Thực trạng về nguồn nhân lực phục vụ hoạt động kiểm tra,kiểm soát

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường của cục quản lý thị trường tỉnh tiền giang (Trang 64 - 66)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2.1.2.Thực trạng về nguồn nhân lực phục vụ hoạt động kiểm tra,kiểm soát

thị trường tại Cục QLTT tỉnh Tiền Giang

Nguồn nhân lực luôn giữ vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cơ quan, là thành phần quan trọng nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc. Nhờ sự linh hoạt trí tuệ của người lao động mà nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức, tạo điều kiện cho áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và quản lý

51

trong cơ quan. Đồng thời, môi trường làm việc cũng tạo ra sự thích ứng giữa người lao động và công việc hiện tại cũng như tương lai, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động. Tạo cho người lao động có cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc của họ là cơ sở để phát huy tính sáng tạo của người lao động trong công việc.

Bảng 2.3 : Tình hình phân bổ và sử dụng lao động tại Cục QLTT tỉnh Tiền Giang từ năm 2017 – 2019

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Trên ĐH ĐH TC Trên ĐH ĐH TC Trên ĐH ĐH TC Lãnh đạo Cục 4 4 4 Phòng Tổ chức – Hành chính 7 8 8 Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp 4 4 5 Phòng Thanh tra – Pháp chế 2 4 5 Các Đội QLTT 2 53 2 3 52 2 4 49 1 Tổng cộng 2 70 2 3 72 2 4 71 1

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính – Cục QLTT tỉnh Tiền Giang)

Kết quả nghiên cứu tại Bảng 2.3 cho thấy trình độ của công chức trực tiếp làm công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường rất cao.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức QLTT có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạmkhi mà hoạt động buôn lậu, hàng giả, GLTM và các vấn đề về VSATTP ngày càng tinh vi, phức tạp. Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá, xác định hành vi vi phạm hành chính đúng quy định; góp phần hạn chế các thiếu sót, trong công tác kiểm tra, XPVPHC. Trong giai đoạn 2017-2019 vừa qua, Cục QLTT tỉnh Tiền Giang đã thường xuyên tạo điều kiện và khuyến khích cán bộ công chức tham gia tập huấn, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng do các

52

đơn vị khác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức thông qua một số hình thức chủ yếu sau:

- Hàng năm Cục tổ chức Hội thi kiến thức QLTT để đánh giá, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Tổ chức các hội nghị, tọa đàm, tập huấn nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện kỹ năng giải quyết, xử lý tình huống phát sinh trong hoạt động kiểm tra, xử lý. Đây là hình thức đào tạo không mất thời gian, chi phí nhưng đòi hỏi mỗi cán bộ học tập có tinh thần trách nhiệm; cán bộ giảng dạy phải có trình độ chuyên môn sâu và rộng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường của cục quản lý thị trường tỉnh tiền giang (Trang 64 - 66)