PHƢƠNG HƢỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường của cục quản lý thị trường tỉnh tiền giang (Trang 94 - 127)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.1.PHƢƠNG HƢỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

LÝ NHÀ NƢỚC TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, KIỂM SOÁT THỊ TRƢỜNG TẠI CỤC QLTT TỈNH TIỀN GIANG

3.1.1. Chuyển từ cơ chế kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng một cách thụ động sang chủ động

Nếu như trước đây công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường của lực lượng QLTT chủ yếu diễn ra một cách thụ động, chủ yếu là thực hiện kiểm tra xử lý khi các vi phạm đã xảy ra, dẫn đến hiện tượng các đối tượng vi phạm đã kịp tẩu tán tài sản, hàng hoá vi phạm hoặc thu giữ rất ít thì đến nay công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường đã chuyển sang chủ động, từ công tác điều tra nghiên cứu nắm tình hình đến xử lý sau kiểm tra. Kể từ sau khi Chính phủ ký Nghị định số 10/CP ngày 23/1/1995 quy định về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của QLTT. Đồng thời đề ra những chủ trương biện pháp, trong đó về tổ chức yêu cầu đặt ra là xây dựng lực lượng QLTT theo yêu cầu chính quy, tổ chức chặt chẽ. Đặc biệt, ngày 24/8/2009 Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 24/2009/TT-BTC quy định về công tác quản lý địa bàn của cơ quan QLTT thì cơ chế kiểm tra, kiểm soát thị trường đã hoàn toàn chuyển sang chủ động.

3.1.2. Chuyển từ kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng trên diện rộng sang kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng một cách chuyên sâu chuyên nghiệp

Những năm gần đây công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường thường được diễn ra trên diện rộng, địa bàn kiểm soát rất lớn, tuy nhiên lực lượng QLTT còn rất

81

mỏng, điều này dẫn đến một thực tế là để lọt lưới rất nhiều các đối tượng VPPL, nhiều vụ buôn lậu trót lọt, thậm chí có những vụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng diễn ra ngay trên địa bàn quản lý của cán bộ QLTT nhưng cơ quan QLTT vẵn không hay biết. Chính vì vậy, Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng cục QLTT, UBND tỉnh đã chỉ đạo lực lượng QLTT cần khoanh vùng địa bàn quản lý và chỉ được thực hiện kiểm tra khi có căn cứ chắc chắn trên phương tiện đang vận chuyển hàng vi phạm và người đề xuất kiểm tra phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về đề xuất của mình trước pháp luật.

Điều đó cho thấy Chính Phủ muốn định hướng cơ quan QLTT cần tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường theo hướng chuyên sâu và chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

3.1.3. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng có chất lƣợng nhằm đáp ứng tình hình diễn biến phức tạp của thị trƣờng hiện nay

Để thực hiện chiến lược cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá có hiệu quả, phải xem giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu, phải đảm bảo cho các cán bộ đều đạt trình độ chuyên môn chuẩn.

Đào tạo nguồn nhân lực cần phải dựa trên thực trạng chất lượng hiện nay của đội ngũ hiện nay từ đó làm căn cứ xây dựng chiến lược, kế hoạch gắn với sự phát triển của xã hội và của ngành QLTT trong từng giai đoạn cụ thể, gắn với quy hoạch và tiêu chuẩn hoá cán bộ, tạo một bước cơ bản trong chuyển đổi cơ cấu chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới ở trình độ cao theo yêu cầu hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, trong đó tập trung cho nhiệm vụ đào tạo bổ sung, cập nhật kiến thức mới, nâng cao tầm và kỹ năng quản trị điều hành của cán bộ lãnh đạo các cấp; tập trung đào tạo kỹ năng nghiệp vụ QLTT, chú trọng các nghiệp vụ chuyên sâu phục vụ kiểm tra, kiểm soát về hàng giả, hàng nhập lậu và đảm bảo cho cán bộ, nhân viên khi được đào tạo xong phải làm việc nào giỏi việc đó;

