Đổi mới phương pháp dạy học và phương thức bồi dưỡng của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện

Một phần của tài liệu Chất lượng bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh quảng ninh hiện nay (Trang 91 - 94)

các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện

Đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng ở các học viện, nhà trường nói chung và các trung tâm bồi dưỡng chính trị nói riêng là yêu cầu bức xúc của thực tiễn hiện nay. Bởi phương pháp dạy - học có ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả công tác bồi dưỡng. Đây là yếu tố hội tụ các chức năng hiện thực hóa các yếu tố cấu thành quá trình dạy học như: mục tiêu dạy học, nội dung, hình thức tổ chức, kiểm tra, đánh giá kết quả quá trình dạy - học. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ hiện nay đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho giáo dục phát triển, đồng thời đặt ra những thách thức, yêu cầu đòi hỏi phải đổi mới công tác bồi dưỡng một cách toàn diện, trong đó đổi mới phương pháp dạy - học là khâu then chốt. Ngoài những quy định mang tính nguyên tắc, tính khoa học, trong phương pháp dạy học còn phải dựa trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn của giảng viên, tính đặc thù nội dung của mỗi bài giảng và đặc điểm đối tượng người học. Cùng một nội dung giảng dạy như nhau nhưng hiệu quả và chất lượng học tập sẽ

khác nhau tùy thuộc vào lựa chọn phương pháp dạy học của giảng viên có phù hợp hay không phù hợp. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy - học không chỉ đơn thuần là đổi mới phương pháp giảng dạy mà còn bao gồm cả đổi mới phương pháp, cách thức học tập của học viên. Đổi mới phương pháp giảng dạy phải là hoạt động sáng tạo liên tục và chủ yếu của người giảng viên LLCT, là điều kiện quan trọng để đảm bảo thành công đổi mới phương pháp dạy - học.

Đổi mới phương pháp giảng dạy là biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, hay như nhận thức mới nhất về đổi mới phương pháp giảng dạy được đề cập tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (khóa XI) “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đó là: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỷ năng của người học, tập trung dạy cách học, cách nghĩ và tự

học, theo phương châm “ giảng ít, học nhiều”. Đây là vấn đề cơ bản nhất, chiến

lược nhất, tạo được sự chủ động, sáng tạo trong quá trình được bồi dưỡng đối với học viên, trên cơ sở đó sẽ tự nâng cao được kiến thức, kỹ năng trong và sau quá trình học tập và học tập suốt đời.

Quá trình đổi mới phương pháp dạy - học là hệ thống các phương pháp khoa học và logic được thực hiện bởi người thầy, có liên quan hữu cơ tới phương pháp của người học (thái độ, động cơ, phương pháp) quyết định đến chất lượng và hiệu quả của đào tạo. Do đó, đòi hỏi sự đầu tư tập trung đồng bộ các yếu tố: nội dung, giáo trình, thiết bị giảng dạy, phương pháp tiến hành giảng dạy, cách học tập, cách nghiên cứu. Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 2 (khoá VIII) của Đảng đã đặt ra yêu cầu cụ thể “Khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại trong quá trình dạy

học, bảo đảm điều kiện và định hướng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên Đại học” [17].

Thực tế cho thấy, phương pháp dạy học truyền thống, truyền thụ một chiều không còn đủ khả năng truyền tải một khối lượng chương trình ngày càng lớn với tốc độ thay đổi ngày càng cao và đòi hỏi của thực tiễn ngày càng to lớn. Do đó, điều quan trọng và then chốt là phải áp dụng phương pháp dạy - học thích hợp tạo nên phong cách học tập mới của học viên. Nói cách khác, đổi mới phương pháp giảng dạy - học tập ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị là nhằm phát triển tri thức và tư duy của học viên, khả năng hiểu biết các vấn đề các kỹ năng giải quyết các tình huống, cung cấp cho học viên phương thức nghiên cứu sáng tạo và độc lập suy nghĩ trong quá trình học tập, là phương pháp học tập tốt nhất nhằm thực hiện phương châm kết hợp chặt chẽ giữa học và hành, giữa lý luận và thực tiễn. Mặt khác, dưới góc độ lý luận dạy học, đây chính là phương pháp học tập hiệu quả nhất đối với người lớn tuổi. Bởi vì, những đối tượng này họ rất ngại học lí thuyết thuần túy, qua trao đổi những vấn đề gắn với thực tế sẽ kích thích được tinh thần ham học hỏi và tham gia đóng góp y kiến một cách nhiệt tình. Chính vì vậy, muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả trong khâu học tập này cần phải đổi mới nội dung và hình thức của các buổi thảo luận. Theo hướng, đưa ra các chủ đề mang tính vận dụng vào thực tiễn để kích thích sự nghiên cứu, sáng tạo của học viên, tránh nêu những chủ đề có sẵn trong bài giảng, tạo điều kiện cho học viên phát huy khả năng độc lập, chủ động và sáng tạo trong học tập.

Đối với giảng viên, để thực hiện tốt và phát huy được cách học tập này, thì đòi hỏi giảng viên phải có kiến thức sâu, rộng, vững vàng và có nhiều kinh nghiệm trong việc chủ trì điều khiển một buổi thảo luận. Thực chất của quá trình điều khiển các buổi thảo luận chính là quá trình hướng dẫn nghiên cứu khoa học. Phải biết gợi mở các vấn đề để học viên có thể tham gia nghiên cứu, thảo luận. Chính sự gợi mở, gợi y của giảng viên sẽ làm cho học viên có

hướng trao đổi, tranh luận để học viên tự giải quyết, tìm ra cái đúng trong vấn đề nêu ra thảo luận. Và như vậy sẽ góp phần đổi mới công tác ĐTBD đạt được chất lượng theo yêu cầu.

Đổi mới phương thức bồi dưỡng cần theo hướng đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu học tập và chấp hành nghĩa vụ học tập của cán bộ, đảng viên. Ngoài hình thức tổ chức các lớp tại chức, tập trung, cụm, ngoài giờ. Cần tiếp tục đổi mới theo hướng đa dạng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của từng đối tượng.

Một phần của tài liệu Chất lượng bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh quảng ninh hiện nay (Trang 91 - 94)