Lộ trình xây dựng CQĐT tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu De an CQDT Quang Ninh Ver 10.8.2012 (Trang 53)

Căn cứ hiện trạng ứng dụng CNTT và các thành tựu đạt được trong quá trình cải cách hành chính của tỉnh; đối chiếu với biểu đồ 4 mức tăng trưởng của Chính quyền điện tử. Có thể thấy hiện nay Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh đang ở mức 2 – Mức tương tác.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII tiếp tục xác định mục tiêu đã được đề ra từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII là phấn đấu xây dựng Quảng Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015.

Căn cứ mức độ sẵn sàng về các nguồn lực đảm bảo tính khả thi cho việc triển khai Chính quyền điện tử. Ngày 21/05/2012, Thường trực Tỉnh ủy đã họp và ra thông báo kết luận số 638-TB/TU, trong đó xác định mục tiêu hoàn thành hiệu quả Chính quyền điện tử Quảng Ninh mức 3 và phấn đấu đạt mức 4 vào cuối năm 2014.

Căn cứ các văn bản của các đơn vị Sở/ngành, Huyện/thị gửi Sở Thông tin và Truyền thông về việc đăng ký các hạng mục công việc và khung thời gian triển khai các hạng mục công việc tại các đơn vị. Lộ trình triển khai chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh được xác định gồm 3 bước:

Bước 1: Đẩy mạnh ứng dụng một cửa điện tử tại cấp Huyện/Thị/Thành phố để sớm hình thành cơ sở dữ liệu về con người, đất đai, nhà ở, cơ sở kinh doanh, hồ sơ thủ tục hành chính, triển khai cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức để làm cơ sở triển khai lược đồ quan hệ giữa các đối tượng nghiệp vụ, phục vụ cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Bước 2: Triển khai hạ tầng kỹ thuật, trung tâm dữ liệu với năng lực đáp ứng theo yêu cầu lưu trữ, cập nhật biến động dữ liệu cho các cơ sở dữ liệu nêu trên và tích hợp các ứng dụng CNTT, kết nối liên thông giữa các cơ quan, đơn vị.

Bước 3: Triển khai hệ thống cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử nhằm cung cấp dịch vụ công mức độ 3,4; tích hợp các ứng dụng CNTT, kết nối liên thông giữa các cơ quan, đơn vị.

PHẦN VI. GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH I. Khái toán kinh phí đầu tư

Trên cơ sở mô hình, các thành phần, nội dung triển khai xây dựng chính quyền điện tử, căn cứ quy mô đầu tư, thời gian triển khai thực hiện. Kinh phí đầu tư khái toán xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh như sau:

ĐVT: triệu đồng

Stt Tên dự án Kinh phí Thời gianthực hiện TỔNG CỘNG

571,000

1 Nâng cấp và hoàn thiện trung tâm tích hợp dữ

liệu tỉnh. 75,000 2012-2014

2

Thiết lập, nâng cấp, mở rộng mạng diện rộng của tỉnh và mạng cục bộ tại một số đơn vị quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.

68,500 2012-2014

3

Bổ sung trang thiết bị máy chủ, máy trạm, máy in cho một số cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.

69,300 2012-2014

4

- Trang bị lớp các phần mềm nền tảng của chính quyền điện tử theo định hướng tập trung và kiến trúc hướng hướng dịch vụ

63,000 2012-2014

- Xây dựng và triển khai các phần mềm ứng dụng và dịch vụ công thuộc nhóm ưu tiên 1 của mô hình chính quyền điện tử

35,500 2012

5

- Phát triển, triển khai nhân rộng phần mềm số

hóa đến các cơ quan, đơn vị: 6,000 2012-2013

- Xây dựng và triển khai các phần mềm ứng dụng và dịch vụ công thuộc nhóm ưu tiên 2 của mô hình chính quyền điện tử

6

- Thiết lập Trung tâm hỗ trợ khai thác dịch vụ

công. 25,500 2014

- Đào tạo, nâng cao nhận thức và truyền thông cho cán bộ công chức, Công dân và Doanh nghiệp về chính quyền điện tử.

