Thành phần hóa học của quả ngò

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hoạt tính sinh học tinh dầu quả ngò và bước đầu ứng dụng vào sản phẩm gel tắm (Trang 26 - 32)

Thành phần hóa học quan trọng nhất của quả ngò là tinh dầu và dầu béo. Hàm lượng tinh dầu trong khối lượng của quả chín và khô của ngò thay đổi trong khoảng 0,03 đến 1% và hàm lượng dầu béo thay đổi trong khoảng 9,9 đến 27,7%.

1.1.5.1. Tinh dầu quả ngò

Tinh dầu quả ngò có tên thương phẩm là Coriander Seed Essential oil, được chưng cất từ quả ngò. Trong quả ngò chứa khoảng 0,03 - 1% tinh dầu, trong đó có chứa từ 60 – 80% linalool. Năm 1990, toàn thế giới sản xuất được 710 tấn tinh dầu quả ngò, các nước sản xuất chính là Liên Bang Nga, các nước Đông Âu và Hoa Kỳ. Tinh dầu quả ngò được biết đến như là một trong những loại tinh dầu chiến lược của thế giới, chúng được sử dụng trong công nghiệp hóa mỹ phẩm, thực phẩm, thuốc lá và dược phẩm. Ước tính giá trị thương mại hàng năm trên thế giới lên đến 50 tỉ USD.

Bảng 1.1: Tính chất hóa lý của tinh dầu quả ngò

Tính chất

Trạng thái Thể lỏng,trong suốt

Màu sắc Màu vàng nhạt

Độ tan Không tan trong nước tan trong dung môi hữu cơ

Tỷ trọng (200C) 0.863

Chỉ số khúc xạ 1.45 - 1.47

8

Một số nghiên cứu về thành phần tinh dầu quả ngò

Năm 1971, Karlsen cùng các cộng sự đã sử dụng sắc ký khí cột mao quản để xác định thành phần hóa học tinh dầu quả ngò thu được từ cây ngò ở Bungari : α-pinen và β - pinen, α-tujen, camphen, δ -3-caren, sabinen, α - phelandren và β -phelandren, mircen, limonen, α - terpinen và γ -terpinen, p- cimen, cis và trans-ocimen, o,p-dimetilstiren, linalol, borneol, terpinen-4-ol, α-terpineol, citronelol, nerol, geraniol, acetat geranil, acetat linalil, camphor.[8]

Năm 1986, trong nghiên cứu khảo sát thành phần hóa học của tinh dầu quả ngò tại Ai Cập, Mostafa và cộng sự đã so sánh % thành phần hóa học của tinh dầu quả ngò ở thư ợng Ai Cập (Galda và Bany Mazar) và hạ Ai Cập (Kanatter và Mehalla):[9]

Bảng 1.2: Thành phần hóa học của tinh dầu quả ngò ở thượng và hạ Ai Cập

Hợp chất

Thành phần %

Kanatter Mehalla Galda Bany Mazar α-pinene 10,53 5,99 8,29 7,06 Camphene 3,89 4,63 3,66 3,74 β-pinen 7,78 8,65 4,84 7,79 p-Cimen 7,55 8,42 3,55 8,59 Linalol 61,95 58,95 65,60 60,38 Camphor 3,32 3,96 2,82 4,45 Borneol 0,84 0,48 0,75 0,43 Acetat geranil 1,83 2,05 3,10 2,03 Geraniol 0,32 0,48 0,34 0,32

Năm 1992, trên mẫu quả ngò được trồng tại Phần Lan, Kallio và Kerrola tiến hành so sánh thành phần hóa học tinh dầu thu được từ phương pháp chưng cất cổ điển (SD) với

9

phương pháp chiết bằng CO2 lỏng (CO2l) và dietil eter (Et2O) bằng phương pháp GC/MS thu được kết quả như sau:[10]

Bảng 1.3: Thành phần hóa học tinh dầu quả ngò Phần Lan thu được từ 3 phương pháp Hợp chất Thành phần % SD CO2I Et2O α–Tujen vết vết 0.1-0.2 α–Pinen 7.0 8.0 1.7-2.7 Camphen 1.2 1.4 0.4-0.5 β –Pinen 0.4 0.5 0.2 β –Tujen 0.3 0.4 0.2 Myrcen 1 1 0.4-0.5 Limonen 2.3 2.9 1.9-2.1 β –Phelandren 0.2 Vết Vết-0.3 γ –Terpinen 6.6 9 5.4-6.7 m-Cimen 0.4 0.7 0.6-2.3 Terpinolen 0.5 0.5 0.2-0.4 Camphor 5.3 4.1 4.3-5.2 Linalol 64.6 57.0 53.0-67.2 Terpinen-4-ol 0.3 Vết 0.1 2-Decenal 0.3 Vêt Vết-0.2 Borneol 1.6 1.0 1.3-1.4 Acetat geranil 1.7 2.6 2.3-3.4 Geraniol 3.5 2.9 0.7-3.1

10

2-Undecenal 0.6 4.4 0.3-1.0

Năm 2006, Telci cùng cộng sự báo cáo rằng trong những quả chín, hàm lượng tinh dầu tương đối thấp (thường là dưới 1%),thành phần tinh dầu bao gồm chủ yếu là linalol (50 đến 60%) và khoảng 20% terpen (pinenes,-terpinene, myrcene, camphene, phellandrenes, α-terpinene, limonene, cymene).[11]

Năm 2007, từ mẫu quả ngò được trồng tại Iran, Mohammad H. Eikani, Fereshteh Golmohammad, Soosan Rowshanzamir đã xác định thành phần hóa học tinh dầu quả ngò được chiết xuất theo 3 phương pháp: Supercritical water extraction (SWE), hydrodistillation (HD), Soxhlet extraction (SE) :[12]

