớp bồi dưỡng. Do đó, vừa khó khích lệ được sự nhiệt tình của người học cũng như khó có biện pháp mang tính hành chính để quản lý đối với người học.

Đối với giảng viên, báo cáo viên, đặc biệt là các đồng chí giảng viên kiêm chức, hầu hết vì bắt buộc và vì trách nhiệm mới lên lớp, thậm chí có một số đồng chí tìm mọi lý do để không phải lên lớp. Còn thù tiền thù lao, theo quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính thì “giảng viên, báo cáo viên là cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các đơn vị từ cấp huyện và tương đương trở xuống: Mức tối đa không quá: 300.000 đồng/buổi”. Trong khi để chuẩn bị tốt một giờ lên lớp, người giảng viên phải dành đến 3 giờ để soạn giảng.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong những năm qua, với sự nỗ lực, cố gắng của các cấp ủy đảng, chính quyền, đặc biệt là của đội ngũ cán bộ, giảng viên (kể cả giảng viên kiêm chức), nhân viên trực tiếp tham gia giảng dạy, quản lý tại trung tâm bồi dưỡng chính trị, công tác bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của các trung tâm bồi dưỡng chính trị ở tỉnh Quảng Ninh đã được quan tâm tích cực, chất lượng bồi dưỡng không ngừng được nâng lên. Những nỗ lực cố gắng đó đã góp phần quan trọng vào không ngừng củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên cả về nhận thức, bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống và kỹ năng công tác; góp phần không ngừng củng cố, xây dựng hệ thống chính trị cấp cơ sở ngày càng vững mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước, nhất là đối với tỉnh Quảng Ninh, một trong những địa phương giàu tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế xã hội, công tác bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của các trung tâm bồi dưỡng chính trị vẫn còn nhiều mặt hạn chế, yếu kém bất cập. Những hạn chế, bất cập nêu trên do nhiều nguyên nhân khác nhau, song những nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu. Từ thực trạng đó, đã và đang đặt ra những vấn đề phải nghiên cứu một cách nghiêm túc, khách quan, khoa học đề tìm ra những giải pháp khắc phục, để công tác bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh Quảng Ninh thực sự đem lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới xây dựng đất nước hiện nay.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Chất lượng bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh quảng ninh hiện nay (Trang 67 - 72)