Xuất phát từ yêu cầu của chính hệ thống giáo dục lý luận chính trị ở nước ta trong thời kỳ mớ

Một phần của tài liệu Chất lượng bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh quảng ninh hiện nay (Trang 27 - 28)

chính trị ở nước ta trong thời kỳ mới

Ngày 26/5/2014, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 32-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý. Nghị quyết đã khẳng định: Trong những năm qua, thực hiện Quy định số 54-QĐ/TW, ngày 12/5/1999 của Bộ Chính trị về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng, công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị đã đạt được một số kết quả quan trọng, góp phần xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Hệ thống cơ sở đào tạo lý luận chính trị được củng cố, phát triển; số lượng cán bộ được đào tạo lý luận chính trị tăng nhanh; nội dung, chương trình bước đầu đổi mới; đội ngũ giảng viên tăng cả về số lượng và chất lượng; điều kiện vật chất, kỹ thuật của các cơ sở đào tạo được cải thiện.

Từ những kết quả tích cực trên đây, công tác giáo dục lý luận chính trị đã góp phần quan trong vào cung cấp những kiến thức về lý luận và thực tiễn một cách có hệ thống, giúp cho người học xây dựng tư duy mới, thay đổi phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác, phấn đấu thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Cùng với đó, trong lĩnh vực tổ chức, quản lý công tác giáo dục lý luận chính trị đã có những đổi mới về phương thức công tác, phương pháp giảng dạy, góp phần tích cực vào xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nhận thức của các cấp ủy và chính quyền về vai trò của công tác giáo dục lý luận chính trị đã được nâng lên; trên cơ sở đó có sự quan tâm tích cực trong chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bồi dưỡng cán bộ của địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị những năm qua cũng còn một số hạn chế, yếu kém. Việc mở rộng quy mô đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn liền với nâng cao chất lượng. Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng chậm được đổi mới, bổ sung, cập nhật, còn trùng lặp, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn, rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức, phong cách lãnh đạo, quản lý. Phương pháp giảng dạy, học tập chậm được đổi mới, nặng về truyền đạt kiến thức, chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học viên. Quản lý đào tạo còn có mặt yếu kém, nhất là quản lý tự học của học viên. Chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo còn có mặt hạn chế. Điều kiện vật chất – kỹ thuật trong nhiều cơ sở đào tạo còn thiếu thốn.

Tình hình đó đặt ra yêu cầu, đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện; góp phần thiết thực vào thực hiện thắng lợi mục tiếu "Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức" như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã đề ra.

Một phần của tài liệu Chất lượng bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh quảng ninh hiện nay (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)