Phương án tài chính

Một phần của tài liệu De an CQDT Quang Ninh Ver 10.8.2012 (Trang 57)

Thực hiện chỉ thị 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ. Quan điểm chủ đạo của tỉnh Quảng Ninh khi triển khai thực hiện Đề án xây dựng Chính quyền điện tử là:

- Phải sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. - Đồng thời thu hút các doanh nghiệp trong, ngoài nước và toàn xã hội

tham gia đầu tư phát triển.

Với tổng mức đầu tư là 571 tỷ được khái toán ở phần trên. Phương án tài chính để thực hiện các hạng mục đầu tư của Đề án được dự kiến huy động từ nhiều nguồn gồm:

- Ngân sách tỉnh là chủ yếu (Theo Nghị quyết số 04 - NQ/TU ngày 05/5/2012 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh về phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020).

- Ngân sách địa phương (các huyện, thị xã, thành phố): Trong các hạng mục đầu tư thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện. - Ngân sách trung ương hỗ trợ.

PHẦN VII. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN I. Tổ chức quản lý

Việc tổ chức thực hiện Đề án được thống nhất từ cấp tỉnh đến các địa phương. Về chủ trương: Tỉnh ủy sẽ ban hành Nghị quyết về xây dựng Chính quyền điện tử của Tỉnh để thống nhất nhận thức và tư duy, chủ trương, tổ chức triển khai thực hiện.

Về quản lý:

- Tại cấp tỉnh: Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh do một đồng chí Thường trực Tỉnh ủy làm trưởng ban, Thường trực UBND Tỉnh là phó ban và Lãnh đạo các sở, ban, ngành là ủy viên để chỉ đạo triển khai Đề án trên địa bàn toàn Tỉnh.

- Tại cấp huyện: Thành lập các Ban Chỉ đạo tương ứng với mô hình cấp tỉnh để trên khai Đề án trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.

- Thành lập Ban Quản lý dự án của Tỉnh, phân công một đồng chí Phó Chủ tịch UBND Tỉnh làm trưởng ban, tổ chức Ban Quản lý dự án gồm một số thành viên chuyên trách để đảm bảo tốt công tác triển khai các dự án thành phần thuộc Đề án theo đúng lộ trình, quy định.

II. Nguồn nhân lực

Hình thành đội ngũ lãnh đạo CNTT và đội ngũ cán bộ chuyên trách về CNTT tại các sở, ban, ngành; các huyện, thị xã, thành phố. Đảm bảo mỗi cơ quan, đơn vị sẽ có một cán bộ lãnh đạo CNTT và tối thiểu 1-2 cán bộ chuyên trách về CNTT để tổ chức việc triển khai, vận hành, khai thác, ứng dụng các hệ thống thông tin, các nội dung trong Đề án tại nội bộ các cơ quan, đơn vị, địa phương.

III. Cơ chế, chính sách

Thực hiện các chủ trương của Đảng, Chính phủ về CNTT trong thời gian qua, để đảm bảo thành công, Đề án cần một hệ thống các cơ chế, chính sách bao gồm:

- Xây dựng các cơ chế, chính sách về đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, chế độ đãi ngộ phù hợp cho cán bộ, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao; cơ chế chính sách về khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi, ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư, tham gia triển khai Đề án trên địa bàn Tỉnh; cơ chế, chính sách khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia triển khai, sử dụng các dịch vụ công, giao dịch điện tử.

- Xây dựng, ban hành các quy định về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; Quy trình giải quyết, xử lý thủ tục hành chính, liên thông điện tử giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn Tỉnh tạo cơ sở pháp lý trong việc sử dụng, trao đổi, lưu trữ văn bản điện tử, vận hành các hệ thống thông tin.

