Yêu cầu quản lý quá trình bán hàng

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH tiến phúc long (Trang 33 - 35)

5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp:

2.1.2. Yêu cầu quản lý quá trình bán hàng

“Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất – kinh doanh của một doanh nghiệp thương mại, đây là quá trình chuyển hóa vốn từ hình thái vốn sản phẩm, hàng hóa sang vốn tiền tệ hoặc vốn trong thanh toán. Thực chất, bán hàng là hoạt động chuyển quyền sở hữu sản phẩm gắn với lợi ích và rủi ro cho khách hàng, động thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.”

Quá trình bán hàng được coi là hoàn thành khi đủ 2 điều kiện: - Đơn vị bán phải chuyển quyền sở hữu hàng hóa đó cho đơn vị mua. - Đơn vị mua đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.

Khi hàng hóa được giao cho người mua và người mua đã hoặc sẽ thu được tiền thì lúc này quá trình bán hàng hoàn tất. Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm, đơn

22

giản hay phức tạp có mối quan hệ chặt chẽ tới phương thức bán hàng. Số tiền thu được từ hoạt động bán hàng được coi là doanh thu bán hàng.

Xuất phát từ mối quan hệ thực tiễn cũng như vai trò quan trọng của quá trình bán hàng, doanh nghiệp cần có những yêu cầu chung trong việc quản lý quá trình bán hàng. Các yêu cầu này có thể thay đồi tùy thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, song theo đó bao gồm những yếu tố cốt lõi sau:

- Quản lý, theo dõi từng phương thức bán hàng, từng khách hàng, tình hình thanh toán của khách hàng, yêu cầu thanh toán đúng hình thức, đúng hạn để tránh hiện tượng mất mát, thất thoát, ứ đọng vốn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải tiến hành thăm dò, nghiên cứu thị trường, mở rộng quan hệ buôn bán trong nước cũng như ngoài nước.

- Quản lý kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoach tiêu thụ đối với từng thời kỳ, từng khách hàng, từng loại hàng hóa.

- Quản lý chất lượng, cải tiến mẫu mã và xây dựng thương hiệu là mục tiêu cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

- Quản lý chặt chẽ giá vốn của hàng hóa tiêu thụ, giám sát chặt chẽ các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ.

- Đối với việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh phải tổ chức chặt chẽ, khoa học, đảm bảo việc xác định kết quả cuối cùng của quá trình kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước kịp thời, đầy đủ.

Vấn đề của doanh nghiệp là cần phải đưa ra định hướng, xác định rõ các khoản chi phí phục vụ cho hoạt động bán hàng và những phát sinh gây giảm trừ doanh thu như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại... Đặc biệt, cần thực hiện tốt các nghĩa vụ như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT, thuế môi trường…định hướng đúng đắn và thực hiện nghiêm túc những vấn đề khái quát trên để giúp doanh nghiệp có thể đảm bảo việc luân chuyển dòng tiền nhanh và hiệu quả, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh thuận lợi và phát triển.

23

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH tiến phúc long (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)