3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.2. Thông tin pháp lý
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tình Chươngcó mã số thuế3001785620, ngày
cấp: 12/08/2014
Đại diện pháp luật – Giám đốc công ty: bà Lê Thị Tình
SĐT: 0977160016 –0919088228
Quản lý dịch vụ thanh toán Quản lý vàng bạc Quản lý trường học Quản lý TACN Quản lý chợ Giám đốc 2.1.3.Cơ cấu tổchức
Là một công ty đa ngành nghề, công ty TNHH Tình Chương xây dựng cơ cấu tổ chức của mình theo hướng quản lý theo ngành hàng. Bộ máy tổ chức của công ty được xây dựng, như sau:
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức công ty TNHH Tình Chương
(Nguồn: Bộ phận nhân sự)
2.1.4.Các đặc điểm về nguồn lực của côngty
2.1.4.1.Đặc điểm về nguồn nhân lực
Hiện nay, công ty TNHH Tình Chương có tổng số 103 lao động gồm cả cán bộ và công nhân viên. Với đặc điểm là một công ty đa ngành, đa lĩnh vực, số lao động này được phân bổ theo từng mảng kinh doanh của côngty.
Cụ thể, đối với mảng thức ăn chăn nuôi, cơ cấu được thể hiện như sau:
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của ngành hàng TACN giai đoạn 2018 –2020
(ĐVT: người) STT Cơ cấu 2018 2019 2020 So sánh 2019/2018 So sánh 2020/2019 +/- % +/- % Tổng lao động 13 17 19 4 30,77 2 11,76 1 Theo giới tính Nam 8 11 11 3 37,5 0 0 Nữ 5 6 8 1 20 2 33,33 2
Phân phối theo trìnhđộ
Đại học 6 8 10 2 33,33 2 25
Cao đẳng, Trung cấp 4 5 5 1 25 0 0
Lao động phổ thông 3 4 4 1 33,33 0 0
Tuy số lượng nhân viên công ty khá nhiều, nhưng phân bổ trên nhiều ngành hàng. Với đặc điểm kinh doanh mảng thức ăn chăn nuôi, số lượng nhân viên được phân bổ tương đối ít so với mặt bằng chung công ty, do đó bộ máy tổ chức của công ty không quá phức tạp.Tuy nhiên do nhu cầu mở rộng thị trường, đẩymạnh công tác làm thị trường và tiêu thụ hàng hóa, công ty không ngừng tuyển dụng và đào tạo lao động.
Trong vòng 3 năm từ 2018 đến 2020, lực lượng lao động không ngừng tăng lên. Năm 2018, tổng số lao động là 13 nhân viên, đến năm 2019 đã tăng lên 17 nhân viên, tăng 30,77% so với năm 2018. 4 nhân viên được bổ sung bao gồm 2 nhân viên thị trường, 1 nhân viên lái xe và 1 nhân viên bốc vác. Tính đến năm 2020, số lượng lao động tăng lên 19 nhân viên, tăng 11,76% so với năm 2019. Trong đó, có 11 lao động nam, chiếm 57,9% trên tổng số lao động và 8 lao động nữ, chiếm 42,1% tổng số lao động. Nhân viên nam chủ yếu là các lái xe, các nhân viên bốc vác và các nhân viên thị trường, với tính chất công việc đòi hỏi phải đi lạinhiều, phải có sức khỏe tốt. Còn lại, nhân viên nữ chủ yếu làm việc ở bộ phận kế toán và bán hàng.
