9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
1.1.2.2. Quản lý nhà nước trong hoạt động kiểm tra,kiểm soát thị trường
Khái niệm quản lý nhà nước
“Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành để thực thi quyền lực nhà nước; là tổng thể về thể chể, pháp luật, quy tắc về tổ chức và cán bộ của bộ máy nhà nước có trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của nhà nước do tất cả các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) có tư cách pháp nhân công pháp (công quyền) tiến hành bằng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn nhà nước giao cho trong việc tổ chức và điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi của công dân.” (Ủy ban thường vụ Quốc Hội, 2016).
Như vậy, có thể hiểu rằng:
Quản lý nhà nước là sự tác động của nhà nước lên các đối tượng quản lý của nhà nước, bao gồm: Các tổ chức, cơ quan, các cán bộ, công chức, viên chức của nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội một cách thường xuyên, liên tục để đạt được mục tiêu mà nhà nước đề ra đó là duy trì an ninh trật tự, ổn định và phát triển xã hội.
Khái niệm kiểm tra, kiểm soát thị trường Khái niệm kiểm tra thị trường
13
Theo Đại Từ Điển Tiếng Việt do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo – Trung Tâm Ngôn Ngữ và Văn Hoá Việt Nam do Nguyễn Như Ý chủ biên (1999) thì Kiểm tra là “xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”, để chỉ hoạt động của chủ thể tác động vào đối tượng kiểm tra (có thể trực thuộc hoặc không trực thuộc). Tuy nhiên, khái niệm kiểm tra (control) có thể được hiểu theo 2 nghĩa: Theo nghĩa rộng, để chỉ hoạt động của các tổ chức xã hội, các đoàn thể và của công dân kiểm tra hoạt động bộ máy của nhà nước. Theo nghĩa hẹp hơn, kiểm tra là hoạt động của chủ thể nhằm tiến hành xem xét, xác định một việc gì đó của đối tượng bị quản lý xem có phù hợp hay không phù hợp với trạng thái định trước (kiểm tra mang tính nội bộ của người đứng đầu cơ quan, kiểm tra phương tiện giao thông…).
Xét về chủ thể thì phạm vi chủ thể tiến hành hoạt động kiểm tra rất đa dạng và phức tạp. Chủ thể tiến hành kiểm tra có thể là Nhà nước hoặc cũng có thể là một chủ thể phi Nhà nước, chẳng hạn như hoạt động kiểm tra của một tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (Đảng, Công đoàn, Mặt trận, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ…), hoạt động kiểm tra trong nội bộ một doanh nghiệp: kiểm tra của Giám đốc đối với các phòng, ban, kiểm tra của Quản đốc đối với người lao động. Trên một bình diện rộng hơn nữa, kiểm tra có thể là sự xem xét thực tế để đánh giá, nhận xét của bất kỳ một cá nhân nào trong xã hội trong bất cứ một hoạt động nào. Khi con người biết lao động một cách có ý thức thì đã xuất hiện yêu cầu tất yếu là phải kiểm tra. Ăng ghen đã nói “mỗi hoạt động có ý thức, có tổ chức của con người đều chứa đựng trong đó những yếu tố của kiểm tra” và “đối với mỗi con người tự nhiên, mỗi cộng đồng nguyên thuỷ, kiểm tra được xem như là phương thức hành động để thực hiện mục đích”. Như vậy, kiểm tra xuất hiện trước khi có sự ra đời của Nhà nước đầu tiên trong lịch sử. Có thể nói, kiểm tra sẽ tồn tại cùng với loài người. Khi Nhà nước tự tiêu vong, thì kiểm tra vẫn còn tồn tại cùng với “chức năng quản lý đơn thuần là chăm lo đến lợi ích của xã hội” như Ăng ghen đã chỉ ra (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006).
Kiểm tra gắn liền với công việc của một tổ chức, một cán bộ, công chức nhất định và thường theo một số hướng sau:
14
1) Theo dõi để cho hoạt động của tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phân công giữa các đơn vị;
2) Quan sát để đảm bảo rằng nhiệm vụ được giao có đủ điều kiện thực hiện, phù hợp với thực tế. Hướng dẫn và điều chỉnh kịp thời để đảm bảo hiệu suất công việc của từng đơn vị;
3) Kiểm tra kết quả cuối cùng, đánh giá hiệu quả thực tế của các hoạt động theo kế hoạch đặt ra.
Trong quản lý hành chính nhà nước, kiểm tra có mục tiêu là tìm kiếm động cơ, nguyên nhân cán bộ làm tốt (hay không làm tốt) nhiệm vụ được giao. Một sự kiểm tra như vậy có thể được thực hiện trong nội bộ của bộ máy quản lý, nhưng cũng có thể ở ngoài hệ thống đó mà người ta có thể gọi là kiểm soát ngoại lai.