9,500 2012-2014 - Xây dựng và triển khai các phần mềm ứng

dụng và dịch vụ công thuộc nhóm ưu tiên 3 của mô hình chính quyền điện tử

48,000 2014

7

- Nâng cấp hệ thống thư điện tử. 10,000 2012-2013

- Nâng cấp và phát triển hệ thống hội nghị

truyền hình tỉnh. 56,000 2012-2013

- Triển khai ứng dụng Chứng thực điện tử và

Chữ ký số. 4,000 2013-2014

- Nâng cấp thiết bị và 1 số phần mềm dùng chung của khối Đảng; xây dựng giải pháp mã hóa đường truyền, đảm bảo an ninh mạng; tổ chức tập huấn, đào tạo để khai thác các tài nguyên cơ sở dữ liệu hiện có của khối Đảng. (Chi tiết xem Phụ lục X)

12,200 2012-2014

(Năm trăm bảy mươi mốt tỷ đồng)

III. Phân kỳ đầu tư

Trên cơ sở khả năng bố trí nguồn lực đầu tư từ ngân sách địa phương, khả năng huy động các nguồn đầu tư ngoài ngân sách trong giai đoạn 2012 - 2014, các nội dung xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh được phân kỳ tổ chức thực hiện:

Stt Tên dự án Kinh phí Phân bổ

2012 2013 2014

TỔNG CỘNG 571,000 100,000 247,000 224,000

1 Nâng cấp và hoàn thiện trung

tâm tích hợp dữ liệu tỉnh. 75,000 15,000 30,000 30,000

2 Thiết lập, nâng cấp, mở rộng

mạng diện rộng của tỉnh và mạng cục bộ tại một số đơn vị quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.

68,500 6,500 30,000 32,000

3 Bổ sung trang thiết bị máy chủ,

máy trạm, máy in cho một số cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.

69,300 10,000 29,000 30,300

4 - Trang bị lớp các phần mềm

nền tảng của chính quyền điện tử theo định hướng tập trung và kiến trúc hướng hướng dịch vụ

- Xây dựng và triển khai các phần mềm ứng dụng và dịch vụ công thuộc nhóm ưu tiên 1 của mô hình chính quyền điện tử

35,500 35,500

5 - Phát triển, triển khai nhân rộng

phần mềm số hóa đến các cơ quan, đơn vị

6,000 3,000 3,000 - Xây dựng và triển khai các

phần mềm ứng dụng và dịch vụ công thuộc nhóm ưu tiên 2 của mô hình chính quyền điện tử

88,500 63,500 25,000

6 - Thiết lập Trung tâm hỗ trợ khai

thác dịch vụ công. 25,500 25,500

- Đào tạo, nâng cao nhận thức và truyền thông cho cán bộ công chức, Công dân và Doanh nghiệp về chính quyền điện tử.

9,500 3,000 3,500 3,000

- Xây dựng và triển khai các phần mềm ứng dụng và dịch vụ công thuộc nhóm ưu tiên 3 của mô hình chính quyền điện tử

48,000 48,000

7 - Nâng cấp hệ thống thư điện tử. 10,000 5,000 5,000

- Nâng cấp và phát triển hệ

thống hội nghị truyền hình tỉnh. 56,000 5,000 51,000

- Triển khai ứng dụng Chứng

thực điện tử và Chữ ký số. 4,000 2,000 2,000

- Nâng cấp thiết bị và 1 số phần mềm dùng chung của khối Đảng; xây dựng giải pháp mã hóa đường truyền, đảm bảo an ninh mạng; tổ chức tập huấn, đào tạo để khai thác các tài nguyên cơ sở dữ liệu hiện có của khối Đảng. (Chi tiết xem Phụ lục X)

12,200 2,000 5,000 5,200

* Ghi chú:

- Đối với các hạng mục đào tạo quản trị, vận hành, khai thác, sử dụng các hệ thống thông tin, CSDL, dịch vụ công; đào tạo, chuyển giao công nghệ các cơ sở hạ tầng, thiết bị CNTT… đã nằm trong các dự án cụ thể.

