2. Kiến nghị
2.1. Đối với Ngân hàng nhà nước
Để phát huy toàn diện những lợi ích của ngân hàng điện tửcần phải có sự đầu tư, sự quan tâm đúng đắn của các cơ quan quản lý, khách hàng và đặc biệt là ngân hàng. Các ngân hàng nhà nước cần triển khai các vấn đềsau:
Đẩy mạnh việc phát triển thương mại điện tử: Cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền phổbiến về thương mại điện tử, nội dung tuyên truyền cần đi sâu vào lợi ích của việc tham gia giao dịch thương mại điện tử như nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm, tạo điều kiện và khuyến khích các hoạt động mua bán kinh doanh qua mạng, từ đó tạo nhu cầu kinh doanh, thanh toán, giao dịch tạo ra lượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ Ngân hàng điện tử.
Hoàn thiện các quy định về pháp luật liên quan đến dịch vụ ngân hàng điện tử, xây dựng hành lanh pháp lý đầy đủ và an toàn cho cả hai nhóm đối tượng là ngân hàng, các tổ chức tài chính và khách hàng khi tham gia giao dịch bằng các dịch vụ ngân hàng điện tử.
Tạo môi trường kinh tếxã hội ổn định: Một môi trường kinh tế xã hội ổn định là nền tảng vững chắc cho mọi sựphát triển. Kinh tếxã hội ổn định và phát triển thì đời sống của người dân sẽ được cải thiện, có điều kiện tiếp xúc với các công nghệ thanh toán hiện đại của ngân hàng. Khi đó, ngân hàng có điều kiện để mở rộng đối tượng phục vụcủa mình.
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện một thị trường tài chính phát triển sẽ tạo điều kiện cho các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt như thẻ được phát triển hơn. Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, khuyến khích các cá nhân, tổ chức đầu tư kinh doanh, buôn bán qua Internet, gia tăng các giao dịch qua Internet Banking.