Tăng cường sự l nh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, đặc biệt là của các huyện ủy, thị, thành ủy và sự quản lý của N cấp huyện đối vớ

Một phần của tài liệu Chất lượng bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh quảng ninh hiện nay (Trang 80 - 83)

công tác bồi dưỡng của các trung tâm bồi dưỡng chính trị.

Chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện được xác định là cấp ủy huyện, thị xã, thành phố và Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ. Cấp uỷ huyện chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, trực tiếp và toàn diện mọi hoạt động thường xuyên của trung tâm bồi dưỡng chính trị. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ chịu trách nhiệm chỉ đạo các trung tâm bồi dưỡng chính trị thực hiện nội dung bồi dưỡng theo quy định của Ban Tuyên giáo Trung ương và chủ trương đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của Tỉnh uỷ Quảng Ninh. Để các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã thành phố khắc phục những hạn chế yếu kém trong thời gian qua, không ngừng nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ, đảng viên ban thường vụ huyện, thị, thành ủy ở tỉnh Quảng Ninh cần:

- Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò chức năng, nhiệm vụ của trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố theo quy định hiện hành. Theo

đó, trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện là đơn vị sự nghiệp giáo dục, có khuôn viên, có hội trường, có lớp học, có thư viện và các điều kiện khác phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. Trung tâm bồi dưỡng chính trị có vị trí tương đương với các phòng, ban cấp huyện, không phải là một bộ phận trực thuộc ban tuyên giáo các huyện, thị, thành ủy như nhận thức của một bộ phận cán bộ phòng ban, ngành và cấp ủy đảng cơ sở hiện nay. Mối quan hệ giữa ban tuyên giáo và trung tâm bồi dưỡng chính trị là mối quan hệ ngang cấp, cùng phối hợp để làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng và tuyên truyền theo sự lãnh đạo và chỉ đạo của thường trực cấp ủy. Ban tuyên giáo cấp huyện chịu trách nhiệm thẩm định về nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng để các chương trình bồi dưỡng đúng với chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Ban thường vụ cấp uỷ huyện, thị xã, thành phố lãnh đạo, chỉ đạo trung tâm bồi dưỡng chính trị thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ theo qui định: "Bồi dưỡng LLCT; các chỉ thị, nghị quyết của đảng; pháp luật của Nhà nước; kiến thức và nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, đoàn thể, xây dựng và quản lý nhà nước cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn cấp huyện". Tránh tình trạng các trung tâm bồi dưỡng chính trị không thực hiện đúng chức năng như quy định dẫn đến tình trạng làm không hết chức năng nhiệm vụ hoặc lấn sân, vượt quá chức năng nhiệm vụ được giao.

- Ban thường vụ cấp uỷ huyện, thị xã, thành phố nên có cơ chế rõ ràng, công khai khi tuyển giảng viên về giảng dạy tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị, bởi chất lượng giảng viên là nhân tố quyết định đến chất lượng hoạt động của trung tâm bồi dưỡng chính trị. Giảng viên được tuyển về trung tâm bồi dưỡng chính trị phải đảm bảo tiêu chuẩn và phải lên lớp giảng được các loại chương trình bồi dưỡng theo quy định, giới thiệu được các nghị quyết của Đảng. Do số lượng giảng viên ở trung tâm bồi dưỡng chính trị vừa thiếu, lại vừa yếu nên bản thân các trung tâm bồi dưỡng chính trị khó hoàn thành nhiệm vụ được giao. Việc tuyển dụng

giảng viên về trung tâm bồi dưỡng chính trị phải công khai, dân chủ, tạo sự thống nhất giữa người tuyển dụng, người sử dụng cán bộ. Muốn vậy, nên thành lập hội đồng xét tuyển hoặc thi tuyển, trong hội đồng xét tuyển hoặc thi tuyển có thành phần lãnh đạo của Trung tâm bồi dưỡng chính trị, cách làm như vậy vừa đảm bảo chất lượng tuyển dụng cán bộ, vừa tạo sự thống nhất cao trong công tác cán bộ.

- Ban thường vụ cấp uỷ huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các ban, phòng, đoàn thể phối hợp với trung tâm bồi dưỡng chính trị xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trong từng giai đoạn và trong từng năm. Đặc biệt lãnh đạo ban tổ chức các huyện, thị, thành ủy và phòng nội vụ phải kiên quyết trong việc thực hiện quy định về tiêu chuẩn cán bộ, công chức (tiêu chuẩn chuyên môn và tiêu chuẩn chính trị) trong việc tuyển dụng (đối với cán bộ mới), đề bạt (đối với cán bộ được đề bạt), yêu cầu chuẩn hoá (đối với cán bộ đương nhiệm chưa đủ tiêu chuẩn), cán bộ thuộc diện quy hoạch… hạn chế và đi đến chấm dứt tình trạng “nợ” tiêu chuẩn để công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên đi vào nề nếp.

- Nâng cao nhận thức về vị trí vai trò của công tác bồi dưỡng cho các cấp ủy cơ sở; chỉ đạo các cấp ủy cơ sở thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị, quy định, hướng dẫn của cấp trên về học tập LLCT và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước... Đưa nội dung đó vào một trong tiêu chí xếp loại tổ cơ sở đảng trong sạch vững mạnh hàng năm.

- Đối với UBND cấp huyện, cần chỉ đạo các ngành chức năng quan tâm tạo điều kiện, đáp ứng nhu cầu về kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức các lớp bồi dưỡng tại trung tâm bồi dưỡng chính trị. Phải coi công tác bồi dưỡng cán bộ, đảng viên tại trung tâm bồi dưỡng chính trị là bộ phận quan trọng trong hệ thống các giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở, có gắn bó chặt chẽ với việc nâng cao chất lượng quản lý các lĩnh vực đời sống, phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh ở địa phương.

Một phần của tài liệu Chất lượng bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh quảng ninh hiện nay (Trang 80 - 83)