Đánh giá cảm quan và thành phần hóa học của tinh dầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hoạt tính sinh học tinh dầu quả ngò và bước đầu ứng dụng vào sản phẩm gel tắm (Trang 48 - 49)

2.4.4.1. Màu sắc và độ trong suốt

Xác định màu sắc và độ trong suốt của tinh dầu bằng cách cho tinh dầu vào ống thủy tinh trong suốt, thỉnh thoảng lắc và quan sát rồi ghi nhận xét về tính chất, cường độ của màu và và độ trong suốt (ví dụ: vàng nhạt, nâu sẫm,...). Nếu tinh dầu còn vẫn đục và không trong suốt chứng tỏ còn tạp chất và nước.

2.4.4.2. Mùi và trạng thái

Mùi là một trong những biểu hiện bên ngoài quan trọng của tinh dầu. Mỗi loại tinh dầu có một mùi đặc trưng. Dựa vào mùi có thể biết được tính chất và mục đích sử dụng của

30

tinh dầu.

Để xác định mùi, nhỏ một giọt tinh dầu lên tờ giấy lọc rồi ngửi cách chỗ có tinh dầu 20- 30 mm; cứ 15 phút ngửi 1 lần trong một giờ. Ghi nhận xét về bản chất và cường độ mùi (thơm dịu, nồng,...).

2.4.4.3. Thành phần hóa học của tinh dầu

Thành phần hóa học của tinh dầu hạt ngò được xác định bằng phương pháp sắc ký ghép khối phổ GC-MS tại Viện Công Nghệ Hóa Học thành phố Hồ Chí Minh:

 Điều kiện máy: GC – MS hiệu SCION SQ 456-GC.

 Cột: Rxi-5ms hiệu RESTEK (30 m x 0,25 mm (id), 0,25 µm df)  Lò cột

Nhiệt độ ban đầu 50oC, giữ yên trong 1 phút, tăng 30oC/phút lên 80oC, tăng 5oC/phút lên 230oC, cuối cùng tăng 25oC/phút lên 280oC rồi giữ yên đẳng nhiệt 3 phút.

 Khí mang: Helium  Tốc độ dòng: 1 mL/phút.  Nhiệt độ injector: 250 °C  Tỉ lệ chia dòng: 30:1

 Khối quang phổ: năng lượng ion hóa 70 eV, nhiệt độ nguồn ion hóa 250 °C.

Nhiệt độ (oC) Tốc độ (oC/min) Giữ (phút) Tổng (phút)

50 1 1

80 30 0 2

230 5 0 32

280 25 3 37

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hoạt tính sinh học tinh dầu quả ngò và bước đầu ứng dụng vào sản phẩm gel tắm (Trang 48 - 49)