Thực trạng về hiệu quả thực hiện việc kiểm tra,kiểm soát thị trường

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường của cục quản lý thị trường tỉnh tiền giang (Trang 70 - 74)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2.2.2. Thực trạng về hiệu quả thực hiện việc kiểm tra,kiểm soát thị trường

Là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Cục QLTT tỉnh Tiền Giang đã chỉ đạo quyết liệt, triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Công thương.... về chỉ tiêu kềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảm đảm an sinh xã hội, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ bình ổn giá cả thị trường.

Hàng năm Cục đã chỉ đạo các đội tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường theo kế hoạch đã phân công.

Một số kết quả thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường từ năm 2017 – 2019

Lực lượng QLTT tỉnh Tiền Giang đã và đang đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng kinh tế chung của tỉnh nhà. Chỉ tính riêng giai đoạn 03 năm (2017 - 2019), lực lượng QLTT tỉnh Tiền Giang đã kiểm tra 5.950 vụ, thu phạt 13.513 triệu đồng, trong đó tiền phạt vi phạm hành chính là trên 12.272 triệu đồng, tiền bán hàng tịch thu 1.241 triệu đồng

Về lĩnh vực hàng cấm, hàng nhập lậu

Tại Tiền Giang, tình hình buôn lậu không diễn ra ồ ạt như các tỉnh giáp biên giới nhưng cũng khá phức tạp. Phương thức, thủ đoạn vi phạm không mới nhưng tinh vi, khó phát hiện như vận chuyển hàng hóa bằng nhiều phương tiện, xé lẻ hàng hóa;

57

quay vòng hóa đơn hoặc vận chuyển hàng hóa không xuất hóa đơn, khi bị kiểm tra thì lập tức xuất hóa đơn để hợp thức hóa hàng hóa vận chuyển trên đường nhằm đối phó với lực lượng kiểm tra.

Các hành vi vi phạm như vận chuyển, buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu; kinh doanh đồ chơi trẻ em nhập lậu và có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam,...

Trong đó nổi bật là xử lý 01 vụ vận chuyển loài thủy sinh thuộc Danh mục Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) với khối lượng thủy sinh là 21.085 kg vỏ trai tai tượng khổng lồ (tên khoa học: Tridacna gigas).

Kết quả, đã xử lý 418 vụ vi phạm, thu phạt 3.607 triệu đồng.  Về gian lận thương mại

Các hành vi vi phạm như không niêm yết giá, vi phạm về đo lường, chất lượng, đăng ký kinh doanh, nhãn hàng hóa:

- Kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng;

- Gian lận trong kinh doanh xăng dầu, đối tượng vi phạm trực tiếp tác động vào bàn phím của cột đo để làm sai lệch theo ý muốn khi bán dầu cho khách hàng nhằm thu lợi bất chính;

- Mua, bán xăng có chất lượng không phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; - Kinh doanh mắt kính không rõ nguồn gốc, xuất xứ....

Kết quả, đã xử lý 939 vụ vi phạm, thu phạt 7.329 triệu đồng.  Về sản xuất, kinh doanh hàng giả

Các trường hợp sản xuất, kinh doanh hàng giả tác động không nhỏ đến uy tín của doanh nghiệp, quyền lợi người tiêu dùng; các đối tượng vi phạm sử dụng phương thức, thủ đoạn tinh vi, khó phát hiện, gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong công tác kiểm tra, xử lý.

Các hành vi vi phạm như:

- Kinh doanh phân bón, cà phê, thực phẩm giả không có giá trị sử dụng, công dụng;

58

- Kinh doanh sơn nước, nhớt, xe đạp điện, phụ tùng xe gắn máy, đồng hồ giả mạo nhãn hiệu;

- Kinh doanh phân bón giả, không có giá trị sử dụng, công dụng. Kết quả, đã xử lý 96 vụ vi phạm, thu phạt 1.875 triệu đồng.

Về an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh

Các hành vi vi phạm như:

- Kinh doanh thực phẩm không phù hợp quy định an toàn thực phẩm (sử dụng chất bảo quản kali sorbate, axit vượt quá giới hạn cho phép);

- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, không khám sức khỏe định kỳ;

- Buôn bán thực phẩm giả không có giá trị sử dụng công dụng;

- Sản xuất, buôn bán sản phẩm thuộc diện đăng ký bản tự công bố sản phẩm mà có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với mức công bố ghi trên nhãn;

- Sản xuất thực phẩm (rượu, cà phê) giả không có giá trị sử dụng, công dụng (đáng chú ý, có trường hợp không phát hiện hoặc hàm lượng cafein chỉ đến 0,08%);

- Giết mổ động vật trái phép;

- Kinh doanh sản phẩm động vật không dấu kiểm soát giết mổ, ` Kết quả, đã xử lý 313 vụ vi phạm, thu phạt 702 triệu đồng

Trong đó, trong dịp Tết Nguyên đán; Tháng hành động vì chất lượng an toàn thực phẩm; Tết Trung thu; thực hiện dự án an toàn thực phẩm thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số lực lượng QLTT đã giám sát thị trường, test nhanh các mẫu thực phẩm. Kết quả:

Bảng 2.6. Kết quả lấy mẫu test nhanh thực phẩm giai đoạn 2017-2019

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Ghi chú Số vụ Tỷ lệ % Số vụ Tỷ lệ % Số vụ Tỷ lệ % Lấy mẫu 621 2.480 2.598

59 Vi phạm 22 3,54 75 3 32 1,2 - Dương tính với hàn the 18 60 32 chả chay, chả chiên, chả lụa, mì tươi, cá xay, cá viên, bò viên, tàu hủ ky, lạp xưởng, thịt heo, bánh lọt.. - Dương tính với methanol 4 2 rượu - Dương tính với foocmon 0 8 bột sắn, mì căn,.. - Dương tính với salicylic

0 4 dưa cải chua

- Dương tính với hypoclorid

0 1 măng ngâm

(Nguồn: Cục QLTT tỉnh Tiền Giang)

Bảng 2.7:Kết quả thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường giai đoạn 2017-2019 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng 03 năm Tổng số vụ xử lý vi phạm vụ 778 505 483 1.766 Trong đó Về lĩnh vực hàng cấm, hàng nhập lậu vụ 144 151 123 418

Về gian lận thương mại vụ 396 247 296 939

Về sản xuất, kinh doanh hàng giả vụ 37 36 23 96

Về an toàn thực phẩm, phòng chống

60

Tổng số tiền thu nộp ngân sách triệu đồng 6.830 3.441 3.242 13.513

Về lĩnh vực hàng cấm, hàng nhập lậu triệu đồng 1.988 820 799 3.607

Về gian lận thương mại triệu đồng 3.617 1.785 1.927 7.329

Về sản xuất, kinh doanh hàng giả triệu đồng 833 703 339 1.875

Về an toàn thực phẩm, phòng chống

dịch bệnh triệu đồng 392 133 177 702

(Nguồn: Cục QLTT tỉnh Tiền Giang)

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường của cục quản lý thị trường tỉnh tiền giang (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)