Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu De an CQDT Quang Ninh Ver 10.8.2012 (Trang 30 - 32)

Mặc dù đạt được một số kết quả đáng ghi nhận trong việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Ninh, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cơ bản như sau:

1. Về nhận thức

Một bộ phận cán bộ, công chức vẫn chưa nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vị trí và tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh một cách toàn diện, trong đó cải cách hành chính là lĩnh vực tiêu biểu. Do đó, quá trình triển khai còn thiếu đồng bộ, có nơi ứng dụng còn mang tính hình thức, đối phó, cán bộ lãnh đạo chưa thực sự quan tâm đến ứng dụng CNTT.

Các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện… tuy cơ bản đã hiểu rõ vai trò vô cùng quan trọng của CNTT-TT nhưng trong triển khai vẫn lúng túng trong việc lựa chọn phương án đầu tư, bố trí nguồn lực phát triển một cách hiệu quả, phần lớn vẫn ở trạng thái tự phát, nhỏ lẻ, cần việc gì thì ứng dụng CNTT cho việc đó, chưa tiến hành một cách bài bản, chuyên nghiệp, chủ động ứng dụng CNTT để tiết kiệm chi phí, quảng bá, tăng khả năng quản lý, làm gia tăng lợi nhuận…

2. Về thủ tục hành chính

Đề án 30 về cải cách hành chính của Tỉnh đã đang được triển khai giai đoạn 3 (Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước), nhưng đến nay việc tuyên truyền để tổ chức, công dân biết, tìm hiểu, giao dịch còn hạn chế; có một số cơ quan, đơn vị vẫn chưa quy định rõ thủ tục hành chính nào là liên thông, đầu mối tiếp nhận là ở cơ quan nào, tên thủ tục liên thông chưa đồng nhất giữa các cấp hành chính, điều này đã làm trở ngại cho

việc triển khai ứng dụng CNTT vào việc cung cấp các dịch vụ công cấp độ 3 trở lên.

3. Về nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực CNTT trong các cơ quan, đơn vị còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng; đặc biệt là thiếu cán bộ lãnh đạo CNTT và cán bộ quản lý CNTT có chuyên môn cao. Nhân lực CNTT làm việc trong các cơ quan nhà nước vẫn chưa được hưởng các chế độ đãi ngộ phù hợp.

4. Về kinh phí đầu tư

Chi phí cho hoạt động CNTT của các cơ quan nhà nước vẫn ở mức thấp, đặc biệt là đối với các huyện, do vậy việc đầu tư ứng dụng CNTT vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, yêu cầu. Đặc biệt là các CSDL nền tảng như dân cư, doanh nghiệp, y tế, giáo dục, lao động - việc làm, CSDL nền GIS, các ứng dụng chuyên ngành mang tính hệ thống, liên thông giữa các cấp, ứng dụng GIS, hệ thống mô phỏng phục vụ cho vận trù và tối ưu hóa,... chưa đủ kinh phí để phát triển hoàn thiện.

Việc triển khai dịch vụ công mức 4 còn gặp nhiều khó khăn do chưa triển khai được hệ thống xác thực điện tử để xác nhận tính chính xác của hồ sơ điện tử và khó khăn trong việc thực hiện thanh toán qua mạng đối với người dân, doanh nghiệp.

5. Về cơ chế chính sách

Chưa có chế độ chính sách riêng đối với cán bộ có trình độ chuyên môn về lĩnh vực CNTT dẫn đến rất khó để thủ hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc trong cơ quan nhà nước; Một số cơ chế chính sách đặc thù quy định sử dụng, vận hành các hệ thống thông tin dùng chung, đặc biệt là việc ứng dụng Hệ thống quản lý văn bản và Điều hành, Một cửa điện tử; các chính sách, quy chế bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước theo TCVN ISO/IEC 27001:2009 chưa được triển khai một các triệt để cũng đã gây những ảnh hưởng không tốt đến tiến trình triển khai các ứng dụng CNTT, vấn đề đảm bảo an ninh an toàn thông tin.

PHẦN IV. CƠ HỘI, THÁCH THỨC XÂY DỰNG CQĐT TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu De an CQDT Quang Ninh Ver 10.8.2012 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w