3.1.2.CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA MA TRẬN

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN lược của tập đoàn KIDO GROUPS 65 (Trang 67 - 70)

3. XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC MA TRẬN 1 MA TRẬN CẠNH TRANH HÌNH ẢNH – CPM

3.1.2.CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA MA TRẬN

- Yếu tố thành công quan trọng:

● Yếu tố thành công quan trọng là CSF (Critical Success Factors). Đây là các lĩnh vực chính nên được thực hiện ở mức độ xuất sắc cao nhất có thể nếu như một tổ chức nào đó muốn thành công trong ngành cụ thể.

● Các yếu tố thành công cụ thể sẽ thay đổi tùy vào từng ngành đồng thời sẽ được tạo thành từ các yếu tố trong và ngoài của doanh nghiệp. CSF được thể hiện trong ma trận và giúp phân tích về sự cạnh tranh của doanh nghiệp với đối thủ một cách đáng tin cậy

● Các yếu tố thành công quan trọng giữa các ngành sẽ khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có những đặc điểm chung được xem xét ở gần như tất cả các ngành hàng có thể kể đến bao gồm: Sự đổi mới, tiếp thị, uy tín thương hiệu, chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng, khả năng cạnh tranh về giá, năng lực công nghệ, cơ sở chi phí, phạm vi sản phẩm, phạm vi tiếp cận địa lý, lòng trung thành của khách hàng, năng lực quản lý

- 11 yếu tố của CFS:

- Trọng số

Đối với từng yếu tố thành công quan trọng được gán cho một trọng số khác nhau. Trọng số được phân loại theo tầm quan trọng từ 0 - 1. Các con số biểu thị yếu tố quan trọng trong việc thành công của ngành như thế nào.

Tổng các con số phải bằng 1. Bên cạnh đó không nhấn mạnh và chú ý nhiều lần tới những yếu tố được xem là riêng biệt. Bởi trong một ngành nào đó sự thành công sẽ được quyết định thông qua nhiều yếu tố.

- Xếp hạng

Về xếp hạng của CPM giúp nói đến việc các công ty tại từng khu vực hoạt động ra sao. Thường thì nó sẽ nằm trong khoảng từ 1 tới 4. Trong đó:

4 – Điểm mạnh lớn nhất 3 – Điểm mạnh nhỏ 2 – Điểm yếu nhỏ 1 – Điểm yếu lớn

Xếp hạng được phân công chủ quan cho mỗi công ty. Tuy nhiên điểm chuẩn sẽ giúp cho quá trình được thực hiện nhanh chóng và tiện lợi hơn.

- Điểm và tổng số điểm

Điểm = trọng số x với xếp hạng, mỗi công ty sẽ nhận được một số điểm trên mỗi yếu tố. Tổng điểm bằng tổng tất cả các điểm cá nhân của mỗi công ty. Công ty có tổng số điểm cao nhất là công ty mạnh nhất trên thị trường (so với các đối thủ cạnh tranh). Độ chênh lệch điểm số giữa công ty này và công ty khác tỷ lệ thuận với mức độ lợi thế cạnh tranh giữa 2 công ty.

- Các bước sử dụng ma trận CPM

Bướ c 1: Tiến hành xác định các yếu tố thành công quan trọng.

Để xác định được các yếu tố thành công quan trọng cần sử dụng đến danh sách CSF (Critical Success Factors). Danh sách này càng nhiều yếu tố thành công càng tốt. Một số câu hỏi dưới đây rất hữu ích đối với việc tìm ra được những yếu tố mang tới sự thành công trong ngành: Tạ i sao khách hàng l ại ưa chu ộng s ản phẩ m của công ty này hơn so với công ty khác? Và ngược lại; Đối vớ i các công ty cùng ngành thì l ợ i th ế nào mang tính ch ất đảm b ảo c ạnh tranh bền vững; Tại sao m ột công ty đạt đượ c thành công, những công ty khác lại không thành công trong cùng lĩnh vực?

Bước 2: Ấn định các trọng số sau đó tiến hành xếp hạng:

Muốn xác định từng yếu tố sẽ tương ứng với trọng số là bao nhiêu thì hãy so sánh giữa các công ty đang hoạt động tốt nhất với công ty đang có hoạt động không tốt trong ngành.

Các công ty đang hoạt động mạnh mẽ sẽ đảm bảo cho việc thực hiện được những hoạt động mang tới ý nghĩa to lớn đối với thành công mà ngành đạt được. Vì phần lớn nguồn nhân lực sẽ được tập trung cho những hoạt động đó so với những tổ chức vẫn đang hoạt động không đạt hiệu quả.

Bên cạnh đó, trọng số cũng có khi được xác định trong quá trình thảo luận với những nhà quản lý cấp cao khác. Về xếp hạng, chỉ nên chỉ định thông qua việc sử dụng thang điểm chuẩn hoặc là trong khi các nhóm thực hiện khảo sát. Bướ c 3: Tiến hành so sánh các điểm số:

Bạn sẽ tiến hành so sánh về điểm số đối với mỗi yếu tố từ đó có thể xác định được các điểm mạnh cũng như là điểm yếu của doanh nghiệp.

Ví dụ như xét một công ty cho thấy công ty đó có điểm mạnh tương đối được tích hợp trong các sản phẩm, quy mô phân phối sản phẩm… Thì công ty đó cần nỗ lực nhiều hơn để bảo vệ về những phạm vi này đồng thời tích cực hơn trong việc cải thiện được các điểm yếu trong doanh thu cho mỗi nhân viên, thị phần.

Bên cạnh đó công ty cần tiến hành xem xét và nâng cao về các chiến lược mà doanh nghiệp đang thực hiện nhằm mang tới nhiều thành công lớn trong các lĩnh vực kinh doanh.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN lược của tập đoàn KIDO GROUPS 65 (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w