IV. Phân công nhiệm vụ

1. Sở Thông tin và Truyền thông

a) Xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết, theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện Đề án.

b) Hàng quý, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh tiến độ thực hiện Đề án và đề xuất các giải pháp kịp thời, cần thiết để bảo đảm việc thực hiện thành công Đề án.

c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan xây dựng các cơ chế, chính sách trình UBND tỉnh phê duyệt.

d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh thực hiện nhiệm vụ quảng bá, truyền thông đến người dân và Doanh nghiệp về chính quyền điện tử.

e) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan đề xuất với UBND Tỉnh thành lập Ban quản lý dự án với sự chủ trì của lãnh đạo UBND tỉnh để tập trung nguồn lực thực hiện đề án.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu, đề xuất với UBND Tỉnh về cân đối, phân bổ nguồn vốn đầu tư đảm bảo kinh phí để triển khai thực hiện Đề án.

Xây dựng các chính sách huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước; chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tăng đầu tư cho phát triển CNTT.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông xác định tỷ lệ ngân sách hằng năm chi cho sự nghiệp CNTT.

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, đề xuất với UBND Tỉnh giải pháp huy động các nguồn vốn khác ngoài ngân sách Tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

4. Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn, Hội Nông dân

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các Sở, ngành có liên quan thực hiện tổ chức các khóa đào tạo CNTT cho cán bộ, công chức; đưa các nội dung chuyên đề, phổ cập kiến thức chính quyền điện tử vào các trường trung học phổ thông, cao đẳng, dạy nghề trên địa bàn tỉnh; đào tạo, hướng dẫn, tuyên truyền, tập huấn về CNTT, chính quyền điện tử cho lực lượng thanh niên tại các chi đoàn và cho người dân, doanh nghiệp.

5. Sở Xây dựng

Chủ trì, đề xuất với UBND tỉnh trong việc bố trí mặt bằng phù hợp để xây dựng trung tâm dữ liệu tỉnh đủ tiêu chuẩn quốc tế.

6. Các UBND Huyện/Thị/Thành phố

Thành lập các Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử các địa phương để tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn quản lý. Chủ động bố trí, chuẩn bị các nguồn lực để triển khai các nội dung thuộc phạm vi theo Đề án. Tập trung xây dựng, hình thành trung tâm Hành chính công cấp huyện, triển khai hệ thống một cửa, xây dựng các cơ sở dữ liệu cấp địa phương (con người, đất đai, nhà ở, hồ sơ thủ tục hành chính…).

7. Các đơn vị khác thuộc phạm vi triển khai đề án

Có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin & Truyền thông và các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nhà nước, trong ứng dụng chuyên ngành nhằm nâng cao hiệu quả công tác và thiết lập, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên thuộc phạm vi quản lý;

Trong kế hoạch ngân sách hàng năm của các địa phương phải bao gồm mục chi riêng cho ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

KẾT LUẬN

Quán triệt phương châm CNTT là hạ tầng của hạ tầng, là động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đưa tỉnh hướng tới sự phát triển vượt bậc và bền vững; thời gian qua tỉnh Quảng Ninh đề ra những chủ trương, chính sách và giải pháp cụ thể nhằm khuyến khích phát triển ứng dụng CNTT và TT trong toàn thể cộng đồng, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trên nền tảng kinh tế tri trức, trong đó đời sống người dân không ngừng được cải thiện, văn hóa, xã hội phát triển hài hòa. Đây là mục tiêu đồng thời cũng là động lực thúc đẩy sự vươn lên mạnh mẽ hơn của tỉnh trong những năm tới.

Đề án “Xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh” góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh dựa trên nền tảng hạ tầng CNTT-TT. Đó là lộ trình tất yếu mà các tỉnh, thành phố trong cả nước rồi sẽ đi qua để hướng đến sự văn minh, hiện đại trong kỷ nguyên CNTT và Internet.

Do có những nỗ lực chuẩn bị trước, đến nay tỉnh Quảng Ninh đã hội đủ những điều kiện cần và đủ về hạ tầng CNTT-TT, khung chính sách, nguồn nhân lực và các nguồn lực khác cho việc khởi động một tiến trình phát triển ở mức cao hơn, hoàn thiện hơn: Xây dựng Chính quyền điện tử.

