Chuẩn bị kiểm tra:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường của cục quản lý thị trường tỉnh tiền giang (Trang 42 - 45)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.2.3.1. Chuẩn bị kiểm tra:

-Thu thập, xử lý thông tin

Xác định chính xác căn cứ các thông tin để thu thập và xử lý là một trong những nguyên tắc rất quan trọng trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát thông tin.

Theo Điều 14 Thông tư số 34/2015/TTLT-BCT-BNV: cán bộ, công chức của lực lượng QLTT có trách nhiệm thu thập thông tin ban đầu được thu thập từ các nguồn như: thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng; thông tin từ đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc tin báo của tổ chức, cá nhân; thông tin từ đơn yêu cầu xử lý vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân; Thông tin từ phát hiện của công chức quản lý địa bàn, công chức được giao nhiệm vụ trinh sát, theo dõi, phát hiện vi phạm hành chính hoặc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính; Thông tin từ văn bản chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có thẩm quyền. (Bộ Công thương, Bộ Nội vụ, 2015).

Hoạt động kiểm tra kiểm soát thị trường luôn luôn phải theo trình tự nhất định dựa vào các quy định của pháp luật đưa ra, không được kiểm tra, kiểm soát một cách tuỳ tiện, vô căn cứ gây cản trở việc buôn bán và lưu thông hàng hoá làm ảnh hưởng và thiệt hại đến tài sản và uy tín của các doanh nghiệp và người kinh doanh. Để làm được điều đó, lực lượng QLTT trước hết phải xác định được các dấu hiệu VPPL hoặc các căn cứ cụ thể để từ đó tiến hành công tác kiểm tra,kiểm soát. Có 5 nhóm căn cứ sau: + Doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng VPPL do cán bộ QLTT tự trinh sát, nắm bắt được hoặc được khiếu nại từ đường dây nóng hoặc có đơn khiếu nại, tố

29

cáo. Hầu hết các trường hợp này thường xảy ra trong lĩnh vực chống hàng lậu, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

+ Các trường hợp bị bắt quả tang đang trong quá trình tiêu thụ và vận chuyển các mặt hàng không rõ nguồn gốc

+ Theo kế hoạch được phê duyệt

+ Theo các ý kiến và đề nghị của các cơ quan cấp trên

+ Theo đề nghị có sự phối hợp của các cơ quan có thẩm quyền khác - Điều tra, trinh sát nắm chắc thông tin

Công chức thu thập, tiếp nhận thông tin về hành vi VPPL hoặc dấu hiệu VPPL quy định này phải báo cáo ngay bằng văn bản với Thủ trưởng cơ quan QLTT trực tiếp để xử lý thông tin. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Thủ trưởng cơ quan QLTT tiếp nhận thông tin xử lý như sau:

Trường hợp thông tin về hành vi VPPL hoặc dấu hiệu VPPL là có căn cứ cần phải tiến hành kiểm tra ngay để ngăn chặn thì ban hành quyết định kiểm tra theo thẩm quyền hoặc báo cáo ngay bằng văn bản với Thủ trưởng cơ quan QLTT cấp trên trực tiếp có thẩm quyền để tổ chức chỉ đạo việc kiểm tra theo quy định;

Trường hợp thông tin về hành vi VPPL hoặc dấu hiệu VPPL chưa đủ căn cứ để kiểm tra thì tổ chức ngay việc thẩm tra, xác minh thông tin theo quy định.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát

*Việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ hằng năm được quy định như sau:

a) Căn cứ tình hình thị trường, yêu cầu công tác QLTT trên địa bàn và kế hoạch kiểm tra định kỳ của Tổng cục QLTT đã được phê duyệt, Cục yêu cầu các đơn vị trực thuộc rà soát, tổng hợp, đề xuất danh sách cụ thể tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân hoặc địa điểm, địa chỉ kinh doanh được kiểm tra theo kế hoạch trước ngày 10 tháng 12 hằng năm;

b) Cục trưởng xây dựng, trình Tổng cục trưởng xem xét, phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ của đơn vị mình trước ngày 20 tháng 12 hằng năm. Hồ sơ trình

30

gồm: tờ trình Tổng cục trưởng đề nghị phê duyệt kế hoạch định kỳ và dự thảo kế hoạch định kỳ Cục.

c) Căn cứ văn bản phê duyệt của Tổng cục trưởng, Cục trưởng có quyết định ban hành kế hoạch định kỳ của đơn vị mình trong năm tiếp theo trước ngày 31 tháng 12 hằng năm;

d) Kế hoạch định kỳ sau khi được ban hành phải gửi UBND cấp tỉnh, cơ quan, đơn vị có liên quan để biết, chỉ đạo, phối hợp công tác; gửi Tổng cục trưởng để báo cáo, theo dõi việc thực hiện; gửi các phòng, Đội QLTT trực thuộc để tổ chức thực hiện; niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan và đăng trên trang thông tin điện tử của cơ quan (nếu có); gửi Cục cấp tỉnh có liên quan để biết, chỉ đạo, phối hợp công tác trong trường hợp kế hoạch định kỳ của Cục nghiệp vụ.

*Việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề được quy định như sau:

a) Căn cứ tình hình diễn biến thị trường phát sinh những vấn đề, lĩnh vực, nội dung, địa bàn cần phải tập trung kiểm tra ngăn chặn tại địa phương trong từng thời điểm hoặc theo sự chỉ đạo bằng văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Tổng cục trưởng, UBND cấp tỉnh hoặc cấp trên có thẩm quyền, Cục trưởng yêu cầu các đơn vị trực thuộc rà soát, tổng hợp, đề xuất danh sách cụ thể tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân hoặc địa điểm, địa chỉ kinh doanh được kiểm tra theo chuyên đề; Cục trưởng chủ động xây dựng, quyết định ban hành kế hoạch chuyên đề;

b) Kế hoạch chuyên đề sau khi được ban hành phải gửi UBND cấp tỉnh, cơ quan, đơn vị có liên quan để biết, chỉ đạo, phối hợp công tác; gửi các phòng, Đội QLTT trực thuộc để tổ chức thực hiện; gửi Tổng cục trưởng để báo cáo, theo dõi việc thực hiện; niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan và đăng trên trang thông tin điện tử của cơ quan (nếu có); gửi Cục cấp tỉnh có liên quan để biết, chỉ đạo, phối hợp công tác trong trường hợp kế hoạch chuyên đề của Cục nghiệp vụ.

- Chuẩn bị tài liệu ấn chỉ liên quan

31

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường của cục quản lý thị trường tỉnh tiền giang (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)