5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp:
3.2.3. Kế toán giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán là trị giá vốn hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ. Công ty TNHH Tiến Phúc Long hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá xuất kho kheo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ.
Đơn giá bình quân = Trị giá HTK đầu kỳ + Trị giá hàng nhập kho trong kỳ Số lượng HTK đầu kỳ + Số lượng hàng nhập kho trong kỳ
Chứng từ sử dụng: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, phiếu giao hàng,…
Tài khoản sử dụng: TK 632.
Quy trình hạch toán trên phần mềm:
Công ty TNHH Tiến Phúc Long sử dụng kết quả giá vốn đã tính sẵn trên phần mềm, do vậy sau mỗi nghiệp vụ ghi nhận doanh thu chưa ghi nhận ngay giá vốn, phần mềm sẽ hạch toán kép bút toán Nợ TK 632/ Có TK 1561. Cuối kỳ, kế toán tiến hành xử lý đơn giá xuất kho ở phần mềm như sau:
71
Khi có khách hàng đặt hàng, bộ phận kho tiến hành xuất kho hàng hóa. Mỗi lần xuất kho, kế toán kho chỉ cần nhập mã hàng hóa, vật tư vào phần mềm kế toán SmartPro…Phần mềm hỗ trợ xuất kho sẽ tự động tính giá xuất kho cho mỗi mặt hàng.
Trên giao diện phần mềm, đầu tiên chúng ta vào phân hệ E. Xử lý cuối tháng
3. Xử lý đơn giá xuất kho chọn 01. Bình quân theo tháng – Không theo dõi HH theo kho - BQGQL.
Sau đó, chọn Xử lý theo tháng chọn tháng (từ tháng 1 tới tháng 12) chọn tài khoản là các tài khoản cần xử lý như 152, 156, 157,… ở mục tùy chọn khác chọn 1. Xử lý giá trị tồn bằng 0 khi số lượng tồn bằng 0 chọn loại tiền là 1.Vnd
72
3.2.4. Kế toán doanh thu từ hoạt động tài chính
Trong quá trình hoạt động của mình, Công ty TNHH Tiến Phúc Long có các khoản doanh thu hoạt động tài chính chủ yếu liên quan đến tiền lãi (lãi tiền gửi ngân hàng, lãi bán hàng trả góp, lãi tiền trả chậm…), các khoản chiết khấu thanh toán được hưởng…
Trong năm, doanh nghiệp chuyển một lượng tiền gửi vào ngân hàng mà công ty liên kết. Hàng tháng, doanh nghiệp nhận được giấy báo có của ngân hàng về số tiền lãi mà mình nhận được. Căn cứ vào giấy báo có, kế toán tiến hành cập nhật vào phần mềm theo dõi. Cuối tháng, tiến hành kết chuyển sang tài khoản 911.
Quy trình hạch toán vào phần mềm:
Khi nhận được sổ phụ của ngân hàng có ghi nhận lãi tiền gửi, kế toán vào phân hệ nhập phát sinh, loại chứng từ là TNH (thu ngân hàng) hoặc CNH (chi ngân hàng)
mã khách hàng và số hóa đơn có thể bỏ trống chọn ngày hóa đơn là ngày giao dịch với ngân hàng HD VAT chọn X (hóa đơn không chịu thuế GTGT) TK nợ: 11211 (nếu là ngân hàng Á Châu), 11212 (nếu là ngân hàng BIDV) (trong
73
trường hợp nhận được tiền gửi ngân hàng) TK Có: 515 nhập số tiền lãi
enter F12 để lưu.
Chứng từ sử dụng: Giấy báo có, Phiếu thu. Tài khoản sử dụng: 515
Nghiệp vụ phát sinh:
Ngày 31/12/2018 nhận được giấy báo có của ngân hàng Á Châu về tiền lãi gửi tháng 12 là 5.432đ.