- Kinh phí cho các dự án, nhiệm vụ của Đề án vừa nêu trên chỉ là sự khái toán; ở giai đoạn này chưa có cơ sở đầy đủ để xác định chi tiết; kinh phí này sẽ được xác định cụ thể khi các dự án, nhiệm vụ được xây dựng và phê duyệt theo quy định hiện hành về quản lý ngân sách nhà nước trong quá trình triển khai Đề án.

III. Phương án tài chính

Thực hiện chỉ thị 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ. Quan điểm chủ đạo của tỉnh Quảng Ninh khi triển khai thực hiện Đề án xây dựng Chính quyền điện tử là:

- Phải sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. - Đồng thời thu hút các doanh nghiệp trong, ngoài nước và toàn xã hội

tham gia đầu tư phát triển.

Với tổng mức đầu tư là 571 tỷ được khái toán ở phần trên. Phương án tài chính để thực hiện các hạng mục đầu tư của Đề án được dự kiến huy động từ nhiều nguồn gồm:

- Ngân sách tỉnh là chủ yếu (Theo Nghị quyết số 04 - NQ/TU ngày 05/5/2012 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh về phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020).

- Ngân sách địa phương (các huyện, thị xã, thành phố): Trong các hạng mục đầu tư thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện. - Ngân sách trung ương hỗ trợ.

PHẦN VII. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN I. Tổ chức quản lý

Việc tổ chức thực hiện Đề án được thống nhất từ cấp tỉnh đến các địa phương. Về chủ trương: Tỉnh ủy sẽ ban hành Nghị quyết về xây dựng Chính quyền điện tử của Tỉnh để thống nhất nhận thức và tư duy, chủ trương, tổ chức triển khai thực hiện.

Về quản lý:

- Tại cấp tỉnh: Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh do một đồng chí Thường trực Tỉnh ủy làm trưởng ban, Thường trực UBND Tỉnh là phó ban và Lãnh đạo các sở, ban, ngành là ủy viên để chỉ đạo triển khai Đề án trên địa bàn toàn Tỉnh.

- Tại cấp huyện: Thành lập các Ban Chỉ đạo tương ứng với mô hình cấp tỉnh để trên khai Đề án trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.

- Thành lập Ban Quản lý dự án của Tỉnh, phân công một đồng chí Phó Chủ tịch UBND Tỉnh làm trưởng ban, tổ chức Ban Quản lý dự án gồm một số thành viên chuyên trách để đảm bảo tốt công tác triển khai các dự án thành phần thuộc Đề án theo đúng lộ trình, quy định.

II. Nguồn nhân lực

Hình thành đội ngũ lãnh đạo CNTT và đội ngũ cán bộ chuyên trách về CNTT tại các sở, ban, ngành; các huyện, thị xã, thành phố. Đảm bảo mỗi cơ quan, đơn vị sẽ có một cán bộ lãnh đạo CNTT và tối thiểu 1-2 cán bộ chuyên trách về CNTT để tổ chức việc triển khai, vận hành, khai thác, ứng dụng các hệ thống thông tin, các nội dung trong Đề án tại nội bộ các cơ quan, đơn vị, địa phương.

III. Cơ chế, chính sách

Thực hiện các chủ trương của Đảng, Chính phủ về CNTT trong thời gian qua, để đảm bảo thành công, Đề án cần một hệ thống các cơ chế, chính sách bao gồm:

- Xây dựng các cơ chế, chính sách về đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, chế độ đãi ngộ phù hợp cho cán bộ, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao; cơ chế chính sách về khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi, ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư, tham gia triển khai Đề án trên địa bàn Tỉnh; cơ chế, chính sách khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia triển khai, sử dụng các dịch vụ công, giao dịch điện tử.

- Xây dựng, ban hành các quy định về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; Quy trình giải quyết, xử lý thủ tục hành chính, liên thông điện tử giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn Tỉnh tạo cơ sở pháp lý trong việc sử dụng, trao đổi, lưu trữ văn bản điện tử, vận hành các hệ thống thông tin.