Với quyết tâm chính trị cao của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, HĐND tỉnh cùng sự thống nhất ý chí của các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị, xã, phường; sự đồng thuận của người dân và doanh nghiệp; sự hỗ trợ và giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương và Chính phủ, nhất định tỉnh Quảng Ninh sẽ xây dựng thành công Chính quyền điện tử.

Triển khai thành công đề án chính quyền điện tử là một trong những nhiệm vụ chính trị, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nhằm hướng đến mục tiêu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015; mang lại lợi ích cho tất cả các đối tượng tham gia:

a. Đối với người dân

Người dân sẽ được sử dụng các dịch vụ của chính quyền một cách dễ dàng và tiết kiệm thời gian. Ngoài ra, người dân có thể giám sát và kiểm tra các hoạt động của cơ quan nhà nước.

Nâng cao chất lượng cuộc sống cho các cộng đồng dân cư, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa: Công nghệ thông tin và truyền thông giúp cho chính quyền có thể vươn tới các nhóm/cộng đồng thiểu số và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tại đó. Điều này cũng đồng nghĩa với việc trao thêm quyền cho người dân bằng cách cho họ tham gia vào các hoạt động chính trị cũng như cung cấp tối đa các dịch vụ và hàng hoá dụng cụ thiết yếu.

b. Đối với doanh nghiệp và Nhà đầu tư

Doanh nghiệp và Nhà đầu tư sẽ được hưởng một môi trường kinh doanh tốt hơn. Việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong chính quyền và việc xây dựng cơ sở hạ tầng CQĐT sẽ giúp tạo ra một môi trường thúc đẩy kinh doanh thông qua việc cải thiện mối tác động qua lại và tương tác giữa chính quyền và doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bằng việc giảm bớt các khâu rườm rà trong thủ tục và chú trọng đến việc cung cấp các dịch vụ nhanh chóng và hiệu quả, CQĐT có thể tạo ra các điều kiện thu đầu tư nhiều hơn.

Doanh nghiêp và các Nhà đầu tư sẽ làm việc với chính quyền một cách dễ dàng hơn bởi mọi thủ tục đều rõ ràng và các chậm trễ trong quy trình được phát hiện và xử lý thích hợp.

c. Đối với Chính quyền

Nâng cao tính minh bạch và tin cậy của chính quyền thông qua việc đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản lý và điều hành cũng như mở ra các cơ hội mới cho người dân được chủ động trong quá trình tham gia vào việc hoạch định chính sách, cũng như hoạt động chỉ đạo điều hành của chính quyền.

Cơ quan nhà nước sẽ nhận được đầy đủ mọi thông tin kinh tế, xã hội giúp cho các hoạt động của mình hiệu quả hơn.

Bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông các cơ quan nhà nước sẽ nâng cao năng suất và tính hiệu quả của cán bộ, công chức; đơn giản hóa hoạt động của chính quyền, làm giảm tệ nạn tham nhũng, quan liêu; tiết kiệm được nhiều chi phí, thời gian trong xử lý công việc và tương tác.

d. Đối với xã hội

Cuối cùng, CQĐT cải tiến mối tác động qua lại giữa 4 chủ thể chính của xã hội là chính quyền, công chức, người dân và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tiến trình chính trị, xã hội và kinh tế của Tỉnh./.

PHỤ LỤC

Dưới đây là các phụ lục đính kèm theo Đề án nhằm làm rõ thêm phạm vi, các nội dung công việc có liên quan đến việc xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012-2014:

I. Danh sách đơn vị thuộc phạm vi triển khai

STT Tên đơn vị

A. CẤP TỈNH (36 đơn vị)

1.

Văn phòng Tỉnh ủy 2.

Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND Tỉnh 3.

Văn phòng UBND Tỉnh 4.

