Phân tích hồi quy tuyến tính bội

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện hoạt động quản trị bán hàng của công ty TNHH Tình Chương tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 92 - 96)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2.3.4.Phân tích hồi quy tuyến tính bội

a) Hệ số tương quan

Đầu tiên, ta sẽ phân tích hệ số tương quan để kiểm tra sự tương quan giữa các

Bảng 2.23. Ma trận tương quan Hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng Sản phẩm Giá cả Xúc tiến bán hàng Nhân viên bán hàng Dịch vụ bán hàng Hiệuquả hoạt động quản trị bán hàng Hệ số tương quan Pearson 1 0,516 0,545 0,439 0,474 0,609 Sig. (2- tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 N 150 150 150 150 150 150 (Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)

Dựa vào kết quả phân tích SPSS, ta thấy:

Với mức ý nghĩa 1% Sig, các biến độc lập Sản phẩm, Giá cả, Hoạt động xúc tiến,

Nhân viên bán hàng và Dịch vụbán hàng với biếnHiệu quả hoạt động quản trị bán hàng

đều nhỏ hơn 0,05, tức các biến này có sự tương quan với nhau.

-Biến “Dịch vụ bán hàng” tương quan mạnh nhất với biến “Hiệu quả hoạt động

quản trị bán hàng” với hệ số Pearson = 0,609

-Biến “Giá cả” tương quan mạnh thứ hai với biến “Hiệu quả hoạt động quản trị

bán hàng” với hệ số Pearson = 0,545

-Biến “Sản phẩm” tương quan mạnh thứ ba với biến “Hiệu quả hoạt động quản trị

bán hàng” với hệ số Pearson = 0,516

-Biến “Nhân viên bán hàng” tương quan mạnh thứ tư với biến “Hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng” với hệ số Pearson = 0,474

-Biến “Xúc tiến bán hàng” tương quan yếu nhất với biến “Hiệu quả hoạt động

quản trị bán hàng” với hệ số Pearson =0,439

Bảng 2.24. Các hệ số xác định trong phân tích hồi quy

Mô hình R R2 R2 hiệuchỉnh Std. Error of the Estimate Durbin Watson

1 0,766a0,587 0,573 0,32840 1,330

(Nguồn:Kết quả xử lý SPSS)

Từ kết quả xử lý SPSS, ta nhận thấy hệ số R2 hiệu chỉnh có giá trị 0,573, điều này giải thích là các biến độc lập ảnh hướng đến 57,3% sự biến thiên của biến phụ thuộc “Hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng”.

Kiểm định ONE WAYANOVA

Bảng2.25. Kiểm định ANOVA

Mô hình Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Sig.

1

Hồi quy 22,088 5 4,418 40,961 0,000b

Số dư 15,530 144 0,108

Tổng 37,618 149

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS) Nhìn vào kết quả của bảng kiểm định ANOVA, ta nhận thấy giá trị Sig. là 0,000<0,05, điều này cho thấy các biến trong mô hình giải thíchđược sựthayđổi củabiến phụ thuộc.

Phân tích hồi quy tuyếntính

Bảng 2.26. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mô hình

Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ sốchuẩn

hóa t Sig.

Thống kê đa cộng tuyến

B Sai số Beta Tolerance VIF

1 (Constant) 0,253 0,267 0,946 0,346 Sản phẩm 0,126 0,053 0,158 2,389 0,018 0,656 1,524 Giá cả 0,221 0,050 0,269 4,460 0,000 0,789 1,267 Xúc tiến hánahàng 0,114 0,051 0,135 2,216 0,028 0,771 1,297 Nhân viên bán hàng 0,154 0,050 0,189 3,068 0,003 0,756 1,323 Dịch vụ bánhàng 0,327 0,059 0,345 5,549 0,000 0,742 1,348 (Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)

Đầu tiên, ta nhận thấy giátrịSig của cả5 biến độclập baogồm: “Sảnphẩm”, “Giá cả”, “Xúctiếnbánhàng”, “Nhân viên bán hàng” và“Dịchvụ bán hàng”có giá trị< 0,05 nên cả5 biếnnày giảithích ý nghĩacho biếnphụthuộc “Hiệu quả hoạt động quản trị bán

hàng”trong mô hình nghiên cứu,không loạibỏbiếnnào trong nghiên cứu.

Hệ số VIF của tất cả các biến nhỏ hơn 2, vì vậy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.

Hằng số có giá trị Sig. = 0,346 > 0,05 nên loại ra khỏi phương trình hồi quy. Ta có phương trình hồi quy nhưsau:

HQBH = 0,327 x DVBH + 0,221 x GC + 0,154 x NVBH + 0,126 x SP + 0,114 x XTBH

Thông qua phân tích hồi quy, ta nhận thấy nhân tố “Dịch vụ bán hàng” ảnh hưởng lớn nhất đến Hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng tại công ty với hệ số β = 0,327 và dấu dương thể hiện mối quan hệ cùng chiều giữa Dịch vụ bán hàng vàHiệu quả hoạt động quản trị bán hàng. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi nhân tố “Dịch vụ bán hàng” tăng lên 1 đơn vị thì Hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng tại công ty tăng thêm 0,327đơnvị.

Nhân tố “Giá cả” ảnh hưởng thứ hai với hệ số β = 0,221. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi nhân tố “Giá cả” tăng lên 1 đơn vị thì Hiệu quả hoạt động quản

trị bán hàngtại công ty tăng thêm 0,221đơnvị.

Nhân tố “Nhân viênbán hàng” ảnh hưởng thứ ba với hệ số β = 0,154. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi nhân tố “Nhân viên bán hàng” tăng lên 1 đơn vị thìHiệu quả hoạt động quản trị bán hàngtại công ty tăng thêm 0,154đơnvị.

Nhân tố “Sản phẩm” ảnh hưởng thứ tư với hệ số β = 0,126; dấu dương của hệ số thể hiện mối quan hệ cùng chiều giữa ba nhân tố này và Hiệu quả hoạt động quản trị

bán hàng. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi nhân tố “Sản phẩm” tăng lên 1 đơn vị thìHiệu quả hoạt động quản trị bán hàngtại công ty tăng thêm 0,126đơnvị.

Nhân tố “Xúc tiến bán hàng” ảnh hưởng thấp nhất đến hiệu quả hoạt động quản trịbán hàng với hệ số β = 0,114; dấu dương của hệ số biểu thị mối quan hệ cùng chiều với Hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng tại công ty. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi nhân tố “Xúc tiến bán hàng” tăng lên 1 đơn vị thì Hiệu quả hoạt động

quản trị bán hàngtại công ty tăng thêm 0,114đơnvị.

2.2.3.5. Đánh giá của khách hàng về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt độngquản trị bán hàng tại Công ty TNHH TìnhChương

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện hoạt động quản trị bán hàng của công ty TNHH Tình Chương tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 92 - 96)