Bảng 1.4: Thành phần hóa học tinh dầu hạt ngò trồng ở Iran

Hợp chất Thành phần % SWE HD SE α–Tujen KPH 7,875 3,976 β –Pinen KPH 0,762 0,687 Myrcen KPH 0,322 0,486 Limonen Vết 0,330 0,250 Z-b-Ocimen Vết 0,177 Vết γ –Terpinen 0,421 4,544 7,286 Terpinolen 0,271 Vết 0,180 Camphor Vết 0,153 0,232 Linalol 82,916 77,977 79,619 Terpinen-4-ol Vết 0,193 0,587 Decenal 1,879 0,240 0,574 Citronelal Vết 0,189 0,333

11

Acetat geranil 0,224 2,117 4,365

Cuminaldehid 5,280 1,053 0,359

Terpinen-7-al (a) Vết Vết Vết

Terpinen-7-al (g) 4,757 0,196 Vết Năm 2009, Nazrul Islam Bhuiyan, Jaripa Begum và Mahbuba Sultana đã xác định thành phần hóa học tinh dầu quả ngò trồng tại tại Bangladesh bằng phương pháp GC- MS trên sắc ký khí GC-17A kết hợp máy quang phổ khối lượng GC-MS QP 5050A đã xác định được thành phần tinh dầu quả ngò trong đó các hợp chất chính là linalool (37,65%), geranyl acetate (17,57%) và γ-terpinene (14,42%). Các hợp chất chính khác trong tinh dầu là β pinene (1,82%), m-cymene (1,27%), citronellal (1,96%), citronellol (1,31%), citral (1,36%), geraniol (1,87%), citronellyl acetate (1,36% ), α-cedrene (3,87%) và αfarnesene (1,22%) và β-sesquiphell-andrene (1,56%).[13]

Kết luận: Căn cứ các nghiên cứu trên, nhìn chung tinh dầu quả ngò thu được từ những

cây ngò được trồng ở những vùng khác nhau thì khác nhau về tỉ lệ thành phần và cả thành phần hóa học. Tuy nhiên, cấu tử chính của tinh dầu quả ngò vẫn là linalol với hàm lượng dao động từ 37 đến 82%. Hàm lượng linalol(1) phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện địa lý tự nhiên, đường kính của quả và giống cây trồng. Ngoài ra tinh dầu quả ngò còn chứa một lượng lớn các chất α-pinene(2), γ-terpinene(3), geraniol(4), camphor(5), geranylacetate(6) và một số thành phần vi lượng như β-pinene, camphene, myrcene, limonene, p-cymol, dipentene, α-terpinene, n-decylaldehyde, borenol, acetic acid esters...

(1) (2) (3) (4)

12

(5) (6)

Hình 1.4: Các thành phần hóa học chính của tinh dầu ngò 1.1.5.2. Dầu béo quả ngò

Dầu béo là thành phần có khối lượng phân tử lớn khó bay hơi chiếm từ 9.9 – 27.7% khối lượng quả. Thành phần dầu béo của quả ngò chứa rất nhiều các axit béo không bão hòa có tác dụng chống oxi hóa mạnh chủ yếu là axit petroselinic.

Năm 1996, Axel Diederichsen đã xác định thành phần hóa học dầu quả ngò được trồng tại Gatersleben, Đức như sau:[2]

Bảng 1.5: Thành phẩn dầu béo quả ngò tại Gatersleben, Đức

Thành phần chính % thành phần Thành phần vi lượng Petroselinic acid Linoleic acid Oleic acid Palmitric acid 68.8 16.6 7.5 3.8 Stearic acid Vaccenic acid Myristic acid

Năm 2009, Kamel Msaada cùng các cộng sự đã phân tích thành phần dầu quả ngò trích ly trong dung môi chloroform/methanol(1:1) quả ngò trồng tại Oued Beja và Menzel Temime Tunisia bằng phương pháp GC/MS. Thành phần dầu quả ngò trồng tại Oued Beja bao gồm axit petroselinic( 80.90 ±9.45% ), oleic (14.79 ±2.25%), palmitic (3.50 ±0.65%), stearic (0.49 ±0.09%), palmitoleic (0.15 ±0.04%), g-linolenic (0.10 ±0.01%), linoleic (0.04 ±0.01%) và arachidic (0.03 ±0.00%). Tại Menzel Temime, axit petroselinic (80.86±7.23%), oleic (14.83±2.05%), palmitic (3.27±3.12%), stearic (0.31±0.05%), staric (0.31±0.05%), linoleic (0.30±0.09%), glinolenic (0.21±0.09%), palmitoleic (0.19±0.08%) và arachidic (0.02± 0.00%).[14]

13

Kết luận: Nhìn chung dầu béo quả rau ngò thu được từ những cây ngò được trồng ở

những vùng khác nhau thì khác nhau về hàm lượng và cả thành phần hóa học. Tuy nhiên, cấu tử chính của dầu quả ngò vẫn là axit petroselinic(7) với hàm lượng dao động từ 68 đến 81%. Hàm lượng axit petroselinic phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện địa lý tự nhiên, độ tuổi của cây, đường kính của quả và giống cây trồng. Ngoài ra, dầu béo quả ngò còn chứa một lượng lớn các chất Linoleic acid(8), Oleic acid(9), Palmitric acid(10).

(7) (8)

(9)

(10)

Hình 1.5: Các thành phần hóa học chính của dầu béo quả ngò

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hoạt tính sinh học tinh dầu quả ngò và bước đầu ứng dụng vào sản phẩm gel tắm (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)