IV. Phân công nhiệm vụ

1. Sở Thông tin và Truyền thông

a) Xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết, theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện Đề án.

b) Hàng quý, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh tiến độ thực hiện Đề án và đề xuất các giải pháp kịp thời, cần thiết để bảo đảm việc thực hiện thành công Đề án.

c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan xây dựng các cơ chế, chính sách trình UBND tỉnh phê duyệt.

d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh thực hiện nhiệm vụ quảng bá, truyền thông đến người dân và Doanh nghiệp về chính quyền điện tử.

e) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan đề xuất với UBND Tỉnh thành lập Ban quản lý dự án với sự chủ trì của lãnh đạo UBND tỉnh để tập trung nguồn lực thực hiện đề án.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu, đề xuất với UBND Tỉnh về cân đối, phân bổ nguồn vốn đầu tư đảm bảo kinh phí để triển khai thực hiện Đề án.

Xây dựng các chính sách huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước; chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tăng đầu tư cho phát triển CNTT.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông xác định tỷ lệ ngân sách hằng năm chi cho sự nghiệp CNTT.

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, đề xuất với UBND Tỉnh giải pháp huy động các nguồn vốn khác ngoài ngân sách Tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

4. Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn, Hội Nông dân

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các Sở, ngành có liên quan thực hiện tổ chức các khóa đào tạo CNTT cho cán bộ, công chức; đưa các nội dung chuyên đề, phổ cập kiến thức chính quyền điện tử vào các trường trung học phổ thông, cao đẳng, dạy nghề trên địa bàn tỉnh; đào tạo, hướng dẫn, tuyên truyền, tập huấn về CNTT, chính quyền điện tử cho lực lượng thanh niên tại các chi đoàn và cho người dân, doanh nghiệp.

5. Sở Xây dựng

Chủ trì, đề xuất với UBND tỉnh trong việc bố trí mặt bằng phù hợp để xây dựng trung tâm dữ liệu tỉnh đủ tiêu chuẩn quốc tế.

6. Các UBND Huyện/Thị/Thành phố

Thành lập các Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử các địa phương để tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn quản lý. Chủ động bố trí, chuẩn bị các nguồn lực để triển khai các nội dung thuộc phạm vi theo Đề án. Tập trung xây dựng, hình thành trung tâm Hành chính công cấp huyện, triển khai hệ thống một cửa, xây dựng các cơ sở dữ liệu cấp địa phương (con người, đất đai, nhà ở, hồ sơ thủ tục hành chính…).

7. Các đơn vị khác thuộc phạm vi triển khai đề án

Có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin & Truyền thông và các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nhà nước, trong ứng dụng chuyên ngành nhằm nâng cao hiệu quả công tác và thiết lập, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên thuộc phạm vi quản lý;

Trong kế hoạch ngân sách hàng năm của các địa phương phải bao gồm mục chi riêng cho ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

KẾT LUẬN

Quán triệt phương châm CNTT là hạ tầng của hạ tầng, là động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đưa tỉnh hướng tới sự phát triển vượt bậc và bền vững; thời gian qua tỉnh Quảng Ninh đề ra những chủ trương, chính sách và giải pháp cụ thể nhằm khuyến khích phát triển ứng dụng CNTT và TT trong toàn thể cộng đồng, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trên nền tảng kinh tế tri trức, trong đó đời sống người dân không ngừng được cải thiện, văn hóa, xã hội phát triển hài hòa. Đây là mục tiêu đồng thời cũng là động lực thúc đẩy sự vươn lên mạnh mẽ hơn của tỉnh trong những năm tới.

Đề án “Xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh” góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh dựa trên nền tảng hạ tầng CNTT-TT. Đó là lộ trình tất yếu mà các tỉnh, thành phố trong cả nước rồi sẽ đi

Một phần của tài liệu De an CQDT Quang Ninh Ver 10.8.2012 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w