Đối với thị trường, kiểm tra là hoạt động nhằm kiểm tra mọi hoạt động xảy ra trên thị trường bao gồm: các hoạt động mua bán, quy trình sản xuất, chế biến… Mọi hoạt động kiểm tra được căn cứ trên quy định mà Nhà nước đã đề ra.
Khái niệm kiểm soát thị trường
Kiểm soát là hoạt động dựa trên những thông tin sẵn có từ đó đánh giá nhằm phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định và được đặt trong phạm vi quyền hành của đối tượng nào đó.
Kiểm soát được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau bởi những nguồn khác nhau. Trong nguyên tắc quản trị cổ điển, “control” mang ý nghĩa kiểm soát. Chữ kiểm soát bao hàm ý nghĩa “bạo lực” trong đó. Theo Đại Từ Điển Tiếng Việt do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo – Trung Tâm Ngôn Ngữ và Văn Hoá Việt Nam do Nguyễn Như Ý chủ biên (1999) thì “kiểm soát” là kiểm tra, xem xét, nhằm ngăn ngừa những sai phạm các qui định. Giải thích một cách tường tận hơn là nếu công tác không hoàn tất chu đáo, người chịu trách nhiệm sẽ bị trừng phạt, bị khiển trách hay bị khai trừ tùy theo mức độ vi phạm. Trong nguyên tắc quản trị hiện đại, cũng là chữ “control” nhưng ý nghĩa nhẹ nhàng hơn. Tiếng Việt gọi là kiểm tra. Cũng theo Đại Từ Điển trên, “kiểm tra” được định nghĩa là xem xét thực chất, thực tế. Kiểm tra, như vậy, bao hàm sự hướng dẫn và huấn luyện nhiều hơn là trừng phạt. (Nguyễn
15 Như Ý,1999).
Chức năng kiểm soát bao hàm tất cả mọi hoạt động mà một quản trị viên có trách nhiệm có thể thực hiện để đạt kết quả tổ chức đã hoạch định. Công tác kiểm soát được gọi là đạt hiệu năng khi các tiêu chuẩn (standards) được thiết lập, các thông tin (information) cần thiết để đo lường tiêu chuẩn được cung cấp đầy đủ, và các quản trị viên có hành động sửa sai (corrective action) khi cần thiết.
Kiểm tra, kiểm soát là quá trình điều khiển đánh giá các hoạt động tác nghiệp thông qua kỹ thuật, phương tiện, phương pháp và các hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu. Nhiệm vụ chính của kiểm tra, kiểm soát là :
- Tổ chức các hoạt động đánh giá các sản phẩm có đạt theo yêu cầu hoặc đánh giá việc thực hiện chất lượng trong thực tế của tổ chức, doanh nghiệp.
- So sánh giữa chất lượng thực tế và chất lượng kế hoạch để phát hiện những sai lệch không phù hợp và đưa ra những biện pháp khắc phục sai lệch đó.
- Khi thực hiện kiểm tra, kiểm soát các kết quả thực hiện kế hoạch cần đánh giá một cách độc lập những vấn đề sau:
+ Liệu kế hoạch có được tuân theo một cách trung thành không? + Liệu bản thân kế hoạch đã được chưa?
Nếu mục tiêu không đạt được có nghĩa là một trong hai hoặc cả hai điều trên đều không được thoả mãn.
Theo Luật Thương mại thì kiểm tra, kiểm soát thị trường chính là hoạt động phòng chống buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, vi phạm SHTT , VSATTP và GLTM (Quốc hội, 2005)
Theo pháp lệnh Quản lý thị trường năm 2016 thì "Hoạt động kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường là việc tiến hành xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại và lĩnh vực khác khi được Chính phủ giao" và "Hoạt động thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường là hoạt động thanh tra của cơ quan Quản lý thị trường đối với tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật liên quan đến quản lý thị trường" (Ủy ban thường vụ Quốc Hội, 2016).
16
Từ những phân tích trên, ta có khái niệm kiểm tra, kiểm soát thị trường là hoạt động xem xét tình hình thực tế thị trường để đánh giá, nhận xét về thị trường, qua đó phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định về quản lý thị trường nhằm đáp ứng các yêu cầu của cơ quan QLTT và các bên liên quan, và là một chức năng thiết yếu và quan trọng nhất trong công tác QLTT.
Trên thực tế hai khái niệm kiểm tra và kiểm soát không tách rời nhau, chúng ta thường dùng chung một cụm từ kiểm tra, kiểm soát thị trường để chỉ một hoạt động giám sát của cơ quan QLTT đối với các hoạt động, giao dịch trên thị trường như sản suất, kinh doanh mua bán, trao đổi hàng hóa, giao dịch thương mại..., nhằm bảo đảm những quy định về pháp luật thương mại, thị trường được thực thi nghiêm minh trong đời sống kinh tế - xã hội.