Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH tiến phúc long (Trang 29)

5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp:

1.7. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Phân tích giá trị của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán chỉ cho chúng ta thấy được thông tin doanh nghiệp tại một thời điểm về doanh nghiệp đang sở hữu tài sản gì, hình thành từ nguồn nào và quy mô hoạt động của công ty. Nhưng không cho ta biết được việc sử dụng tài sản, nguồn vốn có hiệu quả hay không. Để biết được khả năng, năng lực quản lý tài sản, sử dụng vốn của một doanh nghiệp có hiệu quả và đạt được những thành tựu hay không, doanh thu ở các lĩnh vực, tình hình chi phí biến động như thế nào thì chúng ta cần phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Sau đây, chúng ta sẽ tiến hành phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tiến Phúc Long để thấy rõ hơn về năng lực của công ty trong hai năm gần đây.

18

Bảng 1.2: Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Tiến Phúc Long

Đơn vị tính: Đồng

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp dựa vào BCTC của công ty từ năm 2016 – 2018)

Số tiền % Số tiền % 1. DT BH & CCDV 18.907.597.225 20.826.785.589 15.453.512.536 1.919.188.364 10,15 -5.373.273.053 -25,8 2. Các khoản giảm trừ DT 3. DT thuần về BH & CCDV 18.907.597.225 20.826.785.589 15.453.512.536 1.919.188.364 10,15 -5.373.273.053 -25,8 4. Giá vốn hàng bán 18.731.580.741 20.546.215.289 15.091.906.945 1.814.634.548 9,69 -5.454.308.344 -26,55 5. LN gộp về BH & CCDV 176.016.484 280.570.300 361.605.591 104.553.816 59,4 81.035.291 28,88 6. DT hoạt động tài chính 441.177 410.410 332.096 -30.767 -6,97 -78314 -19,08 7. Chi phí tài chính 152.541.651 192.253.093 158.562.272 39.711.442 26,03 -33.690.821 -17,52 - Trong đó: Chi phí lãi vay 152.541.651 192.253.093 158.562.272 39.711.442 26,03 -33.690.821 -17,52 8. Chi phí bán hàng 26.500.640 19.546.411 69.417.641 -6.954.229 -26,24 49.871.230 255,14 9. Chi phí quản lý kinh doanh 29.768.530 17.458.270 29.423.825 -12.310.260 -41,35 11.965.555 68,54 10. LN thuần từ HĐKD -32.353.160 51.722.936 104.533.949 84.076.096 259,87 52.811.013 102,1 11. Thu nhập khác 22.958.577 32.446.815 9.488.238 41,33 -32.446.815 -100 12. Chi phí khác 3.625.753 4.614.891 80.709 989.138 27,28 -4.534.182 -98,25 13. Lợi nhuận khác 19.332.824 27.831.924 -80.709 8.499.100 43,96 -27.912.633 -100,29 14. Tổng LNKT trước thuế -13.020.336 79.554.860 104.453.240 92.575.196 711,01 24.898.380 31,3 15. Chi phí thuế TNDN 15.336.776 20.874.506 15.336.776 5.537.730 36,11 16. LN sau thuế TNDN -13.020.336 64.248.084 83.578.734 77.268.420 593,44 19.330.650 30,09 Chênh lệch 2018/2017 Chênh lệch 2017/2016 CHỈ TIÊU 2016 2017 2018

19

Qua bảng 1.2 ta thấy, trong ba năm gần đây, hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tiến Phúc Long đang trên đà phát triển, lợi nhuận tăng dần qua các năm. Lợi nhuận sau thuế của năm 2016 đang ở mức – 13.020.336 đồng nhưng tới năm 2017 tăng đến hơn 64,24 triệu đồng, tương ứng tăng 593,44%. Đến năm 2018, tốc độ tăng lợi nhuận giảm hơn, lợi nhuận năm 2018 tăng hơn 30,09% so với năm 2017. Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ có nhiều biến động, mặc dù năm 2017 tỷ trọng doanh thu tăng hơn so với năm 2016 là 10,15% nhưng đến năm 2018 doanh thu giảm 25,5% so với năm 2017. Đây là một dấu hiệu không tốt về tình hình kinh doanh của công ty. Nguyên nhân vì sao doanh thu lại sụt giảm như vậy và Công ty TNHH Tiến Phúc Long đã gặp yếu tố bất lợi nào dẫn đến sụt giảm doanh thu trong năm 2018?

