Tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng và chế độ, chính sách cho cán bộ, đảng viên – đối tượng đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Chất lượng bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh quảng ninh hiện nay (Trang 96 - 102)

và chế độ, chính sách cho cán bộ, đảng viên – đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm

Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập là yếu tố quan trọng để giảng viên có thể sử dụng nhiều kỹ thuật trong giảng dạy, đặc biệt là trong phương pháp dạy học tích cực, giúp cho người học tiếp cận nội dung một cách thuận lợi nhất; người học đến lớp với tâm trạng thoải mái và sử dụng hiệu quả thời gian trên lớp học. Đặc thù hoạt động của các trung tâm bồi dưỡng chính trị như một trường học, do đó phải có khuôn viên độc lập, có diện tích hợp lý. Để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của các trung tâm theo hướng hiện đại cần có sự thống nhất nhận thức trong cấp ủy, chính quyền và lãnh đạo trung tâm: đầu tư cho công tác huấn luyện cán bộ là đầu tư cho cái “gốc” của tương lai nên cần phải có nguồn kinh phí tương xứng. Không nên “dè dặt, bủn xỉn” về các khoản chi cho công tác này như Bác Hồ đã từng nói.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của các trung tâm cần đảm bảo tạo cảnh quan môi trường sư phạm, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về số lượng học viên ngày càng tăng và nội dung, chương trình, hình thức đào tạo ngày càng được mở rộng. Ngoài hội trường lớn, cần có các loại phòng học thoáng mát, sạch sẽ đáp ứng yêu cầu mở lớp, mỗi phòng học cần trang bị cố định máy projector và laptop. Phòng nghỉ của giảng viên cần đảm bảo thoáng mát và trang thiết bị tối thiểu những phương tiện phục vụ hàng ngày. Thư viện phải được trang bị đủ các đầu sách cơ bản về LLCT từ sơ cấp đến trung cấp và các loại tài liệu tham

khảo, tác phẩm kinh điển phục vụ việc tra cứu và nghiên cứu của giảng viên, học viên. Ngoài ra, các công trình phụ như: nhà vệ sinh, hệ thống cây xanh, điện, nước phải đảm bảo để tạo không gian hài hòa, thoáng mát cho bộ mặt của trung tâm.

Tất cả các giải pháp trên sẽ không đạt được kết quả tốt nếu giảng viên không được quan tâm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Các trung tâm bồi dưỡng chính trị cần triển khai thực hiện đúng quy định về chế độ, quyền lợi, phụ cấp ưu đãi đối với cán bộ, gảng viên chuyên trách, giảng viên kiêm chức và trách nhiệm, quyền lợi học viên của trung tâm. Giảng viên trực tiếp giảng dạy tại trung tâm phải được hưởng đầy đủ các chế độ, danh hiệu thi đua, danh hiệu nhà giáo, cán bộ, công chức trung tâm phải được hưởng các chế độ phụ cấp dành cho cán bộ đảng, đoàn thể hoặc cán bộ công chức nhà nước theo quy định hiện hành (phụ cấp công tác đảng, đoàn thể hoặc phụ cấp công vụ)…. Đây là cơ sở để cán bộ, đảng viên các trung tâm ra sức rèn luyện, phấn đấu để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ ĐTBD cán bộ tại trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện theo yêu cầu.

Như vậy, từ cơ sở lý luận và thực trạng chất lượng bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay, tác giả đã đề xuất 6 giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của các trrung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay, những biện pháp mới đưa ra làm phong phú và phù hợp với đòi hỏi thực tiễn, nhằm khắc phục những hạn chế đã nêu ở chương 2. Các biện pháp được đề xuất có tính khả thi cao, đáp ứng được yêu cầu khoa học đã nêu trong luận văn, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay.

Tiểu kết chƣơng 3

Những phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và những giải pháp chủ yếu trên đây có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác bồi dưỡng cán bộ, đảng

viên của các trung tâm bồi dưỡng chính trị ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay. Mỗi giải pháp đều có vị trí, vai trò và tầm quan trọng khác nhau. Trong những giải pháp đó, thì vấn đề tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, nâng cao vai trò quản lý của các cơ quan nhà nước đối với hoạt đồng bồi dưỡng của các trung tâm bồi dưỡng chính trị có ý nghĩa chi phối, quyết định đến hiệu quả và tính khả thi của các giải pháp còn lại. Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền sẽ tạo được hiệu ứng tích cực, góp phần tăng cường mọi nguồn lực, từ nhân lực cho đến các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng của các trung tâm bồi dưỡng chính trị. Hơn thế nữa, nó còn tác động góp phần nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của từng giảng viên trong từng giờ giảng cũng như nâng cao ý thức của từng cán bộ, đảng viên khi tham gia học tập, rèn luyện tại trung tâm bồi dưỡng chính trị. Những giải pháp trên đây cần phải được các cấp, các ngành quán triệt, nhận thức sâu sắc, từ đó triển khai thực hiện một cách đồng bộ mới có thể tạo động lực thúc đầy có hiệu quả chất lượng bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của các trung tâm bồi dưỡng chính trị ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay.