Năng suất lao động phụ thuộc chủ yếu vào trình độ văn hóa, chuyên môn, năng lực,...của đội ngũ lao động. Tại ngành hàng thức ăn chăn nuôi của công ty TNHH Tình Chương, lực lượng lao động có bằng cấp Đại học, Cao đẳng, Trung cấp là 10 người, chiếm 76,92% vào năm 2018. Năm 2019, số lượng này tăng thêm 3 người ở bộ phận marketing thị trường và bộ phận vận chuyển, chiếm 76,47%. Đến năm 2020, con số này tăng thêm 2 người, nâng tổng lao động có bằng cấp lên thành 15 người trên tổng số 19 nhân viên, chiếm 78,95%. Năm 2018, công ty có 3 lao động phổ thông, không yêu cầu bằng cấp, chiếm 23,08%, năm 2019 số lao động này tăng lên thành 4 nhân viên, chiếm 23,53%. Đến năm 2020, con số này vẫn giữ ở mức 4 người, chiếm 21,05%. Qua đây, ta có thể thấy được, tỉ lệ lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp qua các năm của công ty chiếm một tỉ lệ khá cao. Điều này tạo ra ưu thế cho công ty do các nhân viên được đào tạo bài bản qua tường lớp, nắm rõ các kiến thức cần thiết về vị trí làm việc củamình.
Nhìn chung, với quy mô tương đối nhỏ, nhưng với sự gắn kết chặt chẽ, đội ngũ nhân viên đã hết sức cố gắng mang lại những thành tựu nhất định cho công ty.
2.1.4.2.Đặc điểm về nguồn vốn và tài sản
a) Nguồnvốn
Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2018 - 2020
(ĐVT: Triệu đồng)
Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %
Vốn chủ sở hữu 9.051,21 62,37 9.982,33 61,39 10.605,73 60,57 931,12 10,29 623.4 6,25 Nợ phải trả 5.462,03 37,63 6.277,22 38,61 6.905,41 39,43 815,19 14,92 628,19 10 Tổng nguồn vốn 14.513,24 100 16.259,55 100 17.511,14 100 1.746,31 12,03 1.251,59 7,7
(Nguồn: Bộ phận kế toán)
Qua bảng trên ta thấy, tổng nguồn vốn của công ty tăng qua các năm từ 2018 đến 2020. Năm 2018, công ty có tổng nguồn vốn 14.513,24 triệu đồng, đến năm 2019 là 16.259,55 triệu đồng, tương đương với mức tăng 12,03%. Năm 2020, con số này cũng tăng nhưng tăng nhẹ hơn giai đoạn trước, tăng lên thành 17.511,14 triệu đồng, tức đã tăng 7,7%.
Trong cơ cấu tổng nguồn vốn, vốn chủ sở hữu hầu như chiếm tỉ trọng lớn hơn, đều nằm trên mức 60%, tuy nhiên tỉ lệ này ngày càng giảm. Còn nợ phải trả thì ngược lại, chiếm tỉ trọng nhỏ hơn nhưng ngày càng có xu hướng tăng trong cơ cấu tổng nguồnvốn.
b) Tài sản
Bảng 2.3. Cơ cấu tài sản giai đoạn 2018- 2020
(ĐVT: Triệu đồng)
Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %
Tài sản ngắnhạn 10.303,13 63,15 10.904,62 63,18 11.994,83 64,80 601,49 5,84 1.090,21 10 Tài sản dài hạn 6.011,11 36,85 6.354,93 36,82 6.516,31 35,2 343,82 5,72 161,38 2,54 Tổng tài sản 16.314,24 100 17.259,55 100 18.511,14 100 945,31 5,79 1.251,59 7,25
Qua bảng trên ta thấy, tổng tài sản của công ty tăng khá đều qua các năm. Năm 2018, công ty có tổng tài sản 16.314,24 triệu đồng, đến năm 2019 là 17.259,55 triệu, tăng 945,31 triệu, tương đương với mức tăng 5,79%. Năm 2020, con số này có xu hướng tăng mạnh hơn, tăng 1.251,59 triệu đồng thành tổng tài sản 18.511,14 triệu đồng, tức đã tăng7,25%.