Đối với giá vốn hàng bán cũng có nhiều biến động cùng chiều như doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Năm 2017 so với năm 2016 giá vốn hàng bán tăng 1.814.634.548 đồng tương ứng 9,69%. Năm 2018 so với năm 2017 giá vốn hàng bán giảm 5.454.308.344 đồng tương ứng 26,55%, vì bán được ít hàng nên giá vốn sẽ giảm. Tuy năm 2018 so với năm 2017 cả doanh thu từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và giá vốn hàng bán đều giảm nhưng lợi nhuận gộp lại tăng 81.035.291 đồng tương ứng 28,88%, nguyên nhân là do tốc độ giảm doanh thu chậm hơn tốc độ giảm của giá vốn.

Doanh thu từ hoat động tài chính và chi phí tài chính của công ty trong 3 năm gần đây cũng có nhiều biến động. Doanh thu tài chính có xu hướng giảm qua các năm, năm 2017 giảm 6,97% so với năm 2016, tới năm 2018 tốc độ giảm mạnh hơn so với năm 2017 là 19,08%. Công ty luôn có tiền lãi gửi ngân hàng nhưng số tiền lãi khá nhỏ. Đặc biệt, chi phí tài chính là điều đáng quan tâm của doanh nghiệp. Năm 2016 so với năm 2017 khoản mục chi phí này tăng 26,03%, năm 2018 chi phí tài chính giảm 17,52% so với năm 2017. Nguyên nhân là do doanh nghiệp đã tiến hành vay ngắn hạn với số tiền lớn nên chi phí lãi vay khá cao.

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp luôn chiếm phần lớn trong tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí bán hàng năm 2017 là 19.546.411 đồng, có tỷ trọng giảm hơn so với năm 2016 là 26,24%, nhưng sang năm 2018 chi

20

phí bán hàng tăng lên 49.871.230 đồng tương ứng 255,14%. Khoản chi phí bán hàng tăng nhanh trong năm 2018 là do để gia tăng doanh thu, cạnh tranh với đối thủ, công ty đã hỗ trợ vẫn chuyển, tiến hành các chương trình quảng cáo, tuyển thêm nhân viên bán hàng… Chi phí doanh nghiệp năm 2017 giảm hơn so với năm 2016 là 41,35% nhưng năm 2018 chi phí tăng hơn so với năm 2017 là 68,54%.

Bên cạnh các khoản chi phí trên thì thu nhập khác là khoản thu lớn giúp doanh nghiệp thu về lợi nhuận. Năm 2016 và năm 2017, công ty có khoản thu nhập khác khá cao, năm 2017 khoản thu nhập khác tăng 41,33% so với năm 2016. Tuy nhiên năm 2018, công ty không phát sinh một khoản thu nhập khác nào nhưng lại phát sinh khoản chi phí khác do bị phạt chậm nộp. Chi phí khác năm 2017 tăng hơn so với năm 2016 là 989.138 đồng tương ứng tăng 27,28%, sang năm 2018 chi phí khác giảm 4.534.182 đồng tương ứng 98,25% so với năm 2017.

Các khoản doanh thu và chi phí phát sinh khiến tình hình kết quả kinh doanh của công ty khả quan hơn và có xu hướng ngày càng phát triển.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày khái quát về Công ty TNHH Tiến Phúc Long là một công ty kinh doanh trong lĩnh vực buôn bán thực phẩm, đồng thời trình bày về quá trình hình thành và phát triển của công ty, chức năng và nhiệm vụ hoạt động, tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức bộ máy kế toán của công ty. Và cũng nêu rõ về chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, đặc điểm, tài khoản, chứng từ sử dụng và hình thức kế toán áp dụng tại Công ty TNHH Tiến Phúc Long. Ngoài ra, tác giả còn trình bày về tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty, trình bày kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây.