Kế toán hạch toán: Nợ TK 11211: 5.432 Có TK 515: 5.432
3.2.5. Kế toán chi phí tài chính
Chi phí hoạt động tài chính bao gồm khoản chi phí hoặc khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán, khoản lỗ phát sinh khi bán chứng khoán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái…
Khi nhận được bảng sao kê ngân hàng hoặc giấy báo nợ, kế toán kiểm tra đối chiếu với sổ sách, nếu đúng kế toán tiến hành nhập liệu vào phần mềm. Cuối tháng, phần mềm sẽ tự động kết chuyển vào sổ cái 635. Cuối kỳ, tiến hành xử lý kết chuyển tự động trên phần mềm và lên báo cáo tài chính. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của đơn vị, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên bảng sao kê hoặc giấy báo nợ ngân hàng thì đơn vị phải thông báo cho ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử ký kịp thời.
Chi phí hoạt động tài chính của Công ty TNHH Tiến Phúc Long phát sinh trong kỳ hầu như là phát sinh bởi lãi vay do công ty vay mua xe phục vụ cho kinh doanh vào năm 2016.
74
Tài khoản sử dụng: 635.
Quy trình hạch toán:
Khi nhận được sổ phụ của ngân hàng có ghi nhận lãi vay, kế toán vào phân hệ nhập phát sinh, loại chứng từ là TNH (thu ngân hàng) hoặc CNH (chi ngân hàng)
mã khách hàng và số hóa đơn có thể bỏ trống chọn ngày hóa đơn là ngày giao dịch với ngân hàng HD VAT chọn X (hóa đơn không chịu thuế GTGT) TK nợ: 635 TK có: 11211 (nếu là ngân hàng Á Châu), 11212 (nếu là ngân hàng BIDV) (trong trường hợp nhận được tiền gửi ngân hàng) nhập số tiền lãi enter
F12 để lưu.
Nghiệp vụ phát sinh:
Ngày 08/02/2018, nhận được giấy báo nợ về việc chuyển trả lãi vay mua xe từ ngân hàng Á Châu 3.162.513 đồng. Kế toán ghi nhận:
Nợ TK 635: 3.162.513 Có TK 11211: 3.162.513
3.2.6. Kế toán chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng tại công ty gồm các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán hàng hóa bao gồm: chi phí lương cho nhân viên bán hàng, chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản, chi phí quảng cáo, chi phí đóng gói hàng hóa… Chi phí vận chuyển được công ty xác định bằng chi phí xăng xe, tiền cước vận chuyển, chi phí vận tải phục vụ cho hoạt động kinh doanh, bán hàng của công ty.
Chi phí khấu hao TSCĐ phản ánh ở bộ phận nhà kho, cửa hàng… được công ty khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
Chứng từ sử dụng: Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy thanh toán tạm ứng, Phiếu thu, Phiếu chi, Hóa đơn GTGT, Bảng lương, Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ…
75
Quy trình xử lý nghiệp vụ: Hằng ngày, khi có nghiệp vụ phát sinh liên quan đến chi phí bán hàng, kế toán căn cứ vào hóa đơn, chứng từ (Phiếu chi, bảng lương, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ...) nhập dữ liệu vào máy tính.
Tài khoản 641 được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 để dễ quản lý:
6411: Chi phí nhân viên – phản ánh tiền lương, tiền ăn giữa ca…của nhân viên bán hàng.
6412: Chi phí vật liệu bao bì 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ
6417: Chi phí mua ngoài – phản ánh tiền thuê bốc vác, thuê kho bãi…
6418: Chi phí bằng tiền khác – phản ánh chi phí quảng cáo, hội nghị khách hàng…
Cách tính lƣơng và các khoản trích theo lƣơng của chi phí bán hàng:
- Công ty áp dụng hình thức tính lương theo hệ số. - Lương nhân viên được tính theo công thức sau:
Mức lương chính = Mức lương cơ bản (tối thiểu) X hệ số lương - Lương cơ bản tối thiểu hiện nay là 4.500.000 đồng.
Mức lương tháng = Mức lương chính + phụ cấp – các khoản trích theo lương
- Các khoản trích theo lương của nhân viên được tính theo quy định: công ty 21,5% (Bảo hiểm xã hội 17,5%, Bảo hiểm y tế 3%, Bảo hiểm thất nghiệp 1%); người lao động 10,5 % (Bảo hiểm xã hội 8%, Bảo hiểm y tế 1,5%, Bảo hiểm thất nghiệp 1%). Công ty không trích kinh phí công đoàn, ngoài ra nhân viên có thể được hưởng thêm theo quy định của công ty.
