Tổng quan về cây bồ hòn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hoạt tính sinh học tinh dầu quả ngò và bước đầu ứng dụng vào sản phẩm gel tắm (Trang 37 - 39)

1.2.1. Danh pháp và vị trí phân loại

1.2.1.1. Danh pháp

Tên khoa học: Sapindus mukorossi Gaertn

Tên gọi khác: Soapnut, Soapberry, Washnut, Ritha, Aritha, Dodan, Doadni, Doda, Kanma và Thali.[28]

1.2.1.2. Vị trí phân loại

Giới: Plantae – Plant Giới phụ: Tracheobionta Trên nghành: Spermatophyta Nghành: Magnoliophyta Lớp: Magnoliopsida Bộ: Sapindales Họ: Sapindaceae Chi: Sapindus

Loài: Sapindus Mukorossi

Hình 1.6: Cây và quả bồ hòn

1.2.2. Đặc điểm thực vật

Bồ hòn là một loại cây thân gỗ khá lớn, có thân thẳng với chiều cao 12 mét, có thể đạt đến chiều cao 20 m và đường kính 1.8 m. Vỏ cây có màu sẫm đến vàng nhạt, khá mịn,

19

với nhiều đường sọc thẳng đứng. Tán lá hình dù bao gồm các lá kép dài 30-50 cm, hình lông chim gồm 4-5 đôi lá chét gần đối nhau. Phiến lá chét nguyên nhẵn, hoa mọc thành cụm ở đầu cành có thể dài đến 30 cm hoặc hơn, đường kính hoa khoảng 5mm màu trắng xanh. Quả dài khoảng 1.8 – 2.5 cm nhiều thịt, vỏ quả màu vàng nâu nhạt, da nhăn nheo, trong chứa một hạt màu đen, hình cầu có đường kính 0,8-1,3 cm, óng ả, đen mịn và lỏng lẻo khi quả khô. Khi chín thịt quả mềm như đường mạch nha, có hoạt tính như xà phòng.[28]

1.2.3. Phân bố, trồng trọt và thu hái

1.2.3.1. Phân bố

Bồ hòn phân bố ở các vùng á nhiệt đới và nhiệt đới nhưng chủ yếu phân bố ở vùng thượng lưu của đồng bằng Indo-Gangetic, các vùng Shivaliks và vùng duyên hải Himalaya ở độ cao từ 200 m đến 1500 m. Ở nước ta cây Bồ hòn được trồng ở khắp các tỉnh miền Bắc, có nơi trồng làm cây bóng mát quanh nhà.

1.2.3.2. Trồng trọt và thu hái

Chọn hạt tròn mẩy, không bị mốc thối. Ngâm hạt với nước nóng ấm khoảng 40 oC trong 6 giờ. Duy trì pha ấm thêm nước ngâm hạt sau mỗi giờ ngâm. Vớt hạt (khi này

đã trương lên) và rửa sạch lại bằng nước ấm (khoảng 30 oC). Rửa sạch hết chất chua và

nhớt, trong quá trình ủ sẽ không bị thối. Để rổ thoáng cho ráo nước. Bọc lại trong vải thưa hoặc túi vải (tránh túi vải nhiều nilong) và ủ vào tro bếp hoặc rơm, cỏ khô trong 2-3 ngày (hạt chưa nứt nanh). Nếu ủ vào tro bếp thì lấy 1 thúng tro, làm trũng giữa thúng, lấy rơm quấn quanh túi hạt rồi vùi vào tro, tránh để tro tiếp xúc trực tiếp làm khô túi hạt. Nếu có nhiều hạt thì chia mỗi túi/ gói khoảng 1kg hạt. Quá trình ủ này có thể kéo dài 5-7 ngày để hạt nứt nanh rồi đem cấy bầu. Nếu chọn cách ủ dài ngày thì cần mang gói hạt ra rửa chua mỗi ngày, để ráo nước rồi bọc và ủ lại. Vùi hạt xuống cát trong khoảng 2 tuần- 3 tuần rồi đánh cây mầm cấy bầu. Tưới nước nhẹ mỗi ngày. Bước này cũng có thể cấy thẳng vào bầu đất, không ủ qua cát. Tưới nước nhẹ mỗi ngày. Bầu đất có thể đóng vào túi nilong cắt lỗ ở đáy để thoát nước. Sau 4 tháng có cây giống cao khoảng 20- 30 cm có thể đem trồng. Với khí hậu miền Bắc, tốt nhất nên ươm cây giống vào khoảng tháng 6, tháng 7 (âm lịch) để có cây giống khỏe trồng vào giáp Tết hoặc ngay sau tết (âm lịch). Cây đạt từ 7 – 8 năm tuổi sẽ bắt đầu cho quả. Lá cây chuyển sang màu vàng vào tháng 12 trước khi rụng vào tháng 12. Cây không có lá

20

cho đến tháng ba-tháng tư thì lá mới mọc trở lại. Hoa bồ hòn là hoa lưỡng tính thường ra hoa vào khoảng tháng 5, quả bồ hòn có màu xanh khi còn non và chín vào tháng 10 -11 có màu nâu vàng đặc trưng. Quả bồ hòn sau khi chín được tách hạt rồi đem phơi khô và bảo quản nơi khô ráo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hoạt tính sinh học tinh dầu quả ngò và bước đầu ứng dụng vào sản phẩm gel tắm (Trang 37 - 39)