21

CHƢƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP

THƢƠNG MẠI 2.1. Những vấn đề chung về hoạt động thƣơng mại 2.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh thƣơng mại

“Doanh nghiệp thương mại là một đơn vị kinh doanh được thành lập hợp pháp nhằm mục đích thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại, tổ chức lưu chuyển hàng hóa, mua hàng hóa ở nơi sản xuất và đem bán ở nơi có nhu cầu nhằm thu lợi nhuận.”

Hoạt động kinh doanh thương mại là hoạt động lưu thông, phân phối hàng hóa trên thị trường buôn bán của từng quốc gia riêng biệt hoặc giữa các quốc gia với nhau, thực hiện quá trình lưu thông, chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất, nhập khẩu tới nơi tiêu dùng.

Đối tượng kinh doanh thương mại là các loại hàng hóa phân theo từng ngành hàng như: vật tư thiết bị, hàng công nghệ phẩm tiêu dùng, lương thực thực phẩm…

Tổ chức kinh doanh thương mại có thể theo một trong các mô hình: tổ chức bán buôn, bán lẻ, chuyên doanh hoặc kinh doanh tổng hợp, chuyên môi giới… ở các quy mô tổ chức như quầy, cửa hàng, siêu thị, công ty, tổng công ty…

2.1.2. Yêu cầu quản lý quá trình bán hàng

“Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất – kinh doanh của một doanh nghiệp thương mại, đây là quá trình chuyển hóa vốn từ hình thái vốn sản phẩm, hàng hóa sang vốn tiền tệ hoặc vốn trong thanh toán. Thực chất, bán hàng là hoạt động chuyển quyền sở hữu sản phẩm gắn với lợi ích và rủi ro cho khách hàng, động thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.”

Quá trình bán hàng được coi là hoàn thành khi đủ 2 điều kiện: - Đơn vị bán phải chuyển quyền sở hữu hàng hóa đó cho đơn vị mua. - Đơn vị mua đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.

Khi hàng hóa được giao cho người mua và người mua đã hoặc sẽ thu được tiền thì lúc này quá trình bán hàng hoàn tất. Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm, đơn

22

giản hay phức tạp có mối quan hệ chặt chẽ tới phương thức bán hàng. Số tiền thu được từ hoạt động bán hàng được coi là doanh thu bán hàng.

Xuất phát từ mối quan hệ thực tiễn cũng như vai trò quan trọng của quá trình bán hàng, doanh nghiệp cần có những yêu cầu chung trong việc quản lý quá trình bán hàng. Các yêu cầu này có thể thay đồi tùy thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, song theo đó bao gồm những yếu tố cốt lõi sau:

- Quản lý, theo dõi từng phương thức bán hàng, từng khách hàng, tình hình thanh toán của khách hàng, yêu cầu thanh toán đúng hình thức, đúng hạn để tránh hiện tượng mất mát, thất thoát, ứ đọng vốn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải tiến hành thăm dò, nghiên cứu thị trường, mở rộng quan hệ buôn bán trong nước cũng như ngoài nước.

- Quản lý kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoach tiêu thụ đối với từng thời kỳ, từng khách hàng, từng loại hàng hóa.

- Quản lý chất lượng, cải tiến mẫu mã và xây dựng thương hiệu là mục tiêu cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

- Quản lý chặt chẽ giá vốn của hàng hóa tiêu thụ, giám sát chặt chẽ các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ.

- Đối với việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh phải tổ chức chặt chẽ, khoa học, đảm bảo việc xác định kết quả cuối cùng của quá trình kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước kịp thời, đầy đủ.

Vấn đề của doanh nghiệp là cần phải đưa ra định hướng, xác định rõ các khoản chi phí phục vụ cho hoạt động bán hàng và những phát sinh gây giảm trừ doanh thu như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại... Đặc biệt, cần thực hiện tốt các nghĩa vụ như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT, thuế môi trường…định hướng đúng đắn và thực hiện nghiêm túc những vấn đề khái quát trên để giúp doanh nghiệp có thể đảm bảo việc luân chuyển dòng tiền nhanh và hiệu quả, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh thuận lợi và phát triển.