Cách tính khấu hao tài sản cố định dùng trong công ty
Công ty áp dụng phương pháp tính khấu hao TSCĐ là phương pháp đường thẳng.
Mức trích khấu hao hằng năm = Nguyên giá TSCĐ Thời gian trích khấu hao
76
Nghiệp vụ phát sinh:
Ngày 30/12/2018, số tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng tháng 12 là 19.000.000đ.
Kế toán hạch toán: Nợ TK 6411: 19.000.000 Có TK 3341: 19.000.000
Ngày 31/12/2018 tiến hành trích khấu hao máy tính tiền phục vụ quá trình bán hàng tại công ty mua vào ngày 1/8/2017 với nguyên giá là 10.000.000 đồng, thời gian trích khấu hao là 5 năm.
Kế toán hạch toán: Nợ TK 6414: 2.000.000 Có TK 2141: 2.000.000
3.2.7. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm chi phí quản lý chung của công ty như chi phí lương của nhân viên văn phòng và những chi phí phát sinh khi tiếp khách, chi phí khấu hao TSCĐ, dịch vụ mua ngoài… dùng cho bộ phận quản lý.
Căn cứ vào chứng từ có liên quan, kế toán xuất phiếu chi để chi trả tiền sau đó kế toán hạch toán vào phần mềm. Đến cuối tháng phần mềm kế toán sẽ tự động kết chuyển vào sổ cái TK 642. Cuối kỳ, tiến hành xử lý, kết chuyển sang tài khoản 911 để lập bảng cân đối số phát sinh và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Chứng từ sử dụng: Phiếu chi, Bảng lương, hóa đơn GTGT, Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy thanh toán tạm ứng, Bảng trích khấu hao, …
Tài khoản sử dụng: 642 gồm các tài khoản cấp 2: 6421: Chi phí nhân viên quản lý
6422: Chi phí vật liệu quản lý 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ
77
6425: Thuế phí và lệ phí 6426: Chi phí dự phòng
6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài 6428: Chi phí bằng tiền khác
Cách tính lương nhân viên và chi phí khấu hao TSCĐ tương tự như chi phí bán hàng.
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
Ngày 8/1/2018 Thuế môn bài phải nộp trong năm 2018 là 2.000.000 đồng. Kế toán tiến hành hạch toán: Nợ TK 6425: 2.000.000
Có TK 3338: 2.000.000
3.2.8. Kế toán thu nhập khác
Thu nhập khác là các khoản thu nhập của doanh nghiệp ngoài các khoản doanh thu bán hàng thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh và doanh thu của hoạt động tài chính.
Các tài khoản được hạch toán vào tài khoản thu nhập khác của công ty bao gồm: khoản chiết khấu khi đi mua hàng; hàng mua được giảm giá; thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng; thu từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ; thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ;…
Khi phát sinh một khoản thu nhập bất thường không thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán tiến hành kiểm tra các hóa đơn, chứng từ liên quan, sau đó nhập liệu vào phần mềm. Cuối tháng tiến hành xử lý kết chuyển tự động sang tài khoản 911 và phần mềm sẽ tự động cập nhật vào sổ cái 711.
Chứng từ sử dụng: Phiếu thu, hợp đồng kinh tế, giấy báo có, phiếu nhập kho, hóa đơn GTGT…
78
Trong kỳ kế toán không có khoản thu nhập nào khác.
3.2.9. Kế toán chi phí khác
Trong công tác kế toán của Công ty TNHH Tiến Phúc Long các khoản được đưa vào chi phí khác bao gồm: Thanh lý TSCĐ, mất hàng hóa không rõ nguyên nhân, trả lại chiết khấu cho nhà cung cấp, nộp phạt chậm nộp các loại thuế, …
Khi phát sinh một khoản chi phí khác căn cứ vào chứng từ liên quan, kế toán nhập liệu vào phần mềm. Cuối kỳ, tiến hành xử lý kết chuyển tự động sang tài khoản 911 trên phần mềm và lên báo cáo tài chính.
