5. Kết cấu của khóa luậ n
3.3.3. Tổ chức quá trình kinh doanh theo phương án kinh doanh đã đề ra
- Tăng sản lượng sản xuất và tiêu thụ
Trong cơ chế thị trường để tồn tại đứng vững trong điều kiện cạnh tranh, bản
thân các doanh nghiệp ngoài việc tăng năng suất dịch vụ ra còn phải tăng sản lượng
tiêu thụ từ đó tăng lợi nhuận. Dịch vụ cung ứng ra phải tiêu thụ được sao cho phù hợp
với quy luật tái sản xuất mở rộng, tăng được sản lượng hàng hóa sản xuất tức là doanh nghiệp đã tận dụng được các yếu tố lao động, máy móc thiết bị, thời gian và sử dụng
một cách hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu để từ đó hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường như vậy sẽ tăng được sản lượng hàng hóa tiêu thụ.
- Giảm chi phí
Trong nền kinh tế có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với
cạnh tranh, muối thắng lợi trong cạnh tranh thì vấn đề giảm một đồng chi phí làm tăng
một đồng lợi nhuận, hơn nữa các doanh nghiệp sẽ quyết định mức sản xuất và tiêu thụ
hàng hóa tùy theo chi phí và giá bán hàng.
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động vật hóa và hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp đó bỏ ra để tiến
hành hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Sự tham gia của các yếu tố
sản xuất của doanh nghiệp có sự khác nhau nó hình thành chi phí tương ứng. Vậy khi
các doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất kinh doanh xuống là đã hạ được giá thành và tăng khả năng hàng đầu của các doanh nghiệp là phấn đấu giảm chi phí hạ giá thành, tăng lợi nhuận.
- Tăng năng suất lao động
Việc tăng năng suất lao động phụ thuộc vào các yếu tố như chuẩn bị các điều
kiện cần thiết cho quá trình kinh doanh, phát triển trình độ đội ngũ lao động như đào
tạo mở lớp tại doanh nghiệp, cử đi học… tạo động lực cho tập thể và cá nhân người lao động vì lao động sáng tạo của con người là nhân tố quyết định đến hiệu quả kinh
doanh, khi lực lượng lao động có trình độ cao thì có thể khai thác tối đa nguyên vật
liệu, công suất máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến, việc phân công bố trí công việc cho người lao động phù hợpvới trìnhđộ năng lực không những tăng suất mà còn tại ra
sự phấn khởi hăng say và tâm lý tốt cho người lao động.
- Công tác quản trị và tổ chức sản xuất
Đây cũng là vấn đề lớn góp phần nâng cao năng suất lao động. Vì cơ cấu tổ
chức của doanh nghiệp mà thích ứng với môi trường kinh doanh, nhanh nhạy với sự thay đổi của môi trường, bộ máy của doanh nghiệp phải gọn nhẹ, năng động, linh hoạt
giữa các bộ phận của doanh nghiệp phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
chế độ trách nhiệm tránh sự chồng chéo và nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi người, nâng cao tính chủ động sáng tạo trong kinh doanh thì sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động.