Dài xungt i:

Một phần của tài liệu Biên soạn tài liệu môn học gia công tia lửa điện EDM (Trang 65 - 68)

3. Nội dung chính của đồ án:

3.2 dài xungt i:

Định nghĩa về độ dài xung đã nói trong mục 2.3.4 (Chƣơng 2). Độ kéo dài xung ảnh hƣởng lên:

+ Tỷ lệ hớt vật liệu: Thực nghiệm cho thấy khi giữ nguyên dòng điện Ie và khoảng cách xung t0, nếu tăng ti thì ban đầu Vw tăng nhƣng chỉ tăng đến giá trị cực đại ở ti nhất định nào đó sau đó Vwgiảm đi, nếu vẫn tiếp tục tăng ti thì năng lƣợng phóng điện không còn đƣợc sử dụng thêm nữa để hớt vật liệu phôi mà nó lại làm tăng nhiệt độ của các điện cực và dung dịch chất điện môi. Mối quan hệ giữa lƣợng hớt vật liệu với ti đƣợc biểu thị ở Hình 3.2.

48

+ Độ mòn điện cực: Độ mòn θ của điện cực sẽ giảm đi khi ti tăng thậm chí cả sau khi đạt lƣợng hớt vật liệu cực đại. Nguyên nhân do mật độ điện tử tập trung ở bề mặt phôi (cực dƣơng) cao hơn nhiều lần so với mật độ ion dƣơng tập trung tới bề mặt dụng cụ (cực âm), trong khi mức độ tăng của dòng điện lại rất lớn. Đặc biệt là dòng ion dƣơng chỉ đạt tới cực (+) trong những µs đầu tiên mà thôi. Do vậy màθ ngày càng giảm. Mối quan hệ giữa độ mòn điện cực với ti đƣợc biểu thị ở Hình 3.3.

Hình 3.3:Mối quan hệ giữa θ và ti.

+ Độ nhám bề mặt: Khi tăng ti thì độ nhám Ra cũng tăng do tác dụng của dòng điện đƣợc duy trì lâu hơn làm cho lƣợng hớt vật liệu tăng lên ở một số vị trí và làm cho Ra

tăng lên. Mối quan hệ giữa ti với độ nhám bề mặt gia công đƣợc biểu thị ở Hình 3.4.

Hình 3.4:Mối quan hệ giữa Rmax và ti (với ti = td + te).

3.3 Khoảng cách xung to

Theo nhƣ định nghĩa ở mục 2.3.5 (Chƣơng 2).

Phải giữ cho to nhỏ tới mức có thể đƣợc để có thể đạt một lƣợng hớt vật liệu tối đa. Nhƣng khoảng cách xung to lại phải đủ lớn để có đủ thời gian ngừng ion hóa chất điện môi trong khe hở phóng điện. Nhờ đó sẽ tránh đƣợc các lỗi của quá trình nhƣ sự tạo hồ quang hoặc dòng điện ngắn mạch. Cũng trong thời gian của khoảng cách xung to, dòng chảy sẽ đẩy các vật liệu đã bị ăn mòn ra khỏi khe hở phóng điện. Khoảng cách xung càng lớn thì năng

49

suất bóc vật liệu càng nhỏ và ngƣợc lại. Nếu khoảng cách xung quá ngắn thì chất điện môi không đủ thời gian thôi ion hóa, các phần tử đã bị ăn mòn và nhiệt của dung dịch điện môi không thải ra ngoài đƣợc. Kết quả là gây ra hồ quang và ngắn mạch. Thông thƣờng chọn to theo ti nhƣ sau:

- Khi gia công rất thô thì ti/to>10.

- Khi gia công thô thì ti/to=10. Giá trị to không nên quá nhỏ để tránh xảy ra khuyết tật.

- Khi gia công tinh thì chọn ti/to = (5÷ 10). Lý do là khi gia công tinh thì khe hở phóng điện giảm, dễ tạo ra các lỗi quá trình, do đó cần tăng to nên làm giảm tỉ số ti/to.

- Khi gia công rất tinh, khe hở phóng điện rất nhỏ, do đó cần phải tăng to do đó tỉ số ti/to giảm mạnh. Thƣờng chọn ti/to = 0.4.

Hình 3.5:Ảnh hưởng của ti và t0 đến năng suất gia công.

3.4 Điện áp đánh lửa Uz

Đây là điện áp cần thiết để dẫn tới sự phóng tia lửa điện. Nó đƣợc cung cấp cho điện cực và phôi khi máy phát đƣợc đóng điện, gây ra sự phóng tia lửa điện để đốt cháy vật liệu. Điện áp đánh lửa Uz càng lớn thì phóng điện càng nhanh và cho phép khe hở phóng điện càng lớn.

50

Một phần của tài liệu Biên soạn tài liệu môn học gia công tia lửa điện EDM (Trang 65 - 68)