Mục tiêu của quản lý nhà nước trong hoạt động kiểm tra,kiểm soát thị

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường của cục quản lý thị trường tỉnh tiền giang (Trang 30 - 32)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.1.2.4.Mục tiêu của quản lý nhà nước trong hoạt động kiểm tra,kiểm soát thị

hoạt động xem xét tình hình thực tế thị trường để đánh giá, nhận xét về thị trường, qua đó phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định về quản lý thị trường nhằm đáp ứng các yêu cầu của cơ quan QLTT và các bên liên quan, và là một chức năng thiết yếu và quan trọng nhất trong công tác QLTT.

Trên thực tế hai khái niệm kiểm tra và kiểm soát không tách rời nhau, chúng ta thường dùng chung một cụm từ kiểm tra, kiểm soát thị trường để chỉ một hoạt động giám sát của cơ quan QLTT đối với các hoạt động, giao dịch trên thị trường như sản suất, kinh doanh mua bán, trao đổi hàng hóa, giao dịch thương mại..., nhằm bảo đảm những quy định về pháp luật thương mại, thị trường được thực thi nghiêm minh trong đời sống kinh tế - xã hội.

1.1.2.3. Lực lượng Quản lý thị trường

Lực lượng QLTT là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền SHTT ; hành vi VPPL về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và GLTM; hành vi VPPL về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Ủy ban thường vụ Quốc Hội, 2016).

1.1.2.4. Mục tiêu của quản lý nhà nước trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường thị trường

Phát triển nền kinh tế thị trường, mở rộng hội nhập với thế giới bên ngoài, bên cạnh mặt được (thị trường hàng hoá phong phú, sống động, mua-bán thuận tiện, sức mua tăng,…) chúng ta phải đương đầu với hàng loạt các vấn đề thuộc về mặt trái của nền kinh tế thị trường: đó là tình trạng buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, GLTM… và một số tệ nạn xã hội khác. Đây là những vấn đề nhức nhối chung của mọi quốc gia và mặt trái này còn tồn tại lâu dài và song hành với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường.

Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của nhà nước nhằm mục đích phát huy tính ưu việt của

17

nền kinh tế thị trường, phát huy tiềm năng sẵn có của đất nước và nội lực của nền kinh tế, tranh thủ kinh nghiệm và vốn của các nước phát triển để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. QLTT là một trong những nội dung của Quản lý nhà nước, trong đó tổ chức QLTT là bộ phận cấu thành trong hệ thống tổ chức nhà nước, là công cụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong việc xây dựng và bảo vệ nền kinh tế thị trường nước ta phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thông qua vai trò kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn và hạn chế mặt trái của nền kinh tế thị trường; QLTT góp phần cùng các cơ quan chức năng của bộ máy nhà nước đấu tranh chống các hành vi: đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép; bảo vệ nền sản xuất trong nước, quyền lợi chính đáng của người sản xuất, kinh doanh hợp pháp và của người tiêu dùng; góp phần chống thất thu cho ngân sách nhà nước.

Khi đề ra đường lối đổi mới và chủ trương chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường như một chiến lược lâu dài, Đảng ta đã thấy rõ tính hai mặt của cơ chế này: vừa có những tác dụng tích cực to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội, vừa có những tác động tiêu cực mâu thuẫn với bản chất của chủ nghĩa xã hội. Từ đó, một trong những quan điểm cơ bản của Đảng ta là: vận dụng cơ chế thị trường đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của Nhà nước, nhằm phát huy tác dụng tích cực đi đôi với ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những mặt tiêu cực của cơ chế này.

Ngay từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới, Trung ương Đảng đã nhận xét, đánh giá và chỉ rõ các hiện tượng tiêu cực này. Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương khoá VI trước Đại hội đại biểu lần thứ VII (tháng 6/1991) đã ghi: "Công tác quản lý thị trường có nhiều sơ hở, nạn buôn lậu, làm hàng giả trầm trọng và kéo dài…" "… trong quá trình chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực đã xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực mới mà chúng ta chưa lường hết, chậm phát hiện và chưa xử lý tốt. Đó là lối làm ăn chạy theo lợi nhuận bất kể giá nào, dẫn đến vi phạm luật, lừa đảo, hối lộ, làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế …" . (Ban chấp hành Trung ương khoá VI, 6/1991).

18

Từ những quan điểm nhận định nêu trên, Đảng ta đã có chủ trương: "Kiên quyết chống buôn lậu và các hiện tượng tiêu cực khác trong lưu thông…" .

Các quan điểm, chủ trương của Đảng về tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát thị trường trong cơ chế kinh tế thị trường đã được Nhà nước ta từng bước thể chế hoá thành các văn bản pháp luật và tổ chức các lực lượng triển khai thực hiện trong những năm qua.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường của cục quản lý thị trường tỉnh tiền giang (Trang 30 - 32)