KẾT LUẬN

Xuất phát từ vị trí, vai trò và chức năng, nhiệm vụ của trung tâm bồi dưỡng chính trị theo quy định của Ban Bí thư Trung ương và qua thực tiễn hoạt động của các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố ở tỉnh Quảng Ninh, qua nghiên cứu đề tài “Chất lượng bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay". Luận văn đã làm rõ đặc điểm tổ chức bộ máy, đặc điểm chức năng nhiệm

vụ của các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố ở tỉnh Quảng Ninh. Từ đó luận văn nêu lên các tiêu chí đánh giá chất lượng bồi dưỡng của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh Quảng Ninh để làm cơ sở đánh giá đúng thực trạng và nêu lên giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng của các trung tâm bồi dưỡng chính trị từ nay đến năm 2020.

Đánh giá chất lượng bồi dưỡng của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh Quảng ninh hiện nay phải có quan điểm toàn diện, đánh giá toàn bộ các nhân tố tác động đến chất lượng bồi dưỡng của các trung tâm bồi dưỡng chính trị như cơ cấu tổ chức bộ máy; số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên chuyên trách và kiêm chức, nội dung chương trình giáo dục, tuyên truyền miệng; đổi mới phương pháp giảng dạy; công tác quản lý bồi dưỡng; hiệu quả công tác bồi dưỡng; hoạt động tăng cường cơ sở vật chất và sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy địa phương, trên cơ sở đánh giá đúng đắn khách quan, toàn diện chất lượng bồi dưỡng của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh Quảng Ninh.

Từ những luận điểm đưa ra có liên quan đến chất lượng bồi dưỡng của Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh Quảng Ninh, luận văn coi đây là "điểm xuất phát" là cơ sở lý luận cho việc phân tích thực trạng chất lượng bồi dưỡng của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh Quảng Ninh.

Thông qua việc phân tích thực trạng chất lượng bồi dưỡng của các trung tâm, luận văn đã đánh giá những thành tựu, hạn chế của hoạt động của trung tâm bồi dưỡng chính trị ở tỉnh Quảng Ninh từ 1996 đến nay.

Qua xem xét, phân tích thực trạng chất lượng bồi dưỡng của trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh Quảng Ninh, luận văn lý giải nguyên nhân của thực trạng và đưa ra những vấn đề đặt ra như: Về nội dung chương trình bồi dưỡng; phương pháp giảng dạy, học tập; công tác quản lý, đào tạo; điều kiện vật hcaats, kỹ thuật. Đồng thời đề ra 6 giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh Quảng Ninh từ nay đến 2020.

Các giải pháp gồm: Nâng cao nhận thức của cấp ủy chính quyền, các cơ quan chức năng và của người học đối với công tác bồi dưỡng của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay; nâng cao chất lượng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm; đổi mới phương pháp dạy - học và phương thức thức đào tạo, bồi dưỡng của các trung tâm bồi dưỡng chính trị; kiện toàn, nâng cao chất lượng tổ chức, bộ máy của trung tâm bồi dưỡng chính trị; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng và chế độ, chính sách; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, đặc biệt là của các huyện, thị, thành ủy và sự quản lý của UBND cấp huyện ở tỉnh Quảng Ninh đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng của các trung tâm bồi dưỡng chính trị. Các trung tâm bồi dưỡng chính trị quan tâm tốt hơn công tác tổ chức và quản lý giảng dạy, học tập tại trung tâm.

Trong tình hình hiện nay, trước yêu cầu đổi mới của đất nước, trước yêu cầu của công tác tư tưởng, công tác cán bộ, toàn đảng đang hướng về cơ sở, tập trung đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng phẩm chất, nâng cao năng lực cho cán bộ, đảng viên cơ sở là một trong nhiệm cần thiết phải được tiến hành thường xuyên liên tục. Do đó việc nghiên cứu để nâng cao chất lượng

bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh Quảng Ninh là một việc làm quan trọng góp phần từng bước nâng cao chất lượng bồi dưỡng của các trung tâm bồi dưỡng chính trị đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ công tác bồi dưỡng cán bộ đạt hiệu quả ngày càng tốt hơn. Quán triệt tốt yêu cầu về đào tạo, bồi dưỡng của Đảng, đặc biệt là những nội dung quan trọng theo tinh thần của đề án “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” mà Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 8 (khóa XI) đã đề ra; thực hiện có hiệu quả các giải pháp đã nêu ra trong luận văn về nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của các trrung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh Quảng Ninh chắc chắn sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ, đảng viên đặc biệt là đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển, đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ, công nghiệp vào năm 2020./.

Một phần của tài liệu Chất lượng bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh quảng ninh hiện nay (Trang 96 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)