Nhìn chung, trong cơ cấu tổng tài sản của doanh nghiệp, TSNH vẫn luôn chiếm tỉ trọng lớn hơn, luôn trên 63% và đang ngày càng có xu hướng tăng. Năm 2018, TSNH có giá trị 10.303,13 triệu đồng, chiếm 61,15% thì đến năm 2019 tăng thêm 601,49 triệu đồng, lên thành 10.904,62, ứng với tỉ lệ tăng 5,84%. Đến năm 2020, con số này tiếp tục tăng lên thành 11.994,83 triệu đồng, ứng với mức tăng 10%. Còn TSDH thì chiếm tỉ trọng ít hơn và đang có xu hướng giảm qua từng năm. Cụ thể, năm 2018, TSDH của công ty là 6.011,11 chiếm 36,85% cơ cấu tổng tài sản. Đến năm 2019 tăng thêm 945,31 triệu đồng, ứng với mức tăng 5,79%. Sang đến năm 2020, TSDH của công ty tăng lên 18.511,14 triệu đồng, tương ứng với mức tăng7,25%.
2.1.5.Một số đặc điểm trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Tình Chương
2.1.5.1.Đặc điểm thị trường thức ăn chăn nuôi ở ViệtNam:
Thức ăn chăn nuôi là nhân tố mắt xích quan trọng để phát triển ngành chăn nuôi. Năm 2018 sản lượng sản xuất thức ăn gia cầm giữ vị trí dẫn đầu 41.45% thị phần, tuy
nhiên giảm 1.9% so với năm trước.
Năm 2019, do ảnh hưởng của DTLCP, ngành TACN đã phải thu hẹp sản xuất. Trong năm 2019, Việt Nam đã chi hơn 3,7 tỷ USD nhập khẩu TACN và nguyên liệu, giảm 5,1% so với năm 2018.
Năm 2020, cơn bão DTLCP cơ bản đã được kiểm soát, nhưng đến nay vẫn còn tác động dư âm đến ngành chăn nuôi. Thêm vào đó, đại dịch Covid-19 xuất hiện từ đầu năm và đang diễn biến phức tạp tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó các nhà cung cấp nguyên liệu TACN lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Nga… đã gâyảnh hưởng đến sản xuất và thương mại, làm lộ rõ ra những bất cập của ngành TACN Việt Nam trong cungứng nguyên liệu.
Việc Chính phủ nhiều nước và Việt Nam thực hiện lệnh cách ly xã hội và các phương pháp kiểm soát dịch bệnh, khiến cho lưu thông tiêu thụ TACN trong nước cũng gặp khó khăn. Kim ngạch nhập khẩu TACN và nguyên liệuvề Việt Nam đạt 806 triệu USD, giảm 18,1% so với cùng kỳ năm2019.
Kết quả khảo sát của Vietnam Report đã chỉ ra top 5 khó khăn của dịch bệnh Covid-19 đối với các doanh nghiệp (DN) TACN. Đó là: Sự cạnh tranh giữa các DN trong ngành (85,7%); Giá hàng hóa nguyên vật liệu, đầu vào tăng (71,4%); Nhu cầu tiêu thụ TACN giảm (57,1%); Nguồn cung ứng nguyên liệu sản xuất bị gián đoạn (57,1%); Thiếu hụt nguồn vốn để kinh doanh (42,9%).
Trước những khó khăn đó, ngành chăn nuôi đã có nhiều giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả nên kết quả đàn lợn đang dần khôi phục và một số loại gia cầm tăng trưởng tốt. Điều này đã giúp các công ty sản xuất và kinh doanh TACN hoạt động có hiệu quả hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Theo tổng kết của Tổng cục hải quan, trong 10 tháng đầu năm2020 Việt Nam đã chi hơn 3,2 tỷ USD nhập khẩu TACN và nguyên liệu, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm2019.
Thị trường TACN được đánh giá đầy tiềm năng trong thời gian tới. Theo OECD, Việt Nam tiếp tục là một trong số những nước tiêu thụ thịt lợn bình quân đầu người hàng đầu thế giới, đứng thứ ba ở châu Á sau Trung Quốc và Hàn Quốc.
Sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn thịt Việt Nam là động lực chính của ngành TACN trong nước. Mặc dù giá thịt lợn có nhiều áp lực giảm, nhưng vẫn ở mức rất cao so với năm trước. Với mức giá có lợi này, nông dân có động lực để khởi động lại DN và các trang trại thương mại để xây dựng lại đàn lợn của họ bằng các biện pháp an toàn sinh học tốt trong điều kiện có khả năng dịch tả táiphát.
Kết quả khảo sát của Vietnam Report về triển vọng của ngành TACN trong năm tới, đã ghi nhận: 57,1% DN đánh giá sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng; 28,6% đánh giá tăng trưởng khả quan, tốt hơn một chút và chỉ có 14,3% tăng trưởng sẽ thấp hơn một chút. Theo Bộ Canh Nông Hoa Kỳ (USDA), thị trường TACN Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng kép hàng năm 5,06% trong giai đoạn dự báo để đạt quy mô thị trường 12.270 tỷ USD vào năm 2025 từ mức 9.124 tỷ USD vào năm 2019.
Khảo sát của Vietnam Report cũng chỉ ra 3 ba xu hướng nổi bật của ngành TACN, đó là: Đa dạng hóa sản phẩm; Tăng cường sử dụng công nghệ sinh học; Đẩy mạnh áp dụng công nghệ hiện đại, tự động hóa trong sản xuất và quản lý.
Với tiềm năng của thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp lớn trong nước như:
Masan, Hòa Phát, Hùng Vương, Vingroup đã bắt đầu có những đầu tư lớn vào ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi với mong muốn "lội ngược dòng", giành lại thị phần từ tay
các doanh nghiệp ngoại. Cụ thể, Masan đã mua lại Proconco, Anco vươn lên vị trí
cungứng thức chăn nuôi lớn thứ 2 trên cả nước.Tập đoàn Hòa Phát cũng đã xây dựng và đi vào hoạt động nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi tại Khu công nghiệp Long
Khánh với công suất 200 ngàn tấn/năm. Các tập đoàn này đang liên kết tạo thành chuỗi phát triển sang lĩnh vực chăn nuôi, tiêu thụ và bước đầu đã thành công...
( Nguồn: Thanh Thanh, baophapluat.vn, https://vietdata.vn/nganh-thuc-an-chan- nuoi-nhieu-tiem-nang-trong-boi-canh-dich-benh-1845718909)
2.1.5.2.Đặc điểm thị trường chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi ở Hà Tĩnh
a) Cầu thị trường: Tình hình chăn nuôi:
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh Hà Tĩnh, báo cáo năm 2019)
Tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh trong năm 2019 gặp rất nhiều khó khăn, số lượng đànvậtnuôi giảmso vớicùng kỳ năm trước.Nguyên nhân chính là do dịchtảlợn Châu Phi xuất hiện trên địa bàn từ trung tuần tháng 5/2019 vớidiễn biếnphức tạp,khó lườnggây thiệthạinặngnềchongười chănnuôi. Cùng vớisựsụtgiảmsản lượnglúa thì đây cũng là mộttrong nhữngnguyên nhân chính tác động làm cho tăng trưởng GRDP khu vựcnông, lâm nghiệpvà thủysảngiảm1,58% so với năm2018.