23

2.1.3. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thƣơng mại 2.1.3.1. Vai trò của kế toán bán hàng 2.1.3.1. Vai trò của kế toán bán hàng

Quản lý điều hành hoạt động kinh doanh là một lĩnh vực khó khăn, phức tạp đòi hỏi nhà quản trị phải biết phối hợp đồng bộ và sử dụng hiệu quả các công cụ quản lý, trong đó có công cụ kế toán. Thông qua việc hạch toán bán hàng, nhà quản trị có thể biết số liệu tổng hợp, chi tiết về quá trình tiêu thụ hàng hóa một cách chính xác và đầy đủ. Đó cũng là cơ sở tin cậy giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định kinh doanh cũng như biện pháp khắc phục tồn tại, nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong kỳ tiếp theo. Đồng thời, kế toán bán hàng còn giúp nhà quản trị đánh giá được tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận.

Kế toán bán hàng không chỉ có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp mà còn quan trọng với những cá thể liên quan, toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với nhau trong kinh doanh. Bán hàng là công cụ trực tiếp để doanh nghiệp xác lập mục tiêu kinh doanh. Thông tin kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh cung cấp giúp cơ quan Nhà nước kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, từ đó đưa ra các chính sách phù hợp nhằm phát triển toàn diện nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra, thông tin bán hàng và xác định kết quả kinh doanh cung cấp là mối quan tâm của những người có lợi ích trực tiếp liên quan đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp như các nhà đầu tư, chủ nợ, nhà cung cấp… Đó là cơ sở để các đối tượng này nắm bắt được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, kịp thời đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp.

2.1.3.2. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng

Về cơ bản, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hoạt động bán hàng nói riêng, để có thể phát huy công tác quản lý kinh doanh bán hàng, kế toán bán hàng cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí của từng hoạt động trong doanh nghiệp. Đồng thời theo dõi, đôn đốc các khoản phải thu khách hàng.

24

- Tổ chức theo dõi, phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hiện có và sự biến động của từng loại hàng hóa theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị.

- Phản ánh và tính toán chính xác kết quả của từng hoạt động, giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.

- Cung cấp thông tin kế toán phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và định kỳ phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình bán hàng, xác định và phân phối kết quả.

Thực hiện tốt các nhiệm vụ trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc quản lý chặt chẽ hàng hóa và kết quả bán hàng. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ đó, kế toán cần nắm vững nội dung của việc tổ chức công tác kế toán đồng thời đảm bảo một số yêu cầu sau:

- Báo cáo thường xuyên, kịp thời tình hình bán hàng và thanh toán với khách hàng nhằm giám sát chặt chẽ hàng hóa bán ra về số lượng và chủng loại.

- Tổ chức hệ thống chứng từ ban đầu và tình hình luân chuyển chứng từ khoa học, hợp lý, tránh trường hợp trùng lặp hay bỏ sót, không quá phức tạp mà vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý, nâng cao hiệu quả công tác kế toán. Đơn vị lựa chọn hình thức sổ sách kế toán để phát huy được những ưu điểm và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình.

- Xác định và tập hợp đầy đủ các chi phí phát sinh ở khâu bán hàng.

2.1.4. Các phƣơng thức bán hàng

Trong bán hàng các doanh nghiệp có nhiều cách khác nhau để phân phối sản phẩm, hàng hóa đến người tiêu dùng. Nhưng chung quy lại, doanh nghiệp có 2 cách để đưa hàng hóa vào trong lưu thông, đó là bán buôn và bán lẻ. Các hình thức này có những đặc điểm cũng như ưu nhược điểm khác nhau mà doanh nghiệp cần sử dụng hợp lý để có thể tối ưu lượng hàng hóa bán ra.

Bán buôn

Bán buôn hàng hóa là phương thức bán hàng hóa cho các doanh nghiệp thương mại, các doanh nghiệp sản xuất… Đặc điểm của bán buôn là hàng vẫn nằm trong khâu lưu thông, chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng. Hàng thường được bán theo lô hoặc

25

bán với số lượng lớn. Giá bán thường phụ thuộc vào số lượng hàng bán và phương

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH tiến phúc long (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)