Các phƣơng thức bán hàng

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH tiến phúc long (Trang 36 - 39)

5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp:

2.1.4.Các phƣơng thức bán hàng

Trong bán hàng các doanh nghiệp có nhiều cách khác nhau để phân phối sản phẩm, hàng hóa đến người tiêu dùng. Nhưng chung quy lại, doanh nghiệp có 2 cách để đưa hàng hóa vào trong lưu thông, đó là bán buôn và bán lẻ. Các hình thức này có những đặc điểm cũng như ưu nhược điểm khác nhau mà doanh nghiệp cần sử dụng hợp lý để có thể tối ưu lượng hàng hóa bán ra.

Bán buôn

Bán buôn hàng hóa là phương thức bán hàng hóa cho các doanh nghiệp thương mại, các doanh nghiệp sản xuất… Đặc điểm của bán buôn là hàng vẫn nằm trong khâu lưu thông, chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng. Hàng thường được bán theo lô hoặc

25

bán với số lượng lớn. Giá bán thường phụ thuộc vào số lượng hàng bán và phương thức thanh toán. Các kênh phân phối của hình thức bán buôn là bán buôn qua kho và bán buôn vận chuyển thẳng.

Bán buôn qua kho là phương thức bán buôn hàng hóa, trong đó hàng hóa bán phải được xuất từ kho bảo quản của doanh nghiệp. Buôn bán hàng qua kho được thể hiện ở 2 hình thức:

- Hình thức giao hàng trực tiếp: Bên mua cử đại diện đến kho của doanh nghiệp để nhận hàng. Doanh nghiệp xuất kho hàng hóa giao trực tiếp cho đại diện bên mua. Sau khi đại diện bên mua nhận đủ hàng, thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán, hàng hóa được xác định tiêu thụ.

- Hình thức chuyển hàng: theo hình thức này, căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết hoặc đơn đặt hàng, doanh nghiệp xuất kho hàng hóa, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc đi thuê ngoài chuyển hàng đến kho của bên mua hoặc một địa điểm nào đó mà bên mua quy định trong hợp đồng. Hàng hóa chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Khi bên mua kiểm nhận hàng, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì mới được coi là đã tiêu thụ, quyền sở hữu được chuyển sang cho người mua. Chi phí vận chuyển do bên nào chịu được quy định trong hợp đồng.

Bán buôn vận chuyển thẳng là phương thức bán buôn hàng hóa, theo đó doanh nghiệp sau khi mua hàng, nhận hàng mua không đưa về nhập kho mà chuyển bán thẳng cho bên mua. Phương thức này được thực hiện qua 2 hình thức:

- Hình thức giao hàng trực tiếp (giao tay ba): theo hình thức này, doanh nghiệp sau khi mua hàng, giao trực tiếp cho đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, hàng hóa được xác định tiêu thụ.

- Hình thức chuyển hàng: theo hình thức này, doanh nghiệp sau khi mua hàng, nhận hàng mua, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài, vận chuyển hàng đến giao cho bên mua tại địa điểm đã được thỏa thuận. Hàng hóa chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Khi nhận được tiền của bên mua thanh toán hoặc giấy báo của bên mua đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán thì hàng hóa chuyển đi mới được xác đinh là tiêu thụ.

26

Bán lẻ

Bán lẻ là hình thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng. Đặc điểm của phương thức bán lẻ là hàng hóa đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào tiêu dùng. Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa đã được thực hiện. Bán lẻ thường bán đơn chiếc hoặc số lượng nhỏ, giá cả ổn định. Bán lẻ có thể thực hiện dưới các hình thức sau:

- Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung: là hình thức bán hàng mà trong đó tách rời nghiệp vụ thu tiền của người mua và nghiệp vụ giao hàng cho người mua. Mỗi quầy hàng có một nhân viên thu tiền làm nhiệm vụ thu tiền của khách, viết hóa đơn hoặc tích kê cho khách để khách đến nhận hàng ở quầy hàng do nhân viên bán hàng giao. Hết ca (hoặc hết ngày) bán hàng, nhân viên bán hàng căn cứ vào hóa đơn và tích kê giao hàng cho khách hoặc kiểm kê hàng hóa tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bán trong ca (trong ngày) và lập báo cáo bán hàng. Nhân viên thu tiền làm giấy nộp tiền và nộp tiền bán hàng cho thủ quỹ.

- Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp: là hình thức mà nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền từ khách và giao hàng cho khách. Hết ca, hết ngày bán hàng, nhân viên bán hàng làm giấy nộp tiền cho thủ quỹ. Đồng thời, kiểm kê hàng hóa tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bán trong ca, trong ngày và lập báo cáo bán hàng.

- Hình thức bán lẻ tự phục vụ (tự chọn): là hình thức khách hàng tự chọn hàng hóa mang đến quầy tính tiền để tính tiền và thanh toán tiền hàng. Nhân viên thu tiền, kiểm hàng, tính tiền, lập hóa đơn bán hàng và thu tiền hàng của khách hàng. Nhân viên bán hàng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng và bảo quản hàng hóa ở quầy (kệ) do mình phụ trách. Hình thức này được áp dụng phổ biến hầu hết ở các siêu thị trên toàn quốc.

- Hình thức bán trả góp: là hình thức người mua được trả tiền mua hàng thành nhiều lần. Doanh nghiệp ngoài số tiền thu theo giá bán thông thường còn thu thêm của người mua một khoản tiền lãi do trả chậm. Đối với hình thức này, về thực chất người bán chỉ mất quyền sở hữu khi người mua thanh toán hết tiền hàng. Tuy nhiên, về mặt hạch toán, khi giao hàng cho người mua hàng hóa bán trả góp được coi là đã tiêu thụ và bên bán ghi nhận doanh thu.

- Hình thức bán hàng tự động: là hình thức bán lẻ hàng hóa mà trong đó các doanh nghiệp sử dụng các máy bán hàng tự động chuyên dùng cho một hoặc một vài loại

27

hàng hóa nào đó đặt ở các nơi công cộng. Sau khi bỏ tiền vào máy, máy sẽ tự động đẩy hàng ra cho người mua.

- Hình thức gửi đại lý bán hay ký gửi hàng hóa: là hình thức bán hàng mà trong đó doanh nghiệp giao hàng cho cơ sở đại lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng. Bên nhận làm đại lý, ký gửi sẽ trực tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng và được hưởng hoa hồng đại lý. Số hàng chuyển giao cho các cơ sở đại lý, ký gửi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cho đến khi doanh nghiệp được cơ sở đại lý, ký gửi thanh toán tiền hay chấp nhận thanh toán hoặc thông báo về sổ hàng đã bán được, doanh nghiệp mới mất quyền sở hữu về số hàng này.

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH tiến phúc long (Trang 36 - 39)