Chứng từ sử dụng gồm: Biên bản thanh lý TSCĐ, Hoá đơn GTGT, Phiếu chi, giấy báo có…
Tài khoản sử dụng 811.
Nghiệp vụ phát sinh:
Ngày 10/12/2018, nhận được giấy báo có của ngân hàng BIDV về khoản chậm nộp thuế GTGT quý 3 là 15.080đ. Kế toán định khoản bút toán:
Nợ TK 811: 15.080đ
Có TK 11212: 15.080đ
3.2.10.Kế toán chi phí thuế TNDN
Chi phí thuế TNDN bao gồm chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành. Tại Công ty TNHH Tiến Phúc Long chỉ tính và theo dõi thuế TNDN hiện hành còn chi phí thuế TNDN hoãn lại không theo dõi.
Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính để ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp
79
cho năm đó, kế toán ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thêm vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp của năm đó, kế toán phải ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp.
Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm phát hiện sai sót.
Đối với các sai sót trọng yếu, kế toán điều chỉnh hồi tố theo quy định của Chuẩn mực kế toán – “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”.
Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh vào tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh” để xác định lợi nhuận sau thuế trong kỳ kế toán.
Chứng từ sử dụng: Tờ khai thuế TNDN, tờ khai quyết toán thuế TNDN, … Tài khoản sử dụng 821 – Chi phí thuế TNDN, 3334 – Thuế TNDN phải nộp. Mức thuế suất: 20%
Nghiệp vụ phát sinh:
Ví dụ 1: Ngày 25/04/2018 kế toán ghi nhận khoản nộp phạt chậm thuế TNDN 65.629đ vào chi phí tháng 4, theo thông tư 78/2014/TT – BC thì khoản chi phí này không được trừ khi tính thuế TNDN năm 2018.
Ví dụ 2: Ngày 10/12/2018 kế toán ghi nhận khoản nộp phạt chậm thuế GTGT quý 3 là 15.080đ.
chênh lệch vĩnh viễn là 80.709đ
Xác định thuế TNDN năm 2018
LNKT trước thuế: 104.453.240đ Điều chỉnh tăng lợi nhuận: 80.709đ
- Chi phí nộp phạt nộp chậm thuế TNDN: 65.629đ - Chi phí nộp phạt nộp chậm thuế GTGT: 15.080đ
80
TNCT = 104.453.240 + 80.709 = 104.533.494
TNTT = TNCT – Thu nhập miễn thuế – Các khoản lỗ đƣợc kết chuyển theo quy định
TNTT = 104.533.494
Thuế TNDN hiện hành (thuế suất 20%) = TNTT x 20%
= 104.533.494 x 20% = 20.906.790đ Kế toán ghi bút toán thuế TNDN:
Nợ TK 8211: 20.906.790
Có TK 3334: 20.906.790
3.2.11.Kế toán xác định kết quả kinh doanh
Cuối kỳ sau khi hạch toán doanh thu, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, thuế và các khoản liên quan, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí, doanh thu để xác định kết quả kinh doanh của đơn vị.
Cuối kỳ, để xác định KQKD, kế toán tiến hành kết chuyển các tài khoản doanh thu: 511, 515, 711 và các tài khoản chi phí: 632, 635, 641, 642, 811, 821 vào tài khoản 911. Kết chuyển lãi hoặc lỗ sang tài khoản 421.
Trong phần mềm kế toán Smart Pro 5.0 cho phép thực hiện bút toán kết chuyển tự động. Cụ thể là:
81
Sau đó, chọn từng tháng cần kết chuyển từ tháng 1 đến tháng 12 nhấn kết chuyển. Lúc này, phần mềm sẽ tự động lập Báo cáo tài chính theo các dữ liệu đã nhập trong kỳ.
82
Nghiệp vụ phát sinh:
Ngày 31/12/2018, kế toán thực hiện các bút toán kết chuyển:
- Kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để xác định KQKD Nợ TK 5111: 15.453.512.536
Có TK 911: 15.453.512.536
- Kết chuyển doanh thu tài chính để xác định KQKD Nợ TK 515: 332.096
Có TK 911: 332.096
- Kết chuyển giá vốn hàng bán để xác định KQKD Nợ TK 911: 15.091.906.945
Có TK 632: 15.091.906.945