Hạn chế yếu điểm của doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thị trường nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam nhìn từ thực tiễn công ty TNHH GOONAM VINA (Trang 75 - 76)

b/ Thu hút khách hàng mớ

3.3.2 Hạn chế yếu điểm của doanh nghiệp Việt Nam

Thách thức về vốn và con người. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều có quy mô nhỏ và ít vốn. Phần lớn các chủ doanh nghiệp và giám đốc doanh nghiệp chưa được đào tạo một cách bài bản về kiến thức kinh doanh, quản lý kinh tế - xã hội, văn hóa, luật pháp, kỹ năng quản trị kinh doanh … nhất là kỹ năngkinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế, ứng phó với những bất ổn trong môi trường kinh doanh mang tính toàn cầu. Có thể lấy ví dụ với Luật Cạnh tranh của nước ta. Luật được Quốc hội phê chuẩn từ năm 2005, nhưng đến năm 2008, qua khảo sát của Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam mới chỉ có 55,2% chủ doanh nghiệp biết đến Luật Cạnh tranh, trong số đó 96,6% doanh nhân được tiếp cận Luật này thông qua con đường tự tìm hiểu. Chỉ khi nào các doanh nghiệp gặp vấn đề trong cạnh tranh, cần đến cơ quan bảo vệ pháp luật thì doanh nghiệp mới tìm hiểu Luật Cạnh tranh. Do vậy, mặc dù Luật Cạnh tranh có thểgiúp cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏvà vừa cạnh tranh một cách bìnhđẳng trước các doanh nghiệp lớn, song vẫn chưa được các doanh nghiệp quan tâm một cách đúng mức. Đặc biệt, khi kinh doanh ở môi trường quốc tế với hệ thống pháp luật khác biệt

nhiều cùng với việc khác biệt vềngôn ngữ, chắc chắn sẽgây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

Sựlạc hậu vềcông nghệ. Hiện nay, đa số các doanh nghiệp nước ta đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 đến 3 thế hệ. Thể hiện cụ thể: hơn 70% máy móc thiết bị đang sử dụng được sản xuất từ những năm 1970; 75% máy móc thiết bị đã hết thời gian khấu hao; 50% máy móc thiết bị mới tân trang. Vì lý do lạc hậu vềcông nghệnên chi phí sản xuất của doanh nghiệp luôn cao hơn chi phí trung bình của thế giới từ 10 - 30%, trong khi chất lượng chưa tương xứng khiến cho hàng hóa của Việt Nam rất khó cạnh tranh.

Chiến lược phân phối, chiến lược truyền thông còn nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp mới chỉchú trọng vào khâu sản xuất sản phẩm mà chưa chúý nhiều đến các khâu tạo nên giá trị gia tăng, như nghiên cứu và phát triển (R&D), xúc tiến và tiếp thị… Hầu hết các doanh nghiệp chưa nhận thức đúng được giá trị và ý nghĩa của xúc tiến thương mại, quảng cáo… Vì vậy, đầu tư về kinh phí, nhân lực và các nguồn lực khác cho quảng cáo rất thấp, tổng thể mới chỉ dưới 1% doanh thu (tỷ lệ này của các doanh nghiệp nước ngoài chiếm khoảng 10% đến 20% doanh thu).

Những điểm yếu trên là một vài ví dụ điển hình, các doanh nghiệp Việt Nam muốn xâm nhập và tấn công thị trường nước ngoài thành công thì phải khắc phục cho bằng được những điểm yếu hệthống đó, cùng với việc phát huy tinh thần sáng tạo ham học hỏi vốn có của dân tộc.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thị trường nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam nhìn từ thực tiễn công ty TNHH GOONAM VINA (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)