Điều kiện khảo sát:
Xử lý nguyên liệu: máy xay dược liệu 60s Khối lượng nguyên liệu: 150 g
Nhiệt độ chất tải nhiệt: 140 oC
Mức độ nén của nguyên liệu: không nén
Hình 3.4: Ảnh hưởng thể tích nước chưng
Căn cứ vào đồ thị hình 3.4, nhìn chung tỉ lệ nguyên liệu:nước ảnh hưởng khá nhiều đến hiệu suất chưng cất. Tỉ lệ 1:4 cho ra hiệu suất tinh dầu cao nhất. Trong quá trình chưng cất, khi gia nhiệt hỗn hợp nguyên liệu và nước, hơi nước thẩm thấu trong các lớp biểu bì chứa tinh dầu, phá vỡ các túi tinh dầu và lôi cuốn tinh dầu theo hơi nước. Nếu lượng nước quá ít không đủ để phá vỡ cấu trúc của tế bào quả ngò không lôi kéo được tinh dầu ra ngoài cũng như không cung cấp đủ lượng hơi để cuốn tinh dầu đi đến ống sinh hàn trong khoảng thời gian chưng cất làm tiêu hao năng lượng, năng suất làm lạnh dẫn đến không đạt hiệu quả kinh tế. Mặt khác còn có thể dễ gây hồ hóa tinh bột,
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 0 15 30 45 60 75 90 105 120 135 150 165 180 H iệu su ất ( %) Thời gian (phút) 400 mL 500 mL 600 mL 700 mL
49
làm giảm hiệu suất thu hồi tinh dầu. Lượng nước chưng ít sẽ không đảm bảo lượng nước trong quá trình chưng cất vì nguyên liệu có độ ẩm thấp và hấp thụ nhiều nước dễ gây cháy nguyên liệu trong quá trình chưng cất. Ngược lại, nếu lượng nước quá nhiều sẽ làm giảm khoảng cách giữa mặt nước và nơi đặt nguyên liệu, dễ làm lớp nguyên liệu phía dưới bị hồ hóa tinh bột, gây cản trở quá trình tách tinh dầu dẫn đến làm giảm hiệu suất. Ngoài ra, khi áp dụng vào quy mô công nghiệp lượng nước nhiều sẽ làm tăng lượng nước chưng làm phát sinh thêm chi phí năng lượng để cấp nhiệt và lượng nước chưng cần cung cấp. Qua khảo sát ta thấy tỉ lệ 1:4 cho kết quả tốt nhất, chọn tỉ lệ nguyên liệu:nước tối ưu là 1:4.