Theo phương pháp này, sản phẩm, vật tư, hàng hóa xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lo hàng đó để tính. Phương pháp này tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Đồng thời giá tị HTK được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.
Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, và chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp có ít mặt hàng, HTK có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại HTK nhận diện được.
1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quảquản lý hàng tồn kho 1.2.5.1. Chỉtiêuđánh giá khả năng luân chuyển HTK Chỉtiêu hệsốvòng quay hàng tồn kho
Hệ số vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu đo lường khả năng quản trị hàng tồn kho và thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho trong toàn bộtiến trình hoạt động của doanh nghiệp.
ố ò ℎ à ồ ℎ = í ố ℎ à á
á ị ℎ à ồ ℎ
Trong đó:
-Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ
Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động ổn định và hiệu quả, hàng hóa không bị ứ đọng nhiều. Vì vậy, hệsố vòng quay hàng tồn kho cần đủlớn đểcó thể đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, nếu hệsố này quá cao sẽdẫn đến hàng hóa trong kho không nhiều dẫn đến không thểcung cấp kịp hàng hóatrong các trường hợp nhu cầu thị trường tăng đột ngột.
Chỉtiêu thời gian luân chuyển hàng tồn kho
Thời gian luân chuyển hàng tồn kho phản ánh trung bình cứbao nhiêu ngày hàng tồn kho quay vòngđược một lần.
Thời gian luân chuyển HTK = Số ngày trong kỳ (360 ngày) Số vòng quay HTK
Thời gian luân chuyển HTK càng nhanh thì sẽgiúp doanh nghiệp giảm bớt được vốn dự trữ nhưng vẫn đảm bảo vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quảsửdụng vốn.
1.2.5.2. Chỉtiêu hệsố đảm nhiệm hàng tồn kho
Với chỉ tiêu này cho biết trung bình để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần bao nhiều đồng vốn đầu tư cho hàng tồn kho.
ệ ố đả ℎ ệ = á ị ℎ à ồ ℎ
ℎ ℎ ℎ ầ
Hệsốnày càng thấp chứng tỏhiệu quả sửdụng vốn đầu tư sửdụng cho hàng tồn kho càng cao.
1.2.6. Các mô hình quản trịhàng tồn kho
1.2.6.1. Mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản (EOQ – Economic OrderQuantity) Quantity)
Số lượng đặt hàng kinh tế (EOQ)là số lượng đặt hàng lý tưởng mà một công ty nên mua cho hàng tồn kho của mình với một chi phí sản xuất, một tỷ lệ nhu cầu nhất định và các biến khác.
Trên thực tế, mô hình EOQ được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng mặc dù mô hìnhđãđược đề xuất vàứng dụng từ năm 1915. Do đó, có thể thấy mô hình này rất dễ áp dụng, tuy nhiên các doanh nghiệp cần đặt ra các giải định trước, đó là:
-Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu hàng năm được xác định vàở mức đều
-Chi phí đặt hàng và nhận một đơn hàng không phụ thuộc vào số lượng hàng -Chi phí tồntrữ là tuyến tính theo số lượng hàng tồn kho.
-Không có chiết khấu theo số lượng hàng hoá: điều này cho phép chúng ta loại chi phí mua hàng hoá ra khỏi tổng chi phí
-Thời gian kể từ khi đặt hàng cho đến khi nhận hàng được xác định
Với những giả định trên mô hình EOQ có dạng:
Hình 1.1: Mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản EOQ
Mục tiêu của mô hình EOQ nhằm tối thiểu hóa tổng chi phí dự trữ. Đồng thời, với mô hình này chỉ có 2 loại chi phí duy nhất là chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng. Biểu diễn mối quan hệgiữa 2 loại chi phí bằng đồthịsau:
Hình 1.2: Mối quan hệgiữa chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ
Thực tế, chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ có giá trị tỷ lệ nghịch với nhau. Dó đó, khi chi phí hàng hóa hoặc nguyên vật liệu tăng lên thì chi phí đặt hàng sẽ giảm xuống và đồng nghĩa chi phí dùng để tồn trữ tăng lên. Nhưng mục đích của mô hình này là tính toán làm thếnào cho tổng của hai loại chi phí này thấp nhất.