Sở Công Thương 5.

Sở Giao Thông - Vận Tải 6.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 7. Sở Nông nghiệp và PTNT 8. Sở Tài Chính 9. Sở Tư Pháp

10. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch 11.

Sở Y Tế

12. Sở Giáo Dục và Đào Tạo 13. Sở Khoa học và Công nghệ 14. Sở Nội Vụ

15. Sở Ngoại Vụ

STT Tên đơn vị

17. Sở Thông tin và Truyền thông 18. Sở Xây Dựng

19. Sở Kế Hoạch Đầu Tư 20. Thanh tra Tỉnh

21. Ban xây dựng nông thôn mới 22. Ban quản lý Khu kinh tế 23. Ban Dân tộc

24. Ban Xúc tiến đầu tư

25. Ban quản lý Vịnh Hạ Long

26. Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng 27. Ban tổ chức tỉnh ủy

28. Ban tuyên giáo tỉnh ủy 29. Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy 30. Ban dân vận tỉnh ủy 31. Công an tỉnh

32. Kho Bạc 33. Cục thuế

34. Đảng ủy cơ quan dân chính đảng Tỉnh 35. Báo Quảng Ninh

36. Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ

B. CẤP HUYỆN (28 đơn vị)

14 UBND các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; 14 Văn phòng Huyện ủy.

C. CẤP XÃ (186 đơn vị)

Bao gồm 186 phường, xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh

II. Danh sách các ứng dụng và CSDL thuộc phạm vi đề án

Căn cứ mức độ cần thiết và khả năng triển khai của tỉnh; trong giai đoạn 2012-2014 Quảng Ninh sẽ đầu tư xây dựng khoảng 20 ứng dụng nghiệp vụ; thông qua đó sẽ hình thành 1 số CSDL tương ứng. Các hệ thống thông tin và CSDL được chia thành 3 nhóm, phân thành 3 kỳ triển khai:

- Nhóm Ưu tiên 1: là các phần mềm có tính cấp thiết cao, UBND tỉnh chỉ đạo triển khai sớm trong năm 2012, gồm:

o Hệ thống thông tin và CSDL quản lý văn bản.

o Hệ thống thông tin và CSDL quản lý hành chính cấp tỉnh.

o Hệ thống thông tin và CSDL quản lý hành chính cấp huyện. - Nhóm Ưu tiên 2: là các phần mềm không quá cấp thiết như nhóm 1,

được triển khai trong 2013, gồm:

o Hệ thống thông tin và CSDL Quản lý cấp phép trong lĩnh vực xây dựng.

o Hệ thống thông tin và CSDL Quản lý cấp phép trong lĩnh vực đất đai.

o Hệ thống thông tin và CSDL Quản lý hộ chính sách.

o Hệ thống thông tin và CSDL Quản lý hộ nghèo.

o Hệ thống thông tin và CSDL Quản lý cấp phép tàu thuyền

o Hệ thống thông tin và CSDL Quản lý cấp phép các hoạt động du lịch.

o Hệ thống thông tin và CSDL Quản lý cấp giấy đăng ký hành nghề y, dược.

o Hệ thống thông tin và CSDL Quản lý cấp phép lĩnh vực môi trường.

o Hệ thống thông tin và CSDL quản lý dự án đầu tư.

o Hệ thống thông tin quản lý cư trú và CSDL dân cư tỉnh Quảng Ninh.

o Hệ thống thông tin và CSDL quản lý xuất nhập cảnh.

o Hệ thống ứng dụng phục vụ các kỳ họp HĐND và Quốc hội - Nhóm Ưu tiên 3: là các phần mềm còn lại trong danh sách, bao gồm

cả việc tích hợp các hệ thống cũ và ngành dọc, sẽ triển khai 2014, gồm:

o Hệ thống thông tin và CSDL Quản lý cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

Một phần của tài liệu De an CQDT Quang Ninh Ver 10.8.2012 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w