82

Đào tạo chuyên sâu, gắn đào tạo với thực tiễn là nòng cốt trong việc vận dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động của ngành QLTT. Trong thời đại công nghệ 4.0, việc gắn các hoạt động trong quy trình kiểm tra, kiểm soát thị trường là rất cần thiết. Để đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế cũng như thích ứng với diễn biến của nền kinh tế hội nhập quốc tế, Cục QLTT tỉnh Tiền Giang cần áp dụng lợi ích của công nghệ 4.0 trong các hoạt động phân tích, kiểm tra, kiểm soát. Bên cạnh đó, Cục cần kéo cán bộ đến gần với công nghệ thông tin nhằm tăng hiệu quả và năng suất của công việc, giảm thiểu nguồn nhân lực lãng phí, đưa Cục từng bước hội nhập với sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, KIỂM SOÁT THỊ TRƢỜNG TẠI CỤC QLTT TỈNH TIỀN GIANG

3.2.1. Cơ sở hình thành các giải pháp

3.2.1.1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường

Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường như: công tác tổ chức thực hiện, chất lượng nguồn nhân lực, cơ chế chính sách, sự phối hợp và tuyên truyền giáo dục về pháp luật thương mại tác động không nhỏ đến hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường của Cục QLTT Tiền Giang. Tuy nhiên từ những thuận lợi và khó khăn này chúng ta phải nhìn nhận đánh giá trên nhiều khía cạnh, đảm bảo sự thật khách quan, đồng thời đưa ra những ưu nhược điểm trong quá trình thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường, từ đó mới có thể đưa ra các giải pháp tổ chức thực hiện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường .

3.2.1.2. Những quan điểm trong kiểm tra, kiểm soát thị trường

Đổi mới về nhận thức trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường: Tình trạng buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng cấm, GLTM, VSATTP...là biểu hiện mặt trái của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường. Nền kinh tế thị trường ở nước ta có sự quản lý của Nhà nước theo định

83

hướng xã hội chủ nghĩa, do đó đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng cấm, GLTM, VSATTP...là một nhiệm vụ tất yếu nhằm ngăn chặn, hạn chế những tác động tiêu cực của một trong những mặt trái của cơ chế thị trường, góp phần thúc đẩy nền kinh tế thị trường nước ta phát triển đúng hướng. Các cấp, các ngành, lực lượng chức năng của Nhà nước cần phải nhận thức đúng đắn vai trò của mình trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng cấm, GLTM, VSATTP...; hơn nữa, cần phải khẳng định và củng cố uy tín của các cơ quan chức năng và niềm tin của xã hội, nhất là các doanh nghiệp và người dân đối với công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường. Vì vậy các ngành, lực lượng chức năng QLTT phải có sự đổi mới nhận thức trong việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.

Trên cơ sở đổi mới về nhận thức nêu trên, cần tiếp tục đổi mới về cơ cấu tổ chức, phương pháp hoạt động, quan hệ phối hợp công tác nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu đặt ra. Tăng cường công tác quản lý nhà nước, phối hợp hợp tác giữa các lực lượng chức năng với các doanh nghiệp, các tổ chức nghề nghiệp (hiệp hội ngành hàng, hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng...) và các tổ chức quần chúng khác. Đó là cơ sở để đưa ra các kiến nghị, giải pháp thực hiện cụ thể và chi tiết nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường.

