b/ Thu hút khách hàng mớ
3.3.1 Phát huy điểm mạnh của doanh nghiệp Việt Nam
Việt Nam là dân tộc cần cù chịu khó và ham học hỏi. Doanh nghiệp Việt Nam nên phát huy mạnh mẽ tinh thần ấy. Theo tiến trình toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, doanh nghiệp Việt Nam có nhiều điều kiện giao lưu tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp của những quốc gia có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật, Trung Quốc…phải tranh thủ việc học hỏi những điều hay như trọng chữ tín của những doanh nhân người Hoa, hiệu quả cao trong làm việc nhóm của doanh nhân Nhật Bản hay thậm chí nên học hỏi tính thực dụng trong cách thức kinh doanh của người Mỹ hay Châu Âu. Trong chiến tranh, nhân dân Việt Nam đã làm nên những kỳ tích vang danh địa cầu, vậy thì trong thời bình các doanh nghiệp Việt Nam phải ra sức làm nên những doanh nghiệp hiện đại quy mô lớn mang đậm dấu ấn Việt Nam trên thương trường thếgiới.
Văn hoá truyền thống Việt Nam và văn hoá phương Đông rất phù hợp với những xu hướng phát triển của phương thức và tiêu chuẩn quản lý hiện đại. Doanh nghiệp Việt Nam nên tận dụng lợi điểm này để xây dựng một môi trường văn hóa doanh nghiệp thân thiện và đề cao tính nhân bản là một trong những đặc trưng cơ bản của xu hướng quản trịhiện đại. Dường như xã hội càng phát triển thì những giá trị nhân bản trong các hoạt động quản lý càng được đề cao. Xu hướng này ít nhiều có ảnh hưởng từmô hình quản trị theo kiểu Z mà Nhật Bản đã áp dụng thành công vào thập kỷ 70, 80 của thếkỷ trước. Là một nước có nền văn hoá truyền thống lâu đời, có tính nhân vănsâu sắc chắc chắn đó sẽ là nguồn vốn văn hóa to lớn góp phần nâng cao năng lực quản trị của doanh nghiệp Việt Nam khi gia nhập kinh doanh quốc tế. Văn hoá truyền thống của Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy sự thành công trong hoạt động quản lý bằng khả năng thu hút và tập hợp trí tụê của con người, là sựlinh hoạt và năng động trong việc đưa ra các quyết sách quản lý...