Tình hình dịch bệnh, thiệt hại: Đến thời điểm ngày 15/12/2019, dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra trên tất cả các huyện, thành phố, thị xã với mức độ khác nhau. Dịchbệnh đã xảy ra tại 5.253 hộ chănnuôi, thuộc 703 thôn, làm chết và tiêu hủy 32.678 con lợn, với tổng trọng lượng là 1.738 tấn.Cùng với dịch tả lợn ChâuPhi, hiện nay trên địa bàn cũng đã phát hiệndịch lở mồm long móngđối với gia súc tại một số địa phương, trong đócó cảcác huyệnlà thị trườngchính củacông ty TNHH TìnhChương nhưVũQuang, CẩmXuyên, KỳAnh cùng với đólàHương Khê,Hương Sơnvà Thị xã HồngLĩnh;với 327 con gia súc mắc bệnh (51 con trâu và 276 con bò),trong đó có 8 con bê, nghé bị chếtbuộc phảitiêu hủy.
Do ảnh hưởng mạnh mẽ của dịch tả lợn châu Phi, dịch lở mồm long móng, nhu cầu về thức ăn chăn nuôi trên địa bàn toàn tỉnh có xu hướng giảm xuống. Điều này gây bất lợi không nhỏ cho các doanh nghiệp kinh doanh thức ăn chăn nuôi và công ty TNHH Tình Chương cũng không phải là ngoại lệ.
b) Cung thị trường:
Bên cạnh sự ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh, một thách thức khá lớn đối với công ty TNHH Tình Chương, đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi với sự cạnh tranh về cả giá cả lẫn chất lượng. Chỉ tính riêng trên địa bàn xã Cẩm Bình,đến thời điểm hiện tại (tháng 3 năm 2021) đã có tới 5 đại lý cấp 1 kinh doanh thức ăn chăn nuôi, đó là Đức Cần, Tuấn Tâm, Hằng Bình, Tuấn Nga, Hương Chinh với hàng loạt các hãng thức ăn khác nhau như: Thiên Tôn, Cargill, con cò, de heus..., chưa kể tới các đại lý cấp 2, cấp 3. Có thể nói năm 2019 là một năm khá khó khăn đối với ngành chăn nuôi của người dân tỉnh Hà Tĩnh; điều này đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp chuyên
cung cấp thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, với đặc điểm là một tỉnh còn nghèo, kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào chăn nuôi và trồng trọt thì đây vẫn là một thị trường khá “béo bở” cho những ai giành được ưu thế.
Không chỉ dừng lại ở đó, nhiều nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi cũng đang có ý định chen chân vào cuộc đua giành giật “miếng bánh nhỏ” này, như: Greenfeed, Lái Thiêu, Vinafeed, New Hope,…
“Cầu giảm, cung tăng”, thậm chí chúng tôi vẫn thường nói đùa với nhau rằng “bây giờnhân viên thị trường còn nhiều hơn cả khách hàng”. Đây là một bài toán thực sự khó giải cho Ban lãnh đạo công ty TNHH Tình Chương.
c) Đối thủ cạnhtranh
Hiện tại, chưa có một số liệu tổng hợp cụ thể, chính xác nào về số lượng các đại lý đang kinh doanh trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, bởi vì con số đó là khá lớn, nó chắc chắn phải lên đến hàng nghìn vàđang có xu hướng tăng thêm nữa. Nhưng nhìn tổng thể thị trường thức ăn chăn nuôi tại đây, có thể thấy được một số thương hiệu khá có tiếng trong lĩnh vực này đang phủ sóng khắp các xóm làng và cửa hàng trên địa bàn tỉnh như Cargill, Proconco, Dabaco, De heus,…
Cagill thành lập vào năm 1995, mạnh bạo trở thành một trong những công ty bậc nhất trong ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy hải sản. Cargill hiện có 9 xí nghiệp Chế biếnthức ăn chăn nuôi cùng đội ngũ nhân viên khoảng 1.500 người.
Proconco sở hữu thương hiệu “Con Cò” là thương hiệu thức ăn chăn nuôi thời thượng lâu năm nhất tại Việt Nam. Với 7 nhà máy hiện đại, Proconco đang mang lại những phương pháp dinh dưỡng tối ưunhất.
Dabaco có 6 nhà máy thức ăn chăn nuôi với tổng công suất 85 tấn/giờ, công