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng tại Cục QLTT tỉnh Tiền Giang

3.2.2.1. Giải pháp về nâng cao hiệu quả của đội ngũ công chức làm công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường

a. Xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Nhân lực là nhân tố cốt yếu của Cục, vì vậy chất lượng đội ngũ công chức tốt sẽ làm cho chất lượng kiểm tra, kiểm soát đạt hiệu quả hơn cũng như là đẩy lùi được các tình trạng vi phạm buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, gian lận trong thương mại… Cục cần xác định trình độ của đội ngũ cán bộ và đưa ra chương trình đào tạo hợp lý và phát triển được triệt để năng lực của nguồn nhân lực. Chương trình đào tạo, phát triển dựa trên xuất phát từ yêu cầu phát triển, hội nhập khu vực và

84

quốc tế, quy mô hoạt động của ngành và của các đối tượng kinh doanh, tốc độ phát triển từng thời kỳ để xây dựng đội ngũ công chức đáp ứng được mọi nhiệm vụ, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường.

b. Đổi mới nội dung các chương trình phát triển nguồn nhân lực

Đây là vấn đề cốt lõi của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, là nhân tố quyết định chất lượng cán bộ. Đổi mới nội dung chương trình đào tạo nguồn nhân lực cần quán triệt phương châm lý luận gắn với thực tiễn. Nội dung, chương trình đào tạo nguồn nhân lực phải kết hợp việc nâng cao kiến thức nghiệp vụ với việc nâng cao tố chất và kỹ năng thực hành cho cán bộ được cử hoặc tham gia các khóa đào tạo… Trang bị kiến thức vừa rộng, vừa sâu, kết hợp kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên ngành… Tóm lại là phải đào tạo toàn diện, cán bộ được đào tạo phải có kiến thức rộng nhưng với chuyên môn mình đang hoạt động phải sâu. Tăng cường đào tạo nghiệp vụ, mở thêm nhiều khóa đào tạo sâu về nghiệp vụ quản lí thị trường, nghiệp vụ kế toán cho các đơn vị trực thuộc, các lớp tin học và vi tính văn phòng. . .

Bên cạnh đó, cần xây dựng, ban hành cơ chế quản lý và những chính sách khuyến khích cũng như bắt buộc đối với các đội QLTT và các phòng ban trực thuộc của đơn vị cũng như mỗi cá nhân trong việc tổ chức học tập và tự học tập theo yêu cầu nâng cao chất lượng đối với từng đối tượng, từng chức danh cụ thể. Mỗi chức danh cán bộ trước khi giao việc, một trong những yêu cầu xem xét, đó là đã được đào tạo theo một chương trình cụ thể theo tiêu chuẩn hoá chức danh cán bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Xác định rõ đối tượng để có hướng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho phù hợp với yêu cầu thực tế

Đào tạo chuyên môn để từ đó từng bước nâng cao trình độ hiểu biết và tác nghiệp cho cán bộ, công chức. Đào tạo chuyên môn có một tầm quan trọng đặc biệt, vì:

Sự phát triển không ngừng của yếu tố công nghệ - kỹ thuật trong ngành nghề đòi hỏi cán bộ, công chức phải có sự hiểu biết và khả năng tác nghiệp tương ứng.

85

Trong quá trình thực hành nghề nghiệp, cán bộ, công chức sẽ tích luỹ được các thói quen, kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp theo đó nâng cấp dần, nhưng quá trình tự đào tạo này diễn ra rất chậm chạp và thiếu tính hệ thống

* Các đối tượng cần đào tạo:

Công chức mới được tuyển dụng vào hoặc mới được luân chuyển từ các bộ phận khác nhau: những người này là những người vừa tốt nghiệp chưa từng kinh qua công việc hoặc công việc hoàn toàn mới đối với họ nên nếu không đào tạo lại họ không thể mường tượng ra công việc họ cần làm. Chính vì thế nếu không đào tạo những người này khó có thể mà hoàn thành được nhiệm vụ hoàn toàn mới.

Người lao động đã và đang thực hiện công việc, nhưng chưa đáp ứng theo yêu cầu của công việc do trình độ chuyên môn yếu, trình độ hiểu biết thấp, nên cho lứa cán bộ từ bộ đội chuyển ngành sang có trình độ trung cấp được đi đào tạo để cho họ được nâng cao trình độ theo kịp với xu thế của thời đại bởi khi đi kiểm tra, kiểm soát gặp các doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp thường có trình độ cao mà cán bộ kiểm tra chỉ có trình độ trung cấp thì không thể đấu tranh được với các hành vi sai trái của họ.

