1.1.2.HỘI NHẬP HÀNG NGANG

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN lược của tập đoàn KIDO GROUPS 65 (Trang 50 - 52)

f. Chất lượng sản phẩm

1.1.2.HỘI NHẬP HÀNG NGANG

a. Thu mua

Tại Việt Nam, nhắc đến công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO người ta nghĩ ngay đến các thương vụ M&A đình đám

Tháng 07/2003, KIDO mua lại nhà máy sản xuất kem Wall’s của thương hiệu Unilever. Tại thời điểm đó, Wall’s đang thống trị thị trường kem lạnh Việt Nam với hơn 50% thị phần. Thắng trong cuộc chiến thị phần, thua trong cuộc chiến lợi nhuận là lí do Wall’s bị bán đi. Vậy tại sao KIDO lại mua một thương hiệu đang thua lỗ? Theo các nhà đánh giá, KIDO có lẽ đã nhìn thấy sự liên kết và chuyên nghiệp của nội bộ nhân viên (130 công nhân được đào tạo chuyên nghiệp), hệ thống phân phối trải rộng (hơn nhà phân phối và khoảng 4000 điểm bán lẻ toàn quốc) và quá trình sản xuất luôn đảm bảo tiêu chuẩn nên mua lại Wall’s sẽ giảm bớt chi phí đào tạo quản lý nhân sự, xây dựng hệ thống phân phối cũng như nghiên cứu kỹ thuật sản xuất. Ngoài ra, nếu đầu tư mới thay vì mua lại, KIDO còn phải mất một khoảng thời gian nghiên cứu thị trường và sản phẩm, đồng thời phá vỡ rào cản gia nhập ngành trước sự chiếm lĩnh một nửa thị trường của Wall’s. Sau 13 năm, đến năm 2016, Unilever nuối tiếc khi đã bán đi Wall’s, sẵn sàng trả cái giá gấp 10 lần (khoảng 200 triệu USD) để mua lại một thương hiệu mà mình đã buông bỏ. Đây chính là bước ngoặt lớn tạo nên kem KIDO’s hiện nay, chiếm 60% thị phần kem trung và cao cấp thông qua MERINO và CELANO. Bước đệm này giúp KIDO dần mở rộng ra các ngách khác của thị trường như sữa chua Welyo...

Cuối năm 2007, KIDO mua lại 51% cổ phần của Việt Nam Bánh kẹo Công ty (Vinabico). Thương vụ M&A này được đánh giá là thành công trên bước đường mở rộng hoạt động của mình. Đến tháng 02/2015, KIDO sáp nhập Vinabico vào, sở hữu 100% vốn điều lệ và là Công ty TNHH Một thành viên của KIDO. Trước khi bán mình cho KIDO, Vinabico được biết đến là ông vua bánh snack với sản phẩm snack cua xanh vô cùng quen thuộc, phát triển vượt trội với độ nhận biết thương hiệu cao (nằm trong top 500 thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam thời bấy giờ trong khảo sát của Tập đoàn Nghiên cứu thị trường AC Nielsen). Nhưng sau khi cổ phần hóa, tiến hành sử dụng công nghệ Nhật Bản trong sản xuất thì lại gặp những khó khăn về việc đào tạo nhân lực, dần dần bị lu mờ và quên lãng.

Năm 2010, KIDO’s và Kinh Đô miền Bắc (NKD) sáp nhập lại với nhau để phát triển dài hạn, góp phần gia tăng lợi ích trên cổ phiếu (EPS), thặng dư vốn và thu hút các nhà đầu tư trong tương lai. Đại diện của KIDO cho biết nguyên nhân của việc sáp nhập là nhằm:

- Phân phối và điều phối các thiết bị sản xuất chặt chẽ, từ đó sử dụng tối đa công suất, tránh lãng phí

- Tạo sức mạnh đàm phán với các nhà cung cấp nhờ số lượng mua hàng lớn hơn.

- Tiết kiệm chi phí marketing, đầu tư phần mềm và hệ thống hoạch định nguồn lực nhờ tập trung xây dựng một thương hiệu

- Quản lý, điều hành doanh nghiệp chặt chẽ hơn.

- Gia tăng năng lực tài chính cũng như tạo lợi thế khi cần huy động và sử dụng vốn.

- Thu hút nhiều nhân tài, tập trung đào tạo nhân sự dễ dàng hơn và lợi thế khi quản lý rủi ro biến động nhân sự.

- Đưa vị thế tập đoàn KIDO ra thị trường chứng khoán nước ngoài. Ngày 24/11/2016, KIDO mua 65% tỷ lệ sở hữu của Tường An (TAC). Năm 2017, mua Vocarimex làm tăng tỷ lệ sở hữu lên 79,21% vì nó có một công ty liên kết là Tường An. Hiện nay, TAC bị đánh giá là vẫn mang phong thái làm việc “kiểu cũ” nên hoạt động kém hiệu quả, chi phí mua nguyên liệu từ

Vocarimex cao do doanh nghiệp này không tự sản xuất nguyên vật liệu mà nhập khẩu từ nước ngoài về bán lại. Nhưng không vì thế mà KIDO từ bỏ TAC, ông lớn này nhận thấy khả năng tạo ra quy mô doanh số, lợi nhuận lớn trong tương lai nếu thay đổi cách vận hành tương tư cách thức KIDO thực hiện với Vocarimex

Bên cạnh những thành công thì cũng phải có sự thất bại. Trong thương vụ TRI, KIDO (35%) nắm ít cổ phần hơn Uni President (43%) nên quyền tác động đến TRI không đủ lớn, không thể góp ý trong điều hành TRI. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh của KIDO và TRI cũng không cùng hướng nên không thể nâng đỡ nhau phát triển, TRI lại còn đầu tư nhiều vào tài chính và thua lỗ thay vì phát triển nước giải khát - sản phẩm chủ lực. Còn đối với Nutifood, năm 2008 hãng này dính vào vụ việc sữa có chứa Melanin, nhưng lại không giải quyết một cách tốt những thông tin tiêu cực, KIDO cũng không hỗ trợ đối tác xử lý rủi ro nên kết quả thua lỗ tới 148 tỷ đồng, gần bằng vốn chủ sở hữu. Trong giai đoạn đó, KIDO không ra mắt sản phẩm chung, lại chọn cùng Nutifood đầu tư bất động sản.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN lược của tập đoàn KIDO GROUPS 65 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w