Phối hợp trao đổi thông tin giữa các ngành các cấp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường của cục quản lý thị trường tỉnh tiền giang (Trang 90 - 92)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.4.2.6.Phối hợp trao đổi thông tin giữa các ngành các cấp

Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường đòi hỏi sự phối hợp thường xuyên và chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước có chức năng, với các doanh nghiệp và với người tiêu dùng, nhưng thời gian qua còn nhiều hạn chế, không ít doanh nghiệp vẫn thờ ơ với việc kiểm tra, kiểm soát thị trường, coi việc kiểm tra, kiểm soát thị trường

77

là của riêng các cơ quan nhà nước. Chính những yếu kém trong việc phối hợp trao đổi thông tin giữa các ngành, các cấp dẫn đến hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường chưa đạt được yêu cầu mong muốn.

Phối hợp trong nội bộ Cục: việc phối hợp trao đổi thông tin giữa nội bộ các đội trong Cục là rất chặt chẽ và bước đầu tạo sự đoàn kết thống nhất trong quá trình thực thi nhiệm vụ kiểm soát thị trường trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên sự phối hợp này cũng không tránh khỏi một số hạn chế như: thông tin đôi lúc chưa được cập nhật kịp thời.

Phối hợp giữa các ban ngành: Các lực lượng chức năng trong kiểm tra, kiểm soát thị trường còn hạn chế kinh nghiệm đấu tranh, thiếu thông tin, thiếu sự phối hợp với nhau trong thực thi nhiệm vụ, thiếu kinh phí cho việc kiểm tra, điều tra phát hiện xử lý.

Công tác tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân đã có bước chuyển biến tốt hơn, nhưng chưa tiến hành thường xuyên và đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Nhân dân, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các đoàn thể xã hội chưa tích cực tham gia phát hiện và đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, SHTT, buôn lậu và GLTM. Nhiều người mua phải hàng giả nếu biết cũng chỉ phàn nàn và tự mình rút kinh nghiệm, không báo cho các cơ quan có chức năng giải quyết vì ngại phiền phức, mất thời gian. Nhiều người có thể biết cơ sở làm hàng giả, bán hàng giả, vi phạm VSATTP, GLTM... nhưng không dám báo tin cho cơ quan có chức năng vì sợ bị trả thù hoặc sợ liên lụy đến mình.

Công tác phân tích, đánh giá, dự báo tình hình, các khả năng để có thể phòng ngừa tuy đã được quan tâm nhưng tính nhanh nhạy, tính chính xác chưa cao; việc phối hợp, trao đổi thông tin về đối tượng vi phạm giữa các ngành chưa thường xuyên, kịp thời nên hiệu quả còn hạn chế.

Như vậy, công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường của Cục QLTT tỉnh Tiền Giang thời gian qua đã giúp ngăn chặn có hiệu quả tình trạng buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng cấm, hàng giả, vi phạm SHTT, không đảm bảo chất lượng VSATTP, vi phạm quy chế nhãn hàng hóa, GLTM, liên kết độc quyền để tăng giá

78

quá mức, đầu cơ, găm hàng, tung tin thất thiệt gây rối loạn thị trường...Bảo đảm tốc độ tăng trưởng, góp phần kiềm chế lạm phát, đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa chất lượng, giá cả hợp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà sản xuất và người tiêu dùng. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường cũng không tránh khỏi những khó khăn, hạn chế và cần được khắc phục bằng những giải pháp, kiến nghị để ngày càng hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường của cục quản lý thị trường tỉnh tiền giang (Trang 90 - 92)