3.2.2.2. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật về kiểm tra, kiểm soát thị trường

Doanh nghiệp và người dân là một trọng những nhân tố có ảnh hưởng mạnh tới công tác chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng cũng như hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường của Cục QLTT. Do vậy, việc đưa những thông tin tới tay người dân và các doanh nghiệp là rất quan trọng. Công tác tuyên truyền, giáo dục trong đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; hàng không bảo đảm VSATTP, GLTM… cần phải được các cấp, các ngành, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang quan tâm và phải thường xuyên, liên tục, sâu rộng, dưới nhiều hình thức thiết thực, đạt hiệu quả, theo từng đối tượng khác nhau:

86

- Đối với các đối tượng kinh doanh cần tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật và nhận thức về tính nguy hại của buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; hàng không bảo đảm VSATTP, GLTM ,...sẽ phá hoại môi trường kinh doanh, giết chết nền sản xuất chân chính, làm rối loạn kỷ cương pháp luật… để các đối tượng kinh doanh tự giác chấp hành pháp luật, ủng hộ và phối hợp với các cơ quan Nhà nước chống nạn buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; hàng không bảo đảm VSATTP, GLTM… Tiến hành cam kết về không sản xuất, buôn bán, tiêu thụ hàng giả hoặc có hành vi tiếp tay cho sản xuất và buôn bán hàng giả.

- Đối với người dân: cần tuyên truyền về thực trạng hàng kém chất lượng; hàng không bảo đảm VSATTP , các hoạt động GLTM … cung cấp những thông tin hữu ích giúp cho mỗi người dân có đủ các thông tin cần thiết để nhận biết và lựa chọn được hàng thật; tránh xa hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo VSATTP. Bên cạnh đó, Cục QLTT cần tuyên truyền khuyến khích người dân tố cáo những hành vi sai phạm liên quan tới lĩnh vực thương mại. Cung cấp đầy đủ thông tin các ban ngành cần thiết khi người dân muốn trình báo các hành vi sai phạm.

- Kết hợp với các Hội chợ triển lãm tổ chức triển lãm hàng thật - hàng giả để nhân dân nhận biết, khi mua hàng người tiêu dùng sẽ có ý thức cảnh giác để khỏi mua phải hàng giả và nếu ai cũng như vậy thì hàng giả sẽ bị tẩy chay không còn chỗ đứng.

Công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng như Đài Truyền hình Tiền Giang, các báo, đài phát thanh huyện, xã, phường, thị trấn những trường hợp, vụ việc buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; hàng không bảo đảm VSATTP, GLTM … điển hình liên quan tới sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội, an ninh kinh tế... để mọi người biết và tẩy chay các loại hàng hóa đó. Điều này giúp việc xã hội hoá trong công tác phòng và chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; hàng không bảo đảm VSATTP, GLTM… có hiệu quả.

Với những giải pháp trên, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; hàng không bảo đảm VSATTP, GLTM … trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hướng tới việc xã hội

87

hóa đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; hàng không bảo đảm VSATTP, GLTM … : Coi công cuộc đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; hàng không bảo đảm VSATTP , GLTM … là trách nhiệm chung của mọi người dân, mọi nhà sản xuất - kinh doanh, mọi Hiệp hội ngành nghề, của các cơ quan Nhà nước vì lợi ích chung của đất nước và của các thành viên trong xã hội.

3.2.2.3. Giải pháp về xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường một cách chi tiết và sâu rộng

Công tác chuẩn bị kiểm tra, kiểm soát thị trường, công tác lập kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường là bước vô cùng quan trọng trong quy trình kiểm tra, kiểm soát thị trường. Công tác này có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả trong đấu tranh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường của cục quản lý thị trường tỉnh tiền giang (Trang 94 - 127)