Tổng chi phí dựtrữ hàng năm: TC = H × Q 2+ D Q × S TC: Tổng chi phí dựtrữ hàng năm ($) Q: Lượng đặt hàng mỗi lần (chiếc)
D: Nhu cầu hàng năm của mặt hàng dựtrữ S: Chi phí mỗi lầnđặt hàng
H: Chi phí cất trữ đơn vịtrong một năm
Khối lượng đặt hàng tối ưu:
Lượng hàng tối ưu Q*:
Ta có lượng đặt hàng tối ưu khi tổng chi phí nhỏ nhất. Để có tổng chi phí nhỏ nhất thì Cđh= Ctt(hoặc lấy đạo hàm của tổng chi phí)
Q∗= 2DS H Sốlần đặt hàng tối ưu: O = D Q∗ Thời gian giữa các lần đặt hàng: = ℎờ à ệ ă ( à , ầ , ℎá ) ố ầ đặ ℎ à ố ư ( )
Theo mô hìnhđãđược giả định trên, sựtiếp nhận đơn hàng được thực hiện cùng ngay lập tức tại cùng một thời điểm. Tuy nhiên trên thực tế thời gian từ lúc đặt hàng cho đến khi nhận được hàng có thểngắn chỉtrong vài giờ hoặc có thểrất dài đến hàng tuần hàng tháng.
Hình 1.3:Điểm đặt hàng - ROP
Lượng dựtrữan toàn:
Thực tế, dù các doanh nghiệp có áp dụng lượng trữ tối thiểu an toàn hay doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mang tính thời vụ có chu kỳ ổn định thì việc dự trữ lượng hàng tồn kho cho doanh nghiệp là điều hết sức quan trọng. Để đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra bình thường, ổn định, tận dụng nắm bắt các cơ hội kinh doanh thì cần duy trì lượng hàng tồn kho dựtrữan toàn.
1.2.6.2. Mô hình sản lượng đặt hàng theo sản xuất (POQ–Production OrderQuantity) Quantity)
Mô hình sản lượng đặt hàng theo lô sản xuất- POQlà mô hình dự trữ được ứng dụng khi lượng hàng được đưa đến liên tục hoặc khi sản phẩm vừa được tiến hành sản xuất vừa tiến hành sử dụng hoặc bán ra.
Mô hình này được áp dụng trong trường hợp lượng đặt hàng được đưa đến một cách liên tục, hàng được tích lũy dần cho đến khi lượng đặt hàng được tập kết hết. Đồng thời, cũng áp dụng được trong trường hợp doanh nghiệp vừa sản xuất vừa bán hoặc doanh nghiệp sản xuất lấy vật tư đểdùng.
Mô hình POQ khác mô hình EOQở điểm đó là hàng được đưa đến làm nhiều lần và nhu cầu sửdụng hàng ngày phải nhỏ hơn mức cungứng để tránh hiện tượng thiếu hụt.
Giả thiết của mô hình:
-Nhu cầu hàng năm, chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng của một loại vật liệu có thể ước lượng được.
-Không sử dụng tồn kho an toàn, vật liệu được cung cấp theo mức đồng nhất, vật liệu được sử dụng ở mức đồng nhất và tất cả vật liệu được dùng hết toàn bộ khi đơn hàng kế tiếp về đến.
-Nếu hết tồn kho thì sự đáp ứng khách hàng và các chi phí khác không đáng kể.
-Không có chiết khấu theo số lượng.
-Mức cung cấp lớn hơn mức sử dụng.
Hình 1.4: Mô hình sản lượng đặt hàng theo sản xuất POQ
Các thông sốcủa mô hình POQ:
Tồn kho tối đa = Mức tăng tồn kho * Thời gian giao hàng Hay:
Tồn kho tối thiểu: Qmin= 0
ồ ì 1
2 ồ ố đ ồ ố ể
Chi phí tồn trữ hàng năm = Tồn kho trung bình * Phí tổng trữ đơn vị hàng năm
Ctt Q p d
2p H
Chi phí đặt hàng hằng năm = Số đơn đặt hàng/năm * Chi phí một đơn đặt hàng
Cđh D
Tổng chi phí tồn kho: Chi phí tồn trữ hàng năm + Chi phí đặt hàng hàng năm
TC Q p d
2p H
D
Q S
1.2.6.3. Mô hình khấu trừtheo số lượng (QDM–Quantity Discount Model)
Trên thực tế, chúng ta thấy các doanh nghiệp nhằm mục đích tăng doanh số họ thường áp dụng chính sách chiết khấu khi mua số lượng lớn. Đó chính là chính sách khấu trừtheo số lượng. Khi lượng mua hàng tăng lên mỗi lần, doanh nghiệp mua hàng sẽ được hưởng mức giá mua một đơn vị sản phẩm thấp hơn và chi phí đặt hàng giảm, nhưng dựtrữtrong kho sẽ tăng lên làm cho chi phí lưu kho tăng.
Hình 1.5: Mô hình khấu trừtheo số lượng QDM
Tổng chi phí của hàng dựtrữ được tính như sau:
Tổng chi phí của hàng dự trữ = Chi phí mua hàng + Chi phí đặt hàng + Chi phí dựtrữ
Pr
2
Xác định lượng hàng tối ưu:
Bước 1: Xác định sảnlượng tối ưu ở từng mức khấu trừ
Q∗ 2DS
I Pr
Trong đó:
Pr là giá mua của một đơn vị hàng hoá
Bước 2:Điều chỉnh sản lượng những đơn hàng không đủ điều kiện lên mức sản lượng phù hợp.
Ở mỗi mức khấu trừ, nếu lượng hàng đã tính ở bước một thấp không đủ điều kiện để hưởng mức giá khấu trừ, chúng ta điều chỉnh lượng hàng lên đến mức tối thiểu để được hưởng giá khấu trừ.
Ngược lại, nếu lượng hàng cao hơn thì điều chỉnh xuống bằng mức tối đa.
Bước3: Tính tổng chi phí theo mức sản lượng đã điều chỉnh
Sử dụng công thức tính tổng chi phí nếu trên để tính toán tổng chi phí cho các mức sản lượng đã được xác định ở bước 1 và bước 2.
Bước4:Chọn Q* có tổng chi phí của hàng dự trữ thấp nhất đã xác định ở bước 3.
1.2.7. Rủi ro trong quản trị hàng tồn kho 1.2.7.1. Sự gián đoạn nguồn cungứng
Sự gián đoạn nguồn cung ứng là một trong những rủi ro thường gặp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt đối với những hàng hóa nhập khẩu và mang tính chất thời vụ. Sự gián đoạn nguồn cungứng cũng có thểxảy ra khi hoạt động mua hàng của doanh nghiệp không được thực hiện
Trên thực tế, muốn dựtrữmột lượng lớn hàng tồn kho thì cần một khoản chi phí khá lớn. Do vậy, đối với việc quản trị hàng tồn kho hiệu quảthì doanh nghiệp cần xác định lượng hàng tồn kho thấp nhất. Tuy nhiên, đối với nhà quản trị bán hàng thì lại muốn lượng hàng tồn kho tương đối cao, đặc biệt là khi cắt giảm nguồn cung ứng được báo trước.
1.2.7.2. Sựbiếnđổi vềchất lượng hàng hóa
Đối với hầu hết tất cảcác doanh nghiệp yếu tốchất lượng hàng hóa đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiêu thụ hàng hóa của mình. Do đó, mức tồn kho hàng hóa bị chi phối bởi chất lượng hàng hóa trong kho. Vì vậy, nếu doanh nghiệp thực hiện công tác bảo quản hàng tồn kho tốt sẽ dẫn đến chất lượng hàng hóa được đảm bảo đồng nghĩa mức tồn kho giảm xuống và ngược lại. Chất lượng hàng hóa biến đổi đa phần
đều do các nguyên nhân sau: khí hậu, nhiệt độ, đặc điểm tính chất hàng hóa, kỹthuật bảo quản và các thiết bịbảo quản,…
1.2.7.3. Khả năng tiêu thụhàng hóa của doanh nghiệp
Trong bối cảnh kinh tế hội nhập như hiện nay, cạnh tranh trở thành một yếu tố mang tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Do đó, khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào những chiến lược mà doanh nghiệp áp dụng. Bên cạnh đó, các yếu tố như: nguồn lực của doanh nghiệp, giá cả, đặc tính của sản phẩm (đặc điểm khác biệt hóa, mẫu mã, bao bì, chất lượng,…), khách hàng (thu nhập, sự trung thành, thói quen tiêu dùng,…).
Ngoài ra, khả năng xâm nhập và tấn công vào các thị trường mới cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc tiêu thụ hàng hóa. Vì vậy, nếu khả năng xâm nhập vào các thị trường mới lớn thì doanh nghiệp cần dự trữ một lượng hàng tồn kho đảm bảo để có thể đáp ứng kịp thời các hoạt động tiêu thụ trên các thị trường đó. Ngược lại, nếu khả năng xâm nhập và tấn công vào các thị trường thấp thì doanh nghiệp cần xác định lượng hàng tồn kho hợp lý tránhứ đọng hàng hóa.
1.2.7.4. Sựbiến động của tỷgiá hối đoái
Sự biến động của tỷ giá hối đoái là một trong những rủi ro lớn đối với công tác quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Sự thay đổi đột ngột của tỷ giá gây trở ngại khá lớn trong công tác dự báo chính xác tỷ giá. Vì vậy, để đối mặt với rủi ro này các doanh nghiệp thường lựa chọn đồng tiền mạnh để xác định giá trịsản phẩm hàng hóa dựtrữtồn kho.
1.2.8. Các chỉtiêu phản ánh hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh 1.2.8.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Tỷsuất sinh lời trên doanh thu (ROS): phản ánh mối quan hệgiữa tổng lợi nhuận thu được trong kỳ so với tổng mức doanh thu thu được trong kỳ đó. Chỉ ra mối quan hệgiữa lợi nhuận ròng và doanh thu.
Tỷ suất sinh ờ trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần
Ý nghĩa:Dựa vào tỷsuất sinh lờitrên doanh thu người ta có thểthấy rằng cứmột đồng doanh thu được tạo ra thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷsuất sinh lời càng cao thì chứng tỏhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quảtốt, chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hợp lệ và ngược lại.
Tỷsuất sinh lời trên vốn chủsởhữu (ROE):phản ánh mối quan hệgiữa lợi nhuận thu được trong kỳso với số vốn bỏra trong kỳ đó. Vốnở đây bao gồm vốn cố định và vốn lưu động.
ỷ ấ sinh ờ ê = ợ ℎ ậ ℎ ế
Ý nghĩa: Tỷsuất sinh lời trên vốn phản ánh rằng, cứ một đồng vốn bỏra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷsuất sinh lời trên vốn càng cao chứng tỏ hiệu quả sửdụng vốn của doanh nghiệp càng lớn.
Tỷsuất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): phản ánh sự tương quan giữa mức sinh lời so với tài sản, ROA thể hiện hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời
ỷ ấ sinh ờ ê ổ à ả = ợ ℎ ậ ℎ ế
ổ à ả
Ý nghĩa: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản phản ánh rằng, cứ một đồng tài sản được sửdụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROA càng cao thì khả năng sửdụng tài sản càng có hiệu quả và ngược lại.
1.2.8.2. Chỉtiêu vềkhả năng thanh toán
Khả năng thanh toán ngắn hạn: phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán ngắn hạn thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn. Đồng thời, phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc dùng các tài sản ngắn hạn để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Chỉ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp càng có nhiều khả năng thanh toán các khoản nợ khi nó đến hạn nhưng nếu quá cao thì cũng không tốt vì nó cho thấy doanh nghiệp sử dụng tài sản ngắn hạn chưa hiệu quả.
ℎả ă ℎ ℎ á ắ ℎạ = ổ à ả ắ ℎạ
ổ ợ ắ ℎạ
Khả năng thanh toán nhanh:phản ánh khả năng doanh nghiệp có đủ tài sản ngắn hạn để chi trả cho các khoản nợ mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không. Chỉ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp càng có nhiều khả năng thanh toán các khoản nợ một cách nhanh chóng. Nếu chỉ số này nhỏ hơn hẳn so với chỉ số thanh toán hiện thời có nghĩa là tài sản ngắn hạn phụ thuộc nhiều vào hàng tồn